Hướng dẫn học sinh học chương IV “Sinh sản”

Một phần của tài liệu biện pháp hướng dẫn học sinh học chương i, iv sinh học 11 trung học phổ thông theo quan điểm cấp cơ thể đa bào của thế giới sống (Trang 65)

9. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Hướng dẫn học sinh học chương IV “Sinh sản”

2.2.2.1. Mục tiêu chương IV

Qua chương này HS phải: - Về kiến thức:

+ Xác định được đặc điểm chung của sinh sản ở cấp cơ thể đa bào và những đặc điểm ở những loại cơ thể có trình độ tổ chức khác nhau trên thang tiến hóa.

+ Nêu được các hiện tượng biểu hiện của mỗi hình thức sinh sản và cơ chế của mỗi hình thức.

-Về kỹ năng:

+ Nhận ra đặc điểm chung về sinh sản ở cấp cơ thể đa bào. - Về nhân cách:

Từ hiểu biết về cơ chế của sinh sản có ý thức sử dụng kiến thức về sinh sản vào sản xuất, vào đời sống một cách phù hợp.

2.2.2.2. Phân tích cấu trúc nội dung chương IV

Nội dung chương sinh sản được nghiên cứu trong 8 bài, bao gồm các nội dung sau:

* Phần A – Sinh sản ở thực vật

- Khái niệm sinh sản, sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính ở TV. - Phân biệt các hình thức sinh sản vô tính.

- Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. - Nhận biết sinh sản hữu tính ở TV có hoa.

* Phần B - Sinh sản ở động vật

- Khái niệm, cơ sở tế bào học về sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính ở ĐV. - Phân biệt các hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở ĐV. - Mô tả nguyên tắc nuôi cấy mô và nhân bản vô tính ở ĐV.

- Khái niệm, vai trò của sinh sản với cơ thể sinh vật. Cơ sở tế bào học, dấu hiệu bản chất của sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

- Nêu chiều hướng tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở ĐV.

- Cơ chế điều hòa và điều khiển sinh sản ở ĐV, cơ sở của việc ứng dụng vào thực tiễn.

* Với những nội dung nghiên cứu ở TV và ĐV như trên thì những nội dung cần nghiên cứu về sinh sản ở cấp cơ thể là:

- Các hình thức sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính và chiều hướng tiến hóa của các hình thức sinh sản này ở TV và ĐV.

- So sánh sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính giữa TV và ĐV.

- Cơ chế điều hòa và điều khiển sinh sản ở ĐV, cơ sở của việc ứng dụng sinh sản vào thực tiễn.

2.2.2.3. Hướng dẫn học sinh học chương IV

Kiến thức thuộc chương sinh sản là kiến thức khái niệm, quá trình. Trong đó, chủ yếu là kiến thức khái niệm. Khi hình thành hay phân chia khái niệm nên dựa vào cơ chế biểu hiện để đưa ra dấu hiệu hình thành khái niệm. Nếu hình thành khái niệm chỉ dựa vào dấu hiệu bên ngoài sẽ thiếu chính xác, đặc biệt khi so sánh tìm điểm tương đồng thì cần chỉ ra cơ chế biểu hiện của mỗi hình thức.

Ở chương này GV có thể hướng dẫn HS học theo lôgic nghiên cứu đồng thời sinh sản ở TV và ĐV. Vì nội dung các bài trong chương thể hiện ở TV đều tương ứng với nội dung ở phần ĐV. Hướng dẫn học theo lôgic này thì khi dạy GV không theo trình tự các bài trong SGK mà thay đổi cấu trúc hướng dẫn học lần lượt từ sinh sản vô tính đến sinh sản hữu tính cuối cùng là các cơ chế điều hòa sinh sản ở cả TV và ĐV.

GV cũng có thể dạy theo lôgic như sách giáo khoa, nhưng những khái niệm về sinh sản ở cấp cơ thể là chung cho cả TV và ĐV thì chỉ cần hình thành những khái niệm đó ở phần TV. Khi dạy phần ĐV giáo viên cho nêu dấu hiệu nhận biết khái niệm đó ở ĐV sau đó ghi bảng là “giống với khái niệm ở TV”.

* Hướng dẫn học phần A – Sinh sản ở thực vật

Ở bài đầu tiên GV cần hướng dẫn cho HS hình thành khái niệm sinh sản ở cấp cơ thể, nêu vai trò của sinh sản với cơ thể. Hiện tượng sinh sản các em đã được học ở cấp THCS nên có thể yêu cầu các em lấy ví dụ về sinh sản, sau đó GV lấy thêm ví dụ ở cả TV và ĐV (Ví dụ: cua đứt càng mọc lại càng mới; số gà trong đàn tăng lên do mua thêm ngoài chợ; cây mận hình thành từ hạt mận...) sau đó cho HS phân tích ví dụ nào không phải là sinh sản rồi chỉ ra dấu hiệu bản chất của sinh sản là: tạo ra những cá thể mới từ những cá thể ban đầu, đảm bảo sự tồn tại và phát triển liên tục của loài.

