Thị trường Oma n:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các khâu đột phá chiến lược để mở rộng quan hệ hợp tác của Việt Nam với khu vực Trung Đông đến năm 2020 - Phụ lục Kết quả khảo sát xã hội học (Trang 27)

Vương quốc Oman là 1 trong 6 nước thuộc Hội đồng các quốc gia vùng Vịnh (gồm Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất – UAE, Cô oét, Saudi Arabia, Q’atar, vương quốc Baranh và vương quốc Oman) nơi đạo Hồi là quốc đạo. Diện tích quốc gia này xấp xỉ diện tích Việt Nam, với 309.500 km2, nhưng dân số rất thấp. Giống như các quốc gia khác trong vùng, dân “chính gốc” Oman chỉ có 73%, còn lại là người nước khác sang làm ăn, sinh sống. Văn hoá, phong tục tập quán và pháp luật của những nước theo đạo Hồi, trong đó Oman có rất nhiều điểm khác biệt so với những thị trường lao

động truyền thống của Việt Nam tại khu vực này.

Khoảng 75% dân số Oman là tín đồ Hồi giáo, còn lại là những người theo

đạo Hindu (Ấn Độ giáo) và một cộng đồng nhỏ bé theo đạo Cơđốc. Đạo Hồi

ở đất nước này cũng không quá khắt khe như một số nước khác, điển hình là trong dàn nhạc giao hưởng hoàng gia có không ít nhạc công nữ và những sinh hoạt văn hóa ở đây cũng đa dạng, phong phú. Ẩm thực ở Oman cũng không hoàn toàn thiếu những món ăn quen thuộc với người Việt do có thể

mua được thịt heo và thịt bò trong các cộng người khác tôn giáo Hồi giáo. Về sinh hoạt văn hóa, tuy dân không đông, nhưng Oman có tới 2 tờ báo hằng ngày bằng tiếng Anh: Times of Oman và Oman Daily Observer, một tạp chí tiếng Anh hằng tuần về thương mại Oman Commerce, cùng hàng chục tờ báo và tuần san bằng tiếng Ả Rập. Người Oman nói tiếng Ả Rập, nhưng tiếng Anh ở đây khá phổ biến, là một thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam và người lao động xuất khẩu, nếu họ được đào tạo kỹ tiếng Anh trước khi sang.

Trữ lượng “vàng đen” khổng lồ của Oman được xác định lên đến 5,4 tỉ

thùng. Hằng năm, Oman xuất khẩu hơn 40 triệu tấn dầu và các sản phẩm dầu, chưa kể một khối lượng khổng lồ về khí đốt. Đời sống của người dân Oman thuộc loại cao trong khu vực, kinh tế phát triển cao và luôn thiếu nguồn lao động. Vì vậy, Oman cũng là một thị trường tiềm năng và hấp dẫn mà XKLĐ của Việt Nam cần tìm tới.

Oman có quan hệ ngoại giao với 135 nước, trong đó có VN.Vào cuối những năm 2010, có khoảng 570.000 người nước ngoài đang sinh sống và làm việc

ở Oman chủ yếu từ các nước Nam Á và trong khu vực ASEAN như

Philippines, Ấn Độ, Népal... chủ yếu là lao động dịch vụ.

Năm 2007, Bản ghi nhớ về hợp tác lao động giữa Bộ LĐTB&XH Việt Nam và Bộ Nguồn Nhân lực vương quốc Oman được ký kết, trở thành nền tảng

để thiết lập và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa 2 nước trong lĩnh vực lao động, là cơ sở pháp lý đểđẩy mạnh số lượng lao động Việt Nam đi làm việc tại thị

trường này, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động ta làm việc tại đây .Theo tinh thần của Bản ghi nhớđược ký kết, số lượng lao động Việt Nam sang làm việc tại vương quốc Oman không có sự hạn chế, chỉ phụ

thuộc vào tay nghề và khả năng ngoại ngữ của người lao động.

Do Oman chưa lập đại sứ quán tại Hà Nội và ta cũng chưa có đại sứ quán ở

Muscat, nên muốn vào Oman, các DN của ta có thể liên hệ trước với Tổng Lãnh sự quán VN tại Dubai (UAE), nhờ xin visa vào Oman. Có thể gửi đơn và photocopy hộ chiếu bằng fax để xin trước.

Cho đến nay, đã có 4 doanh nghiệp Việt Nam hoạt động xuất khẩu lao động

đăng ký đưa lao động đi làm việc tại Oman với các ngành nghề đăng ký tuyển dụng là công nhân vỏ, công nhân gia nhiệt, uốn, công nhân vận hành máy ép 700, công nhân sơn phủ vỏ ngoài, công nhân bảo hành thiết bị sơn, công nhân bảo dưỡng cẩu & máy, đốc công bánh lái và chân vịt, công nhân

vận hành máy bơm, thợ máy, boong, thợ máy vận chuyển, thợ đưa đầu vào ra

ụ, đốc công giàn giáo, thợ giàn giáo ...

Việt Nam đã có quan hệ hợp tác lao động với Oman và thời gian qua, đã có một số lao động được đưa sang làm việc, thu nhập tương đương ở các quốc gia cùng khu vực Tuy vậy, con số lao động được Các doanh nghiệp này đã

đưa sang Oman còn rất khiêm tốn. Mới chỉ có 15 lao động sang làm việc tại Oman theo các hợp đồng trên. Sauk hi ký Hiệp định, Việt nam kỳ vọng có thể sẽ đưa được từ 8.000– 20.000 lao động sang làm việc tại thị trường nước này.

Ngoài điều kiện về sức khỏe (đủ điều kiện về sức khỏe để đi làm việc ở

nước ngoài theo quy định hiện hành), yêu cầu đối với lao động sang làm việc tại đây ngoài ngoại ngữ cần thiết là tiếng Anh thì phải có ý thức kỷ luật tốt, cũng như phải chú trọng công tác bồi dưỡng kiến thức cần thiết về văn hoá, phong tục tập quán và pháp luật của Hồi giáo.

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp đưa được số lượng lao động đáng kể (khoảng 100 lao động trở lên), yêu cầu doanh nghiệp phải cử cán bộ đại diện có ngoại ngữ thật tốt, có kinh nghiệm để quản lý lao động.

Mức lương của lao động nước ngoài làm việc tại Vương quốc Oman sẽ tuỳ

vào loại hình công việc, vào chất lượng tay nghề và khả năng ngoại ngữ. Đối với lao động bán lành nghề, với mức lương có thể lên đến 460 USD/tháng (tuỳ theo nghề). Ngoài ra, đối với lao động lành nghề, có tay nghề cao (kỹ

sư, lao động kỹ thuật), mức lương còn cao hơn rất nhiều. Và chi phí trước khi đi, về mặt nguyên tắc phải theo đúng các quy định hiện hành của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trên thực tế, chi phí được quyết định tuỳ theo loại hình công việc và mức thu nhập của người lao động.

Nói chung, Oman được đánh giá là thị trường lao động mới nơi người lao

động có công việc và thu nhập ổn định.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các khâu đột phá chiến lược để mở rộng quan hệ hợp tác của Việt Nam với khu vực Trung Đông đến năm 2020 - Phụ lục Kết quả khảo sát xã hội học (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)