Biện pháp quản lí quá trình đào tạo

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở trường Trung học Kỹ thuật và Nghiệp Vụ Hà Nội (Trang 41)

- Quản lí quá trình đào tạo còn một số tồn tại cần khắc phục: phải hoàn thiện

c. Nguyên nhân của những hạn chế

3.1 Biện pháp quản lí quá trình đào tạo

Mục đích ý nghĩa:

Quá trình đào tạo chứa đựng nhiều yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo nghề và chiếm hầu hết thời gian của thầy và trò trong 1 năm học. Cho nên, cần phải chú trọng tới vấn đề này để tác động một cách đồng bộ vào việc dạy của thầy và việc học của trò nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo.

Nội dung:

- Tăng cường quản lí kế hoạch giảng dạy - Tăng cường quản lí phương pháp đào tạo

- Tăng cường quản lí việc kiểm tra đánh giá trong quá trình đào tạo

Cách thức thực hiện:

3.1.1. Tăng cường quản lí kế hoạch giảng dạy - Nâng cao nhận thức cho cán bộ và giáo viên

• Tổ chức cho cán bộ, giáo viên của Khoa quán triệt và học tập các văn bản pháp qui của của trường và của Nghành về kế hoạch giảng dạy như: Luật giáo dục, điều lệ trường dạy nghề, sổ sách quản lí việc dạy và học…

• Tập huấn cho trưởng và phó khoa, giáo viên, cán bộ về phương pháp lập kế hoạch giảng dạy, tiến độ giảng dạy, lịch giảng dạy, thời khoá biểu…

• Tổ chức toạ đàm về nội dung trên, từ đó hình thành ý thức tự giác chấp hành ở mỗi người.

• Trưởng khoa đào tạo nghề và trưởng phòng Đào tạo chủ trì tổ chức, chỉ đạo các giáo viên cùng lập các kế hoạch giảng dạy cho từng lớp, khoá học và tổng hợp thành kế hoạch của đơn vị theo biểu mẫu và gửi cho phòng Đào tạo vào đầu tháng 8.

• Phòng Đào tạo tổng hợp kế hoạch và trình Hội đồng đào tạo của trường xem xét, điều chỉnh, sau đó thông qua hội nghị giáo viên vào giữa tháng 8.

• Hiệu trưởng ban hành các kế hoạch giảng dạy theo qui định vào cuối tháng 8. Các kế hoạch phải được hoàn thành để thực hiện vào tháng 9 - Tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch giảng dạy

Thiết lập qui trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giảng dạy theo tuần, tháng, học kì, năm:

• Giao cho trưởng khoa tổ chức, chỉ đạo kế hoạch giảng dạy

• Báo cáo việc thực hiện kế hoạch giảng dạy theo từng tuần cho phòng Đào tạo

• Trước khi tổ chức thi hết môn, các giáo viên bộ môn của khoa gửi điểm hệ số 1 và hệ số 2 cho phòng Đào tạo để chuẩn bị tổ chức thi học phần

• Cuối học kì và cuối năm học, Khoa đào tạo nghề tổng hợp kết quả học tập và rèn luyện của từng học sinh trình phòng Đào tạo để xếp loại học sinh và xét học bổng.

- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy

• Thành lập ban kiểm tra đánh giá các hoạt động giảng dạy bao gồm: Hiệu phó phụ trách đào tạo (trưởng ban), Phó trưởng phòng Đào tạo phụ trách khoa Trung cấp Nghề (phó ban), lãnh đạo các Khoa và giáo viên giỏi có kinh nghiệm làm thành viên.

• Ban kiểm tra đánh giá chỉ đạo Khoa và phòng Đào tạo lập kế hoạch tổ chức, kiểm tra, dự giờ định kì hoặc đột xuất.

• Ban kiểm tra đánh giá tổ chức thực hiện việc kiểm tra hoạt động giảng dạy theo kế hoạch, gửi kết quả cho phòng Đào tạo và Hội đồng đào tạo của trường để tổng hợp kết quả gửi cho giáo viên được đánh giá. 3.1.2. Tăng cường quản lí phương pháp đào tạo

Hơn bao giờ hết đào tạo nghề luôn chú trọng vào năng lực thực hành của học sinh và mục đích của nó là tạo ra những con người biết làm việc trong thực tiễn. Vì vậy cho nên, phương pháp đào tạo quyết định trực tiếp tới chất lượng đào tạo nghề. Để đạt được mục đích tạo ra nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo. (điều 33 Luật giáo dục) Khoa trung cấp Nghề cần

quán triệt những vấn đề sau:

- Nâng cao nhận thức cho giáo viên về phương pháp đào tạo

Cần nâng cao nhận thức cho giáo viên về tầm quan trọng của phương pháp đào tạo:

• Phương pháp đào tạo có mối quan hệ chặt chẽ với chất lượng đào tạo và quyết định đến kết quả đào tạo.

• Đổi mới phương pháp đào tạo theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động và tư duy sáng tạo của học sinh; kết hợp dạy kiến thức chuyên môn kỹ thuật với rèn luyện kỹ năng thực hành, đảm bảo để sau khi tốt nghiệp người học có khả năng hành nghề sau khi tốt nghiệp.

• Đổi mới phương pháp dạy học phải bắt đầu từ quan điểm lấy “học sinh làm trung tâm”.Vì hiện nay, một số giáo viên của Khoa Trung cấp Nghề vẫn còn trung thành với lối dạy thụ động là thuyết trình, như vậy sẽ không phát huy được sức sáng tạo của học sinh.

