III Giai đoạn kết thúc đưa dự án vào khai thác
1 Chuẩn bị đầu tư 2Phá dỡ CT cũ
1.4.2 Hạn chế trong đầu tư phát triển của công ty và nguyên nhân
1.4.2.1 Hạn chế
a, Nguồn vốn và cơ cấu vốn:
Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty vẫn còn nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư mua sắm và đầu tư xây dựng các công trình nhà cao tầng, khu công nghiệp. Do đó khi tiến hành đầu tư, công ty vẫn phải đi thuê mua tài chính, tổn thất lợi nhuận là rất lớn.
Cơ cấu nguồn vốn của công ty tuy ngày càng được cải thiện nhưng vẫn chưa hợp lý. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu vẫn còn quá bé so với tổng vốn công ty huy động để thực hiện các hoạt động đầu tư. Mặt khác,tỷ lệ vốn vay của công ty chiếm tỷ trọng lớn nên lợi nhuận của công ty tuy kiếm được khá cao nhưng mất nhiều chi phí để trả lợi tức cho các tổ chức tài chính, vì vậy tổng số vốn của công ty còn thấp và tăng chậm.
Quá trình quản lý vốn của công ty còn gặp nhiều bất cập, do công ty thành lập chưa lâu cộng với sự điều hành của cán bộ công ty chưa thích ứng với thị trường nên còn thất thoát vốn, đầu tư chưa hiệu quả.
b, Một số hạn chế khác:
Tình trạng yếu kém trong sản xuất vẫn còn tốn tại, quản lý thiếu chặt chẽ của cấp quản lý gây tình trạng lãng phí trong sản xuấtchi phí cho sản xuất vượt quá định mức, cơ chế quản lý chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo của các đơn vị.
Công tác thị trường vẫn chưa được công ty chú trọng và vẫn còn bị coi nhẹ như: tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệucác sản phẩm bị tồn kho còn nhiều, đang chờ giải quyết.
Nguồn lực con người của công ty vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý lỏng lẻo dẫn đến mất mát nguyên vật liệu, nhiều máy
móc thiết bị chưa phát huy hết tiềm năng trong quá trình khai thác do không có công nhân đủ tay nghề và trình độ để sử dụng hoặc chuyển giao công nghệ.
Cập nhật về các thông tin thị trường khoa học cộng nghệ trong nước và thế giới vẫn chưa được công ty chú ý đến, tình trạng mua máy móc thiết bị đã quá cũ với trình độ của thế giới, nên công ty cần nghiên cứu kỹ trước khi quyết định đầu tư.
1.4.2.2 Nguyên nhân
Sự quản lý thiếu chặt chẽ và thiếu tinh thần trách nhiệm cảu cán bộ quản lý, cơ chế quản lý chưa phát huy được sự sáng tạo, chủ động của các thành viên trong công ty.
Sự gia tăng vốn chủ sở hữu còn chậm so với sự gia tăng về nhu cầu đầu tư của công ty.
Công ty vẫn đầu tư rất nhiều vào máy móc thiết bị nhưng vẫn chưa có hệ thống thu thập và xử lý các thông tin khoa học công nghệ để làm cơ sở cho việc quyết định và lựa chọn máy móc thiết bị.
Công ty đã chú ý đến đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực nhưng số lượng và chất lượng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu so với sự phát triển của công ty trong điều kiện hiện tại.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân từ bên ngoài:
*Khách hàng :
Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kinh doanh sản xuất của công ty. Một số khó khăn tù phía khách hàng : Xu hướng hạ giá, thấp giá giao thầu các công trình xây dựng, chủ công trình bao giờ cũng muốn hạ thấp chi phí, các doanh nghiệp phải cạnh tranh về giá, không có nhiều lợi nhuận mà chủ yếu chỉ để đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó xu hướng chiếm dụng vốn kinh doanh cũng là một sức ép rất lớn đối với công ty. Các chủ đầu tư không thanh toán kịp thời cho công ty khi công trình đã hoàn thành, bàn giao, thậm chí công trình đã đưa vào sử dụng nhiều năm. Điều này gây khó khăn lớn cho công ty về việc xoay vòng vốn kinh doanh, tăng lãi vay ngân hàng mà công ty phải chịu.
*Những nhà cung cấp :
thiết bị sản xuất và các nhà cung cấp nguyên vật liệu xây dựng. Trong qua trình hội nhập, máy móc của công ty chủ yếu được nhập tù các nước công nghiệp như Hàn Quốc, Nhật Bản …nhưng lại có nhiều máy móc đã qua sử dụng. Mặc dù công ty đã mở rộng khả năng lựa chọn đối tác cung cấp máy móc thiết bị nhưng vẫn còn cần nhiều, hơn nữa trình độ ngoại thương của cán bộ còn hạn chế nên các điều khoản của hợp đồng nhập khẩu còn chưa chặt chẽ, chưa ràng buộc được nhà cung cấp. Đối với các nhà cung cấp vật liệu xây dựng, công ty luôn lựa chọn những nhà cung cấp lâu năm, có uy tín có thể đáp ứng nhu cầu nhanh nhất, đầy đủ với giá hợp lý.
CHƯƠNG II