Biến động “Mùa xuân Arab” và ảnh hưởng đến thị trường lao động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các khâu đột phá chiến lược để mở rộng quan hệ hợp tác của Việt Nam với khu vực Trung Đông đến năm 2020 - Phụ lục Kết quả khảo sát xã hội học (Trang 40)

Có thể nói năm 2011 là một năm khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu lao

động của Việt Nam. Bất ổn chính trị tại Libya hồi tháng 3 không những khiến Việt Nam không thểđưa lao động mới sang làm việc tại thị trường này mà còn phải đưa hơn 10.000 lao động đang làm việc tại Libya về nước. Hiệu

ứng đô mi nô khiến cả khu vực Trung Đông bịảnh hưởng. Các dự án tới khu vực Trung Đông cũng bị đình trệ và kế hoạch xuất khẩu 87.000 lao động sang Trung Đông của Bộ lao động thương binh và xã hội gần như bị phá

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 2006 2007 2008 2009 Số người lao động có việc làm Số người lao động

sản. Trước tình hình diễn biến phức tạp tại Libya và do những cuộc biểu tình chống đối chính phủ đang diễn ra tại Bahrain và Oman, Bộ lao động thương binh và xã hội đã có những quyết sách kịp thời nhằm bảo vệ người lao động Việt Nam. Cục Quản lý lao động ngoài nước yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện gấp việc nắm tình hình lao động đang làm việc tại hai nước này. Theo

đó, các doanh nghiệp khẩn trương rà soát tổng số lao động đã đưa đi làm việc tại Bahrain và Oman, đối tác, địa chỉ liên hệ... và báo cáo về Cục Quản lý lao động ngoài nước. Các doanh nghiệp cũng có trách nhiệm chỉ đạo các cán bộ đại diện tại Bahrain và Oman theo dõi sát tình hình, đồng thời báo cáo ngay Đại sứ quán Việt Nam tại Kuwait đểđược hướng dẫn và hỗ trợ xử

lý kịp thời.

Trước tình hình trên, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trở nên e ngại với các thị trường của khu vực Trung Đông nói chung. Khi có đơn đặt hàng, các DN XKLĐ của VN vẫn thận trọng cân nhắc, không dám đưa LĐ của mình sang thị trường này, lo sợ một kịch bản tương tự Libya sẽ diễn ra. Đó là trường hợp xảy ra với một số đơn đặt hàng của Q’atar. Người lao động Việt Nam hiện không còn nhiều lựa chọn như trước và sẽ phải quay sang các thị

trường truyền thống như Đài Loan, Malaysia. Theo nhận định của lãnh đạo Bộ lao động thương binh và xã hội thì trong năm 2012, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ gặp một số khó khăn, thách thức như: kinh tế thế giới hiện đang hồi phục nhưng vẫn diễn biến khó lường, tình hình chính trị bất ổn tại các quốc gia ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi, cũng như ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công ở một số quốc gia châu Âu dẫn đến việc thị trường lao động quốc tế bị thu hẹp, sụt giảm, sự cạnh tranh giữa các quốc gia cung ứng lao động vốn đã rất gay gắt, càng trở nên khó khăn hơn trong năm 2012 và sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển các thị trường mới của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các khâu đột phá chiến lược để mở rộng quan hệ hợp tác của Việt Nam với khu vực Trung Đông đến năm 2020 - Phụ lục Kết quả khảo sát xã hội học (Trang 40)