Tăng cường đầu tư máy móc, thiết bị và công nghệ

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần hạ tầng công nghệ VHD (Trang 55)

III Giai đoạn kết thúc đưa dự án vào khai thác

2.3.2Tăng cường đầu tư máy móc, thiết bị và công nghệ

TẦNG CÔNG NGHỆ VHD ĐẾN NĂM

2.3.2Tăng cường đầu tư máy móc, thiết bị và công nghệ

Đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ là một trong những giải pháp quan trọng nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Đầu tư cho máy moc, thiết bị, công nghệ của công ty cần tập trung theo những hướng :

-Phải thường xuyên đổi mới thiết bị công nghệ, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất trong công ty (là sự sông còn đảm bảo thắng thầu trong cơ chế đấu thầu hiện nay).

- Quan điểm đầu tư lấy ngắn nuôi dài, mạnh dạn đầu tư nhưng phải khai thác triệt để. Công ty có đủ dây truyền khép kín như : Đầm bê tông, sản xuất trạm trông bê tông xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng …

- Việc đầu tư phải đồng bộ, đúng thủ tục và hiệu quả. Việc đầu tư mua sắm thiết bị phải có luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt qua công ty để thống nhất đồng bộ toàn công ty, tránh chồn chéo. Hạn chế việc mua thiết bị cũ, kém chất lượng, không đúng yêu cầu chất lượng mà dự án đang cần. Đầu tư phải gắn liền với dự án, công trình để hoạch toán, khấu hao thu hồi vốn.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh. Trong thời gian qua công ty đã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất điều hành như : thiết kế kỹ thuật, tính toán kết cấu, thông kê báo cáo …

Nhìn chung một số thiết bị đã cũ, chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý. Vì vậy trong thời gian tới công ty phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh như :

+ Mạnh dạn ứng dụng các chương trình quản lý chuyên ngành

+ Kết hợp xây dựng các phần mềm theo đặc thù của công ty (quản lý nhân sự, quản lý văn phòng …)

-Phải xác định chiến lược đầu tư hợp lý. Chiến lược đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ là một bộ phân chiến lược kinh doanh của

công ty. Khi xây dựng chiến lược này phải căn cứ vào nhu cầu thị trường, phải nắm bắt được chiều hướng phát triển và dự đoán mức độ cạnh tranh trên thị trường để đưa ra chiến lược cụ thể, đảm bảo hợp lý bước đi trong từng giai đoạn.

Hiện nay tài sản cố định chiếm tù 70 – 75% tổng tài sản của công ty. Nên trong kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị trước hết cần xem xét lại thiết bị máy móc có sẵn, vạch ra kế hoạch sửa chữa nâng cấp, nâng cao tính năng sử dụng và giảm các chi phí vận hành của máy móc cũ, thnah lý các máy móc lạc hậu không cón đáp ứng được với yêu cầu cạnh tranh của công ty.

Mặt khác, trên cơ sở tính toán nâng cấp các máy móc thiết bị có sẵn công ty phải có kế hoạch đầu tư mua sắm mới các thiết bị quan trọng, đăc trưng cả về số lượng và chất lượng. Đây là cơ sở nâng cao vị trí và uy tín, tăng sức cạnh tranh tạo nên phong cách xây dựng riêng cho nhà thầu và tạo ra sự tin cây của các chủ đầu tư và các khách hàng tiềm năng. Khi đầu tư mua sắm máy móc thiết bị phải tính toán đến các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của việc đầu tư như : Khoa học kỹ thuật phát triển, máy móc thiết bị được sản xuất nhiều hơn, tính năng kỹ thuật cao hơn, chủng loại đa dạng hơn … Việc đầu tư bằng nguồn vốn vay sẽ làm tăng thêm khoản dự nợ cho công ty, đông nghĩa với việc giảm tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn và cũng làm giảm tính chủ động của công ty. Một vấn đề quan trọng là phải gắn kết kế hoạch đầu tư với kế hoạch sản xuất kinh doanh, liên kết liên doanh của công ty , tránh tình trạng đầu tư máy móc xong thiếu việc làm. Đối với những công trình có tính đặc trưng về kỹ thuật, nếu đầu tư máy móc để đáp ứng yêu cầu xây dựng sẽ dẫn tới khi thi công xong thì máy móc thiếu việc làm và ứ đọng vốn.

Phải lựa chọn phương thức đầu tư phù hợp. Khi đầu tư tăng năng lực thiết bị để nâng cao sức cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng, công ty cần phải căn cứ vào nguồn vốn, máy móc thiết bị hiện có, kế hoạch sản xuất kinh doanh và nghiên cứu thị trường để lựa chọn một trong các hình thức mua sắm :

Tín dụng thuê mua.

Thuê trực tiếp các công ty khác. Mua mới thiết bị.

Để mua sắm thiết bị với mục đích có được thiết bị tốt, giá cả hợp lý, công ty cần nghiên cứu lựa chọn phương thức mua sắm cụ thể, có thể lựa chọn một trong hai hình thức là mua trực tiếp hoặc mua sắm thông qua đấu thầu. Nhìn chung với những thiết bị có giá trị lớn, tính năng kỹ thuật phức tạp cần phải đấu thầu mua sắm, đảm bảo tính cạnh tranh công bằng và minh bạch trong quá trình đấu thầu để lựa chọn nhà thầu phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế của dự án.

Tóm lại, để nâng cao năng lực sản xuất của công ty, vấn đề đầu tư máy móc thiết bị đồng bộ, hiện đại, đổi mới công nghệ thi công là giải pháp vừa có tính cấp bách vì đòi hỏi của thực tế, vừa có tính chiến lược cho sự phát triển của công ty.

Về nâng cao máy móc thiết bị để đảm bảo nhu cầu thực tiễn, công ty cần chú trọng tới công tác nhập khẩu trang thiết bị máy móc, tuy nhiên cần cân nhắc tới hai nhân tố là giá thành và chất lượng. Ngoài ra có thể tăng cường sự liên kết với các đối tác nước ngoài, qua đó công ty có thể học tập được các kỹ năng quản lý và nắm bắt được các công nghệ kỹ thuật của đối tác.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần hạ tầng công nghệ VHD (Trang 55)