8. Số liệu khảo sát XHH năm 2011 trong cộng đồng người lao động Việt Nam từ Trung Đông trở về trước thời kỳ “ Mùa xuân Arab” (Nguyễn
8.2. Những phát hiện chính của khảo sát này có thể tóm tắt như sau:
1- Đa số người lao động từ thị trường các quốc gia Trung Đông trở về ( trước biến động “Mùa xuân Arab”) do hết hạn hợp đồng lao động đều cho
rằng tuy mức lương chủ lao động Trung Đông trả không cao nhưng dù sao cũng khá hơn so với thu nhập của họ trước khi đi, kinh tế của họ ít nhiều
được cải thiện. Một trong những lý do tiết kiệm được nhiều tiền mà nhiều người đề cập đến là do cuộc sống sau giờ làm việc quá đơn điệu buồn tẻ. Lối sống của người Hồi giáo nhiều khác biệt. trình độ ngoại ngữ của lao động Việt thấp cũng khiến giao tiếp cộng đồng của họ hạn chế dẫn đến nguồn thu từ lương lao động ít bị hao hụt vào các hoạt động giải trí.
2- Đa số người lao động có trải nghiệm khá khó khăn khi cố gắng thích nghi với hoàn cảnh cụ thể nơi họ tới làm việc theo hợp đồng. Kết quả của lao
động di cư thể hiện sự thiếu hụt kiến thức cơ bản của người lao động về thị
trường nơi họ được đưa tới. Sự thiếu hụt về kiến thức văn hóa xã hội, truyền thống tôn giáo và lối sống của địa phương đã dẫn đến hệ quả là người lao
Một số câu chuyện của người lao động cho thấy họ và những người cùng đi có thể đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng về tâm lý trước những biểu hiện thiếu minh bạch và thiếu chuyên nghiệp trong kinh doanh của các công ty tuyển dụng (đa số là các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tư nhân). Những trải nghiệm di cư lao động được phản ánh với hai mặt tiêu cực và tích cực cho thấy việc đưa công nhân xuất khẩu sang quốc gia nhận lao động cần phải
được tính như cả một quá trình từ thời gian tuyển dụng, tập huấn công việc, cuộc sống ở nước ngoài chứ không chỉ là thời gian họ làm việc ngoài nước. 3- Việc làm ở nước ngoài là một trong những yếu tố quan trọng quyết định kinh nghiệm và kết quả của lao động xuất khẩu. Đa số người lao động sang Trung Đông trong khảo sát này là nam công nhân xây dựng phổ thông Đây cũng là một loại hình công việc đang có nhu cầu lao động cao ở khu vực này nên người lao động có cơ hổi làm thêm ca để tăng thu nhập. Họ có xu hướng
đồng nhất về lương, điều kiện làm việc và sự tự đánh giá sự tham gia thị
trường lao động của mình. Đa số người lao động có việc làm thêm ngoài giờ.Số tiền kiếm được nhờ làm các công việc không ghi trong hợp đồng có thể cao bằng số lương cứng.
4- Nước tiếp nhận với những chính sách cụ thể cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới kết quả của lao động xuất khẩu. Tuy nhiên, đa phần người lao
động trả lời rằng họ không được hưởng bất cứ khóa đào tạo nào khác tại nước sở tại ngoài thời gian đào tạo ngắn ngủi tại Việt Nam. Số đông người
được hỏi ( chủ yếu trở về từ Q’atar) cho biết họ được biết và có thể tiếp xúc với đại diện của công ty môi giới Việt Nam khi cần và điều đó có tầm quan trọng nhất định đối với mức độ ổn định tâm lý trong thời gian lao động. 5- Khác với các thị trường lao động khác, nếu không kểđến tác động biến cố
chính trị” Mùa xuân Arab” thì số công nhân nam bị trả về nước trước thời hạn lao động ở các nước như Arab Saudi, Q’atar, Nam Phi, Israel là rất ít.
Những vụ việc lao động Việt Nam đánh nhau tập thể và buộc bị thôi việc về
nước sớm như xảy ra với thị trường Libya là hãn hữu. Kết quả khảo sát, tuy nhiên, cho thấy những thói quen sống trong làng xã của lao động nam nông thôn (100% lần đầu tiên ra khỏi biên giới Việt Nam) như uống rượu, nấu rượu lậu, bài bạc sát phạt nhau ở mức độ báo động trong một môi trường sống thiếu các hình thức giải trí quen thuộc.
6- Hầu hết người lao động di cư tạm thời đã thành công trong việc gửi khoản tiền tiết kiệm về nhà để trang trải chi phí trước khi đi. Số tiền này thường chiếm từ 1/4 đến 1/3 tổng số thu nhập trong thời gian lao động ở
nước ngoài ( với hợp đồng lao động từ 2 đến 3 năm). Tiền gửi về phần lớn
được sử dụng để sửa nhà, xây mới nhà, mua sắm phương tiện giao thông và
đầu tư cho vốn con người như sức khỏe và giáo dục. Một số lao động sử
dụng số tiền gửi về để đầu tư cho một công việc mới mà họ đánh giá là có vị
trí cao hơn trong xã hội.
7- Khác với các thị trường châu Á khác có số đông người lao động di cư là nữ như Đài Loan, Malaixia…, nam lao động phổ thông tai thị trường Trung
Đông cho rằng họ không có những đânhs giá tiêu cực liên quan đến lừa gạt hay buôn bán người của các tổ chức môi giới việc làm.
Kết quả nghiên cứu ban đầu này có thể trở thành căn cứ quan trọng nhấn mạnh sự cấp thiết phải thúc đẩy việc thực hiện tốt hơn công tác giám sát tuyển chọn, đào tạo, hướng dẫn người lao động trước khi đến thị trường mới của các doanh nghiệp cũng như việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo luật lao động quốc tế hoặc theo các Hiệp định được ký kết giữa các bên nhằm nâng cao những lợi ích tiềm năng của xuất khẩu lao động dưới hình thức di cư tạm thời này vì cho tới nay, có thể thấy rằng, lợi ích tổng thể của việc xuất khẩu lao động dường như chưa đạt được mức thỏa đáng. Đặc biệt,
thị trường Trung Đông với những gì Việt Nam phải đối diện trong thời gian qua, đã cho thấy rõ điều này.