- Quản lí quá trình đào tạo còn một số tồn tại cần khắc phục: phải hoàn thiện
c. Nguyên nhân của những hạn chế
3.5 Biện pháp tăng cường mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nghề
trong đào tạo nghề
Mục đích ý nghĩa:
Tạo cầu nối giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề. . Xây dựng các mô hình, hình thức và phương thức hợp tác, gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo để nâng cao khả năng có việc làm cho người lao động sau khi được đào tạo.
Nội dung:
Tăng cường các hoạt động liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nghề. Cụ thể ở đây là cơ quan quản lí cấp trên trực tiếp của Trường Trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Hà Nội là Tổng công ty Xây dựng Hà Nội. Bên cạnh đó, Trường cũng cần liên hệ với các doanh nghiệp khác đã đặt hàng đào tạo nghề ở trường như Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn và các doanh nghiệp có tuyển công nhân thuộc các chuyên nghành mà trường đang đào tạo.(Sau đây gọi chung là doanh nghiệp)
Cách thức thực hiện:
- Xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nghề cần phải chú trọng vào những vấn đề sau:
• Mục tiêu đào tạo : Nhà trường phối hợp với doanh nghiệp trong việc xây dựng mục tiêu đào tạo dựa trên cơ sở mục tiêu chung
• Nội dung đào tạo: Nhà trường phối hợp với doanh nghiệp xây dựng nội dung chương trình đào tạo hàng năm dựa trên chương trình khung do Tổng cục Dạy nghề ban hành. Thường xuyên bổ sung cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ đáp ứng với yêu cầu sản xuất
• Phương pháp đào tạo: phương pháp đào tạo phải phát huy được tính chủ động của người học, sấng tạo tự giác, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. Phương pháp đào tạo kết hợp giữa giảng dạy lí thuyết với rèn luyện thực hành, đảm bảo sau khi tốt nghiệp người học có khả năng hành nghề.
• Lực lượng đào tạo: bao gồm giáo viên nhà trường cùng với các cán bộ kĩ thuật, cán bộ quản lí, công nhân lành nghề của doanh nghiệp tham gia trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn thực hành cơ bản, quản lí học sinh ở trường cũng như ở xí nghiệp
• Đối tượng đào tạo: Nhà trường phối hợp với xí nghiệp trong việc tuyển sinh, quản lí giáo dục học sinh, ngừoi học vừa là học sinh vừa là công nhân.
• Cơ sở vật chất thiết bị dạy học: Bao gồm sự đóng góp của doanh nghiệp cho quá trình đào tạo như; kinh phí, tài liệu, máy móc, thiết bị…
• Ngoài ra, nhà trường và doạnh nghiệp nên phối hợp với nhau trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo và sử dụng, để từ đó xác định nhu cầu đào tạo về số lượng, cơ cấu nghành nghề.