Thị trường Lybia

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các khâu đột phá chiến lược để mở rộng quan hệ hợp tác của Việt Nam với khu vực Trung Đông đến năm 2020 - Phụ lục Kết quả khảo sát xã hội học (Trang 30)

Việt Nam đã bắt đầu hợp tác đưa lao động sang làm việc tại Libya từ những năm 1980. Thời gian dài sau đó, tình trạng cấm vận của Liên Hợp quốc đối với Libya đã khiến cung cầu lao động nước ngoài tại đây bị gián đoạn.

Sau khi được Liên hiệp quốc dỡ bỏ cấm vận vào năm 2005, Chính phủ

Libya đã chủ trương cải tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng với các hạng mục công trình lớn nhằm mục đích phát triển đất nước, nhu cầu về lao động nước ngoài, đặc biệt là lao động xây dựng và lao động đánh bắt thủy hải sản (những lĩnh vực mà trình độ tay nghề lao động trong nước không đáp ứng

được), vì vậy, đã tăng cao. Trong thời gian 2009-2010, Libya tăng nhu cầu nhập khẩu lao động xây dựng từ Việt Nam do đánh giá cao tay nghề, tinh thần cần cù không ngại khó, tinh thần hợp tác tốt của lao động Việt.

Thời gian qua, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam ký được hợp

đồng và triển khai đưa lao động sang Libya trong các dự án, chương trình xây dựng hạ tầng cơ sởđể phục vụ phát triển đất nước Libya.

Mở đầu chương trình tái xuất lao động sang thị trường Libya, Cục Quản lý Lao động ngoài nước cho phép Công ty XKLĐ – Thương mại và Du lịch Sovilaco thí điểm đưa những lao động đầu tiên sang làm việc trong lĩnh vực xây dựng. Sovilaco tiến hành tuyển chọn lao động cho đơn hàng đầu tiên ở

thị trường mới này với nhiều vị trí tuyển dụng như kỹ sư xây dựng, bác sĩ, y tá, phiên dịch, đốc công, thợ lái máy xúc, xe nâng, xe lu, thợ xây, thợ ống nước, đầu bếp... Điều kiện tuyển chung là nam, từ 25-40 tuổi, sức khỏe tốt,

ưu tiên có kinh nghiệm, một số vị trí biết giao tiếp tiếng Anh.

Theo Sovilaco, lương cơ bản (chưa kể tiền làm thêm giờ) của người lao

loại. Các vị trí khác có mức lương tương đối khá như y tá 600 USD/tháng, phiên dịch 1.000 USD/tháng, bác sĩ 1.200 USD/tháng, kỹ sư 1.600 USD/tháng... Người lao động được chủ sử dụng lao động đài thọ ăn ở, thuế

và bảo hiểm, vé máy bay lượt đi.

Sau những thí điểm đầu tiên này, Libya có một số thay đổi về chính sách, làm chậm tiến độ giải ngân cho các công trình, dự án, nên số lao động nước ngoài sang làm việc tại Libya có sụt giảm so với trước, nhưng tính từ đầu năm 2010 đến nay, đã có 4.152 lao động được các doanh nghiệp của Việt Nam đưa sang làm việc tại Libya, đạt 83,04% kế hoạch.

Tại thời điểm trước khi tình hình chính trị xã hội tại Libya mất ổn định ( 3.2011) do các cuộc biểu tình lật đổ chế độ Gadhafi, có khoảng trên 2.000

lao động ở thành phố Benghazi; khoảng 5.000 lao động tại thủ đô Tripoli; số

còn lại ở các khu vực khác gần thủ đô Tripoli.

Libya được đánh giá là một thị trường đòi hỏi trình độ tay nghề phù hợp với lao động Việt Nam và có mức lương khá ổn định, việc làm, thu nhập và cuộc sống của người lao động nói chung tương đối bảo đảm. Mức lương cao nhất của người lao động đơn giản có thể lên đến 1.000 USD, thấp nhất cũng tương

đương 350 USD/tháng.

Tuy nhiên, tình trạng mất ổn định tại Libya do những người nổi dậy lật đổ

chế độ độc tài Gadhafi khiến bầu không khí chính trị trở nên nguy hiểm đối với cộng đồng người lao động người nước ngoài tại đây, trong đó có số

lượng hơn 10.000 người lao động Việt Nam nói trên.

Sau khi có thông tin về biểu tình tại thành phố Benghazi, ngày 18/2/2011, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Libya chỉđạo Ban Quản lý lao động và các bộ phận chức năng theo dõi sát tình hình, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người lao

Libya, đồng thời chỉ đạo đại diện doanh nghiệp tại Libya theo dõi sát tình hình, báo cáo kịp thời các vấn đề phát sinh, hướng dẫn người lao động các biện pháp bảo đảm an toàn và phối hợp với người sử dụng lao động yêu cầu người lao động ở tại khu nhà ở để bảo đảm an toàn. Tại một số khu nhà ở an ninh không đảm bảo, người lao động đã được đưa đến những nơi an toàn hơn.

Tính đến hết ngày 04/4/2011, toàn bộ lao động Việt Nam làm việc tại Libya

đã được đưa về Việt Nam qua đường hàng không và đường biển, trong đó, có hơn 9 nghìn lao động đã được đưa về nước an toàn bằng đường hàng không trước ngày 13/3/2011, 1.015 lao động đi bằng đường biển về đến Việt Nam ngày 04/4/2011. Để đưa được toàn bộ số lao động về nước, bên cạnh các chi phí khác, Ngân sách Nhà nước đã chi phí thuê máy bay vận chuyển trên 3.500 lao động (trong đó có 10 chuyến bay của Hàng không Việt Nam vận chuyển

được trên 3.004 lao động). Số còn lại, Việt Nam đã vận động và tranh thủ có hiệu quả sự hỗ trợ của các chủ sử dụng lao động và các tổ chức quốc tế đểđưa người lao động về nước.

Cho đến thời điểm này, gần một năm sau khi trở trước thời hạn về từ Libya, nhiều người lao động Việt Nam vẫn bị chủ lao động nước ngoài nợ 1- 2 tháng lương (15- 40 triệu đồng). Khoản nợ này khiến nhiều gia đình người lao động càng thêm khó khăn, do gánh nặng vay ngân hàng chưa thể giải quyết. Không ít chủ sử dụng lao động bị lưu lạc do tình hình Libya nhiều bất ổn hoặc đã không còn khả năng chi trả số lương còn lại cho lao động, nên chưa đủ cơ sở để thanh lý hợp đồng.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) khẳng định đã gửi Công hàm đến Bộ Lao động và An sinh Xã hội Thổ Nhĩ Kỳ, đề nghị Bộ này phối hợp với các cơ quan chức năng đôn đốc các nhà thầu nhanh chóng thanh toán cho lao động Việt Nam về tiền lương, bảo hiểm và các chế độ

khác để tiếp tục bước sang giai đoạn hợp tác mới. Đây là tin vui cho lao

động Việt Nam, bởi thị trường Libya đòi hỏi trình độ tay nghề phù hợp với lao động Việt Nam và có mức lương khá ổn định. Cơ hội việc làm này cũng

đáp ứng với nguyện vọng của đa số lao động vừa từ Libya trở về. Trước thời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

điểm xảy ra khủng hoảng chính trị tại Libya, các doanh nghiệp xây dựng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các khâu đột phá chiến lược để mở rộng quan hệ hợp tác của Việt Nam với khu vực Trung Đông đến năm 2020 - Phụ lục Kết quả khảo sát xã hội học (Trang 30)