- Quản lí quá trình đào tạo còn một số tồn tại cần khắc phục: phải hoàn thiện
c. Nguyên nhân của những hạn chế
3.2 Biện pháp quản lí phát triển nội dung chương trình đào tạo
Mục đích ý nghĩa:
Chương trình đào tạo nghề của trường Trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Hà Nội phần lớn còn lạc hậu chưa tiếp cận được với tiến bộ khoa học kĩ
thuật và thực tiễn hoạt động sản xuất. Mặc dù trong những năm qua, Khoa trung cấp nghề và nhà trường luôn chú trọng tới vấn đề này nhưng kết quả vẫn chưa khả quan. Cho nên, biện pháp quản lí phát triển nội dung chương trình đào tạo nhằm giúp thầy và trò bắt kịp tiến bộ khoa học kỹ thuật, đáp ứng với yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của các nhà tuyển dụng.
Nội dung:
-Xây dựng kế hoạch phát triển chương trình đào tạo nghề theo hướng hiện đại
- Cải tiến, biên soạn tài liệu giáo trình giảng dạy đáp ứng với thực tế sản xuất và giảng dạy
Cách thức thực hiện:
Để học sinh sau khi tốt nghiệp có được những kiến thức kĩ năng phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động nhằm tìm và tạo được việc làm cho mình thì chương trình đào tạo phải liên tục cập nhật được những kiến thức, kĩ năng từ thực tiễn sản xuất. Hay nói cách khác là phải phát triển liên tục chương trình đào tạo nghề, đặc biệt là dạy nghề ngắn hạn. Công tác phát triển chương trình đào tạo nghề cần phải thực hiện theo những định hướng sau:
3.2.1. Xây dựng kế hoạch phát triển chương trình đào tạo nghề theo hướng hiện đại Chương trình đào tạo (Curriculum): Một hệ thống sắp xếp những hoạt động dạy và học cùng với những kinh nghiệm mà người học phải theo để đạt mục tiêu giáo dục đặc trưng.
Phát triển chương trình đào tạo: là một quá trình thiết kế điều chỉnh sửa đổi
dựa trên việc đánh giá thường xuyên liên tục.Hiện nay, phát triển chương trình đào tạo thường tiến hành theo phương pháp DACUM.
Dacum: được viết tắt từ tiếng Anh là Development of A Curriculum (Triển
khai chương trình đào tạo). Đó là cách tiếp cận phân tích nghề với tiểu ban chuyên gia về phân tích được tập hợp dưới sự hướng dẫn của một thông hoạt viên để xác định nhiệm vụ và công việc mà những người thợ thành công trong nghề phải thực hiện
Quy trình áp dụng DACUM có những bước cơ bản như sau:
a. Xác định nghề cần phân tích và phát triển chương trình đào tạo
Khoa Trung cấp nghề tiến hành nghiên cứu nhu cầu thị trường lao động và các vấn đề có liên quan khác như nguồn lực cơ bản, điều kiện pháp lý... để xác định sẽ đào tạo những nghề gì là phù hợp. Kết quả nghiên cứu này giúp cho việc ra quyết định về nghề sẽ phát triển chương trình đào tạo.
b Lập kế hoạch phát triển chương trình đào tạo và tổ chức nhóm phân tích nghề
Để phát triển chương trình đào tạo, cần phải có kế hoạch cụ thể về những mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu, thời gian, nhân sự, tài chính... Đối với việc áp dụng DACUM trong phát triển chương trình đào tạo, trường phải thành lập một nhóm có nhiệm vụ phân tích nghề. Thành phần của nhóm phân tích nghề bao gồm: Trưởng nhóm chịu trách nhiệm phụ trách chung, tổ chức và điều khiển hoạt động của nhóm; thư ký giúp việc về hành chính và các thành viên phân tích nghề. Trưởng nhóm nên là người có chuyên môn về quản lý giáo dục đào tạo. Các thành viên phân tích gồm ít nhất 2 đối tượng là người lao động lành nghề, như các công nhân tay nghề cao trong các doanh nghiệp và chuyên gia nghề, như các nhà quản lý, kỹ sư trưởng, thợ cả chuyên sâu về nghề cần phân tích. Ngoài ra có thể có những người liên quan trực tiếp đến công việc như người quản lý, khách hàng... và giáo viên dạy nghề có kinh
nghiệm tham gia vào thành viên phân tích nghề. Số lượng của các thành viên phân tích nghề thường khoảng 8 đến 12 người. Cơ cấu thành viên cũng phải cân đối và ưu tiên cho đối tượng là công nhân lành nghề và chuyên gia nghề. Nhóm phân tích nghề sẽ lập kế hoạch và chương trình làm việc cụ thể để đạt được kết quả cuối cùng là báo cáo phân tích nghề
c.Phân tích nghề
Đây là nội dung cốt lõi của việc áp dụng DACUM. Nhóm phân tích nghề sẽ tổ chức các cuộc hội thảo. Tại hội thảo, trưởng nhóm có vai trò là người điều khiển và thư ký là người ghi chép; các thành viên phân tích nghề sẽ phát biểu, thảo luận và chỉ họ mới có quyền nêu ý kiến về các nội dung phân tích nghề.
Chương trình hội thảo có các nội dung chính là:
-Làm rõ các khái niệm cần thiết: Người điều khiển sẽ nêu rõ các định nghĩa về nghề, nhiệm vụ, công việc, kiến thức, kỹ năng... và các nguyên tắc và quy tắc chung cần tôn trọng khi phân tích nghề.
- Phân tích nghề: Theo sự chủ trì của trưởng nhóm, các thành viên phân tích nghề sẽ suy nghĩ, chọn lọc, phát biểu, thảo luận về các vấn đề hướng đến mục tiêu phân tích nghề như: Những nhiệm vụ của nghề, những công việc trong từng nhiệm vụ, những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và điều kiện để hoàn thành công việc, nhiệm vụ đã chỉ ra.
- Lập biểu đồ DACUM: Trên cơ sở các ý kiến của các thành viên phân tích, người điều khiển, nếu cần thiết có thể áp dụng phương pháp chuyên gia để kết luận về nội dung phân tích nghề và cuối cùng là lập biểu đồ DACUM. Biểu đồ DACUM chính là kết quả đầu ra của phân tích nghề, được lập theo kiểu ma trận theo dạng tổng quát như sau:
Tên nghề: ..., Trình độ: ...
Nhiệm vụ Công việc