• Đổi mới phương pháp dạy học phải tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Nghĩa là, cần phải để cho học sinh tự tìm tòi và phát hiện giải quyết vấn đề trên cơ sở tự giác, chủ động khám phá tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

• Đổi mới phương pháp dạy học trong đào tạo nghề cần kết hợp giữa các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại sao cho phù hợp với từng nội dung môn học, bài học, tình huống dạy học để đạt được mục tiêu dạy học

• Đổi mới phương pháp dạy học phải gắn liền với việc sử dụng phương tiện, thiết bị dạy nghề. Tức là, bên cạnh việc tận dụng những phương tiện dạy học phổ biến, truyền thống như bảng, phấn, vật mầu thì Khoa Trung cấp Nghề cần sử dụng những phương tiện dạy học hiện đại như máy chiếu, sử dụng công nghệ 3D trong dạy học để học sinh có thể quan sát một cách chính xác các mô hình nhà, cấu tạo máy móc…. 3.1.3. Tăng cường quản lí việc kiểm tra đánh giá trong quá trình đào tạo

Nâng cao nhận thức cho giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của công tác kiểm tra - đánh giá. Kiểm tra - đánh giá nhằm mục đích xác nhận thực tiễn, phát huy nhân tố tích cực, ngăn ngừa, ngăn chặn sai phạm, giúp đỡ đối tượng hoàn thành tốt nhiệm vụ đồng thời giúp cho việc quản lí điều khiển hoạt động của đối tượng đi đúng hướng. Kiểm tra nhằm mục đích giúp cho nhà trường nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lí góp phần nâng cao

chất lượng đào tạo. Vậy đối tượng của kiểm tra - đánh giá bao gồm cả giáo viên và học sinh. Muốn tăng cường quản lí vấn đề này cần phải thực hiện như sau:

Đối với học sinh:

Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ đối với học sinh là rất quan trọng. Công tác kiểm tra đánh giá trong dạy nghề được tiến hành theo qui chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề chính qui (Ban hành kèm theo quyết định số 14 /2007/QĐ –BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội). Để công tác kiểm tra đánh giá của đối với học sinh được công bằng cần phải:

Về nhận thức: Giáo dục cho học sinh nhận thức được kiểm tra dánh

giá chính là một hình thức đo lường kết quả học tập rèn luyện của chính bản thân mình và giáo viên chỉ có quyền công nhận kết quả đó, không có quyền tự cho điểm, phân loại học sinh. Có như vậy mới tránh được tình trạng học sinh xin điểm của giáo viên để không bị thi lại hoặc được nhận học bổng.

• Căn cứ vào mục tiêu đào tạo của từng môn học và từng bài giảng để kiểm tra đánh giá trình độ của học sinh về: Kiến thức, kĩ năng, thái độ. Vấn đề này phải qui định thống nhất cho từng môn học, bài thực hành, bài thi...về : Số lượng điểm hệ số 1, điểm hệ số 2, điểm thi hết môn, cách tính điểm trung bình chung, hình thức tổ chức thi kiểm tra...

• Tổ chức coi thi và chấm thi theo qui định: Đề thi do phòng Đào tạo lấy trong ngân hàng đề thi, kiểm tra; giáo viên dạy không được coi thi và chấm thi, bài thi; kiểm tra do 2 giáo viên chấm; chấm thi thực hành công bố kết quả ngay sau khi thi.

Kiểm tra đánh giá năng lực, trình độ, khả năng giảng dạy....của giáo viên là hết sức cần thiết, trong đó đối với giáo viên dạy nghề thì kĩ năng giảng dạy thực hành là đặc biệt quan trọng, quyết định chất lượng đào tạo. Việc kiểm tra đánh giá giáo viên khoa Trung cấp nghề của trường vẫn chưa có kế hoạch và tiêu chí rõ ràng. Vì vậy kiểm tra đánh giá giáo viên cần phải tiến hành như sau:

• Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá giáo viên thường xuyên và đột xuất

• Xây dựng tiêu chí đánh giá theo từng đối tượng giáo viên như: Dạy lí thuyết, dạy thực hành, dạy các môn chung..Việc đánh giá giáo viên thực hiện qua các giờ dạy lí thuyết và thực hành bằng hình thức phổ biến là dự giờ.

• Đánh giá thái độ của giáo viên là một việc khó khăn. Nên đánh giá thông qua các qui định cụ thể như: Qui định công tác giáo viên chủ nhiệm, qui định trực ban...và thông qua các mối quan hệ với học sinh và đồng nghiệp trong trường.

Để tăng cường quản lí công tác kiểm tra đánh giá, Khoa cùng với trường cần phải xây dựng kế hoạch, tiêu chí kiểm tra rõ ràng và phải được công khai rộng rãi để mọi người đều có trách nhiệm thực hiện, đảm bảo bình đẳng, công bằng. Có như vậy mới phát hiện ra được sai sót để uốn nắn và tìm cách tháo gỡ, từ đó làm cho quá trình đào tạo đạt được mục tiêu đã xác định, kích thích được tính tích cực của giáo viên trong quá trình đào tạo và của học sinh trong quá trình học tập.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở trường Trung học Kỹ thuật và Nghiệp Vụ Hà Nội (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w