0
Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Biện pháp tăng cường quản lí chất lượng của đội ngũ giáo viên và nâng cao năng lực cán bộ quản lí

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÍ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ HÀ NỘI (Trang 53 -53 )

- Quản lí quá trình đào tạo còn một số tồn tại cần khắc phục: phải hoàn thiện

c. Nguyên nhân của những hạn chế

3.3 Biện pháp tăng cường quản lí chất lượng của đội ngũ giáo viên và nâng cao năng lực cán bộ quản lí

nâng cao năng lực cán bộ quản lí

Mục đích ý nghĩa:

Giáo viên và cán bộ quản lí là nhân tố quyết định đến chất lượng đào tạo của Nhà trường. Vì vậy, nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí đóng một vai trò quan trọng.

Nội dung:

- Tăng cường quản lí chất lượng của đội ngũ giáo viên - Nâng cao năng lực của cán bộ quản lí

Cách thức thực hiện:

3.3.1 Tăng cường quản lí chất lượng đội ngũ giáo viên

Cần phát triển đội ngũ giáo viên của khoa Trung cấp nghề đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu. Để làm được điều đó cần áp dụng các chức năng quản lí: kế hoạch, tổ chức – chỉ đạo, kiểm tra.

* Khâu kế hoạch:

• Cần căn cứ vào số lớp của khoa Trung cấp nghề theo định mức học sinh / lớp và định mức giáo viên / lớp, từ đó tính ra số giáo viên cần có. Ngoài ra, cần tính toán số giáo viên hiện có của Khoa và số giáo viên sẽ về hưu, nghỉ ốm, nghỉ sinh để lập kế hoạch bổ sung.

• Cần điều tra về trình độ giáo viên để lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ để chuẩn hoá hoặc nâng chuẩn giáo viên.

• Xây dựng kế hoạch cải tiến, hoàn thiện cơ cấu giáo viên, đảm bảo sự thuận lợi cho thực hiện mục tiêu đào tạo.

* Khâu tổ chức - chỉ đạo

Áp dụng công thức 5S vào khâu tổ chức – chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của khoa Trung cấp nghề:

• S1: Tuyển chọn, sàng lọc

• S2: Sắp xếp, phân công bố trí bố trí giáo viên đúng với năng lực, sở trường của từng người

• S3: Làm sạch sẽ đội ngũ, tăng cường tính kỉ cương sư phạm để mọi người trong đội ngũ đều có phẩm chất tốt

• S4: Săn sóc đội ngũ thông qua công tác bồi dưỡng chuyên môn, cải thiện điều kiện vật chất, tinh thần cho giáo viên của Khoa.

• S5: Đưa giáo viên vào tư thế sẵn sàng làm tốt nhiệm vụ được giao

* Khâu kiểm tra cần lưu ý:

- Thường xuyên rà soát số lượng giáo viên của Khoa đã đáp ứng được với qui mô đào tạo chưa. Để từ đó có kế hoạch bổ sung nếu thiếu.

- Tăng cường công tác dự giảng để tác động vào ý thức tự bồi dưỡng của giáo viên, góp ý về mặt chuyên môn để giáo viên ngày càng tiến bộ.

- Đánh giá được sự mất cân đối trong cơ cấu giáo viên của Khoa để đề xuất các biện pháp giải quyết. Ví dụ: Khoa Trung cấp nghề hiện đang mất cân đối về giáo viên của bộ môn Hàn, Khoa nên đề xuất cho giáo viên tự học thêm để có thể dạy được bộ môn khác ngoài chuyên môn chính của mình.

Như vậy, quan tâm tới 3 vấn đề số lượng, chất lượng, cơ cấu giáo viên chính là điều kiện để nâng cao chất lượng đào tạo nghề của Trường.

3.3.2. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí

Từ thực trạng đội ngũ cán bộ quản lí của trường và của khoa Trung cấp nghề là thiếu về số lượng, hầu hết cán bộ quản lí của trường và của Khoa cùng với những cán bộ quản lí phục vụ mảng đào tạo nghề ở phòng Đào tạo đều không được đào tạo nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ quản lí. Cho nên, để xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí của nhà trường nói chung và khoa

Trung cấp nghề nói riêng đủ về số lượng và mạnh về chất lượng cần thực hiện tốt những công việc sau:

* Qui hoạch đội ngũ cán bộ quản lí phục vụ công tác đào tạo nghề

• Cần bổ sung cán bộ quản lí phục vụ công tác đào tạo nghề tại phòng Đào tạo. Vì hiện nay, chỉ có 2 cán bộ phụ trách công tác quản lí đào tạo nghề là còn ít so với qui mô học sinh nghề của nhà trường

• Tính toán, bổ nhiệm các giám đốc, phó giám đốc xưởng thực hành và trung tâm thực hành trong thời gian tới

• Bổ nhiệm cán bộ quản lí cho Khoa Trung cấp nghề thay thế cho trưởng phó Khoa, trưởng bộ môn đã nghỉ hưu hoặc chuyển sang làm công tác khác.

Yêu cầu của việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ quản lí:

• Xây dựng kế hoạch cho đội ngũ cán bộ kế cận ở mọi vị trí công tác phục vụ cho công tác đào tạo nghề của trường

• Quan sát, phân tích năng lực phẩm chất của từng thành viên trong Khoa để tìm người có khả năng triển vọng.

• Làm đúng các bước của qui trình bổ nhiệm cán bộ quản lí theo từng vị trí công tác đúng với qui định

* Bồi dưỡng cán bộ quản lí

• Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lí: Phần lớn cán bộ quản lí phục vụ công tác đào tạo nghề của trường đều chưa qua đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ quản lí giáo dục. Cho nên, trong những năm tới, tất cả cán bộ quản lí đều phải được bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ QLGD để làm tốt công tác được giao.

• Tăng cường kĩ năng về ngoại ngữ và tin học cho các cán bộ quản lí phục vụ đào tạo nghề. Đặc biệt , khuyến khích việc tự học, tự bồi

dưỡng về ngoại ngữ và tin học để tiếp cận được với nguồn tri thức mới phục vụ cho công tác quản lí đào tạo.

• Tự bồi dưỡng là một việc cần được tiến hành thường xuyên. Khoa trung cấp nghề cần xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng năng lực cho các cán bộ quản lí thông qua: hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, tham quan, học tập…và coi đây là biện pháp hữu hiệu để nâng cao năng lực quản lí của đội ngũ cán bộ quản lí

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÍ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ HÀ NỘI (Trang 53 -53 )

×