Phương pháp định lượng Goodwill (lợi thế thương mại).

Một phần của tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần thẩm định giá avalue việt nam (Trang 25)

* Cơ sở lý luận.

Việc xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên cơ sở định lượng Goodwill Giá trị của tài sản vô hình trong một doanh nghiệp được tính bằng giá trị hiện tại của khoản thu nhập do tài sản vô hình tạo ra. Tức là bằng giá trị hiện tại của các khoản siêu lợi nhuận.

* Phương pháp xác định.

Dựa trên cơ sở lý luận đó, người ta có thể tính ra giá trị doanh nghiệp bằng tổng giá trị các tài sản hữu hình và tài sản vô hình.

Vo= ANC + GW (1.13) Trong đó:

Vo : Giá trị doanh nghiệp. ANC : Giá trị tài sản thuần.

GW : Giá trị tài sản vô hình, còn gọi là lợi thế thương mại.

∑= + = + − = n t t t t i A r B GW 1 (1 ) . (1.14) Với :

Bt : Lợi nhuận năm t.

At : Giá trị tài sản đưa vào kinh doanh .

r : Tỷ suất lợi nhuận "bình thường" của tài sản đưa vào kinh doanh. r.At: Lợi nhuận bình thường của tài sản năm t.

Bt - r.At: Siêu lợi nhuận ở năm t.

Xuất phát từ công thức tổng quát (1.14), các nhà kinh tế có những quan điểm rất khác nhau trong việc lựa chọn các tham số Bt, At và r. Bảng 1.6 dưới đây sẽ thể hiện những quan điểm chủ yếu:

Bảng số 1.6: Sự kết hợp giữa các tham số để tính Goodwill . Tên phương

pháp.

Tỷ suất sinh lợi bình

thường của tài sản (r). Lợi nhuận (Bt).

Tài sản đầu tư vào kinh doanh (At). UEC (của Hiệp

hội chuyên gia kế toán Châu Âu.

Chi phí sử dụng vốn trung bình.

Lợi nhuận sau thuế trước lãi

vay.

Tổng giá trị tài sản (không phân biệt tài sản được tài trợ bằng

nguồn vốn nào). Anglo - Saxons. Chi phí sử dụng vốn chủ

sở hữu.

Lợi nhuận thuần.

Giá trị tài sản thuần được đánh giá lại. CPNE (vốn

thường xuyên cần thiết cho kinh

doanh).

Chi phí sử dụng vốn trung bình tính riêng cho

các nguồn tài trợ dài và trung hạn.

Lợi nhuận sau thuế trước lãi

vay trung và dài hạn. Vốn thường xuyên được tài trợ bằng các nguồn ổn định (dài hạn và trung hạn). (Nguồn: Đánh giá doanh nghiệp, 1992, tr. 126). + Phương pháp UEC lựa chọn các tham số trên cơ sở cho rằng:Tài sản của doanh nghiệp còn được tài trợ dưới hình thức các khoản nợ. Do đó, bổn phận của người mua là phải tạo ra tỷ suất lợi nhuận tối thiểu, phản ánh chi phí cơ hội của các nhà đầu tư. Tức là, phải trả được lãi vay và mức lợi tức tối thiểu mà các cổ đông (chủ sở hữu) đòi hỏi. Từ đó, tỷ suất sinh lãi bình thường cần được lựa chọn là chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp. Chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp là sự phản ánh mức sinh lời tối thiểu mà các nhà đầu tư đòi hỏi ở doanh nghiệp tương ứng với một cơ cấu nợ nhất định.

Khoản lợi nhuận vượt trội so với mức sinh lời tối thiểu đó mới được coi là siêu lợi nhuận, tức GW. Và cũng vì vậy mà lợi nhuận (Bt) cần phải được thay bằng lợi nhuận sau thuế trước lãi vay, bởi đó là khoản lợi nhuận sinh ra do các yếu tố hữu hình và vô hình của doanh nghiệp, nó được cấu thành từ lợi nhuận "bình thường" của tài sản hữu hình và siêu lợi nhuận.

+ Phương pháp Anglo - Saxons lựa chọn các tham số có nhấn mạnh đến các yếu tố rủi ro: ít có doanh nghiệp nào được tài trợ bằng 100% vốn chủ sở hữu. Khi cơ cấu nợ tăng tức là rủi ro tài chính cũng tăng. Vì vậy, tỷ suất sinh lời tối thiểu trên vốn chủ sở hữu cũng phải gia tăng để bù đắp những rủi ro có thể gặp phải. Nghĩa là, khi chủ sở hữu đầu tư một lượng vốn tương ứng với giá trị tài sản thuần được đánh giá lại, thì tỷ suất sinh lời tối thiểu đối với số vốn này phải là chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu. Khoản lợi nhuận thuần mà doanh nghiệp mang lại vượt trên mức sinh lời đòi hỏi của chủ sở hữu mới được coi là là siêu lợi nhuận, tức là GW.

+ Phương pháp CPNE xem xét doanh nghiệp như một dự án đầu tư có sẵn nhằm thu được siêu lợi nhuận. Các hoạt động đầu tư dài hạn vào TSCĐ và TSLĐ thường xuyên phải được đảm bảo bằng các nguồn tài trợ ổn định: Dài hạn và trung hạn. Lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được chủ yếu phụ thuộc vào những tính toán về đầu tư dài hạn vào những tài sản thường xuyên. Do đó, tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp tối thiểu phải đủ bù đắp chi phí sử dụng vốn dài hạn và trung hạn. Và nếu như doanh nghiệp có thể tạo ra một khoản lợi nhuận, do hoạt động đầu tư mang lại, cao hơn mức sinh lời tối thiểu đó mới được gọi là siêu lợi nhuận.

Các phương pháp định luợng GW trên đây cho thấy, ngoài những khó khăn trong việc xác định các tham số tỷ suất hiện tại hoá (i), thời hạn (n) như các phương pháp hiện tại hoá nguồn tài chính tương lai, các phương pháp này còn đưa đến những phức tạp khi phải xác định thêm chi phí cơ hội của các

nhà đầu tư và những dự kiến về sự biến động của tài sản doanh nghiệp (At) trong tương lai. Vì lý do đó, trong thực hành, các nhà kinh tế khuyến nghị rằng, có thể đơn giản hoá công thức bằng cách: Chọn tỷ suất sinh lời "bình thường" của tài sản bằng tỷ suất lợi nhuận trung bình của các doanh nghiệp cùng ngành kinh doanh, hoặc bằng nghịch đảo của tỷ số PER của các doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán mà có điều kiện SXKD tương tự.

Giá trị tài sản đưa vào kinh doanh (At) có thể đánh giá lại theo giá thị trường như phương pháp giá trị tài sản thuần. Còn tỷ suất hiện tại hoá được xác định dựa vào lãi suất trái phiếu Chính phủ, rồi tính thêm tỷ lệ % rủi ro.

Một phần của tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần thẩm định giá avalue việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w