Từ khái niệm sinh sản, cho HS nghiên cứu SGK cho biết có mấy hình thức sinh sản, dựa vào dấu hiệu nào để phân chia. Trong mỗi hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở TV cần hướng dẫn HS chỉ ra tiêu chí để phân chia thành các hình thức sinh sản khác nhau. Để HS nắm được đầy đủ về các hình thức sinh sản ở thực vật GV cung cấp thêm thông tin về sinh sản ở TV bằng cách trích nội dung trong giáo trình (Đại học) hoặc sách tham khảo về sinh sản ở TV làm tư liệu tham khảo cho HS.

Khi hướng dẫn học, GV tổ chức cho HS tự nghiên cứu thông tin hoặc thảo luận nhóm, hoàn thành các câu hỏi sau:

1. Sinh sản là gì? Sinh sản có vai trò gì với sinh vật? Sinh vật có những kiểu sinh sản nào?

3. Nêu cơ sở phân chia và các hình thức sinh sản vô tính ở TV? 4. Người ta ứng dụng sinh sản vô tính vào thực tiễn như thế nào?

5. Nêu dấu hiệu bản chất, và cơ sở tế bào học của sinh sản hữu tính ở TV? 6. Nêu đặc điểm và các hình thức của các giai đoạn trong quá trình sinh sản

hữu tính ở TV?

7. Nêu chiều hướng tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở TV?

GV có thể sử dụng bảng hệ thống để tổng kết nội dung sinh sản ở TV

Bảng 2.9. Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở TV

Sinh sản ở TV SSVT SSHT Khái niệm Là hình thức sinh sản, không có sự kết hợp giao tử đực và giao tử cái. Là hình thức sinh sản, có sự kết hợp giao tử đực và giao tử cái.

Cơ sở tế bào học Nguyên phân Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh

Đặc điểm

Tạo cơ thể con đồng nhất về mặt di truyền

Có sự kết hợp vật chất di truyền, tạo tổ hợp gen phong phú và đa dạng.

Bảng 2.10. Đặc điểm sinh sản vô tính ở TV

Sinh sản vô tính TV

Khái niệm Là hình thức sinh sản, không có sự kết hợp giao tử đực và giao tử cái.

Cơ sở tế bào học Nguyên phân

Đặc điểm các hình thức

- Sinh sản bằng bào tử: cơ thể con hình thành từ bào tử đơn bội làm nhiệm vụ sinh sản.

- Sinh sản sinh dưỡng: cơ thể con hình thành từ tế bào làm nhiệm vụ dinh dưỡng.

+ Sinh sản nảy chồi: tế bào nguyên phân liên tiếp biệt hóa thành cơ thể con trên cơ thể mẹ.

+ Sinh sản tái sinh: tế bào từ bộ phận dinh dưỡng tách khỏi cơ thể mẹ nguyên phân, tái tạo phần còn thiếu hình thành cơ thể mới.

* Hướng dẫn học phần B – Sinh sản ở động vật

GV tổ chức, hướng dẫn HS hình thành kiến thức sinh sản ở ĐV, sau mỗi phần có câu hỏi hoặc bảng hệ thống để HS rút ra điểm tương đồng. 1. Nêu dấu hiệu bản chất và cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính ở động? 2. Nêu cơ sở phân chia và các hình thức sinh sản vô tính ở ĐV?

3. So sánh sinh sản vô tính ở TV với sinh sản vô tính ở ĐV? Rút ra kết luận từ sự so sánh đó?

4. Điều nào chứng tỏ TV và ĐV đều có hình thức sinh sản này chồi và tái sinh?

5. Nêu ứng dụng của sinh sản vô tính ở ĐV vào thực tiễn.

6. Nêu dấu hiệu bản chất, và cơ sở tế bào học của sinh sản hữu tính ở ĐV? 7. Nêu đặc điểm và các hình thức của các giai đoạn trong quá trình sinh sản hữu tính ở động?

8. So sánh quá trình sinh sản hữu tính ở TV và ĐV? Rút ra dấu hiệu chung về sinh sản hữu tính ở TV và ĐV?

9. Nêu chiều hướng tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở ĐV?

10. Nêu chiều hướng tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở cơ thể đa bào? 11.Nêu cơ chế điều hòa sinh sản ở ĐV?

Sử dụng bài tập dạng lập bảng hệ thống để hình thành kiến thức so sánh về sinh sản giữa TV và ĐV.

Bảng 2.11. so sánh về sinh sản vô tính giữa TV và ĐV

Sinh sản vô tính TV ĐV

Khái niệm

Là hình thức sinh sản, không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái

Là hình thức sinh sản không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái Cơ sở tế bào học Dựa trên quá trình nguyên

phân

Quá trình nguyên phân

Các hình thức

- Sinh sản bào tử - Sinh sản sinh dưỡng + Nảy chồi

+ Tái sinh

- Sinh sản trinh sinh - Sinh sản sinh dưỡng + Nảy chồi

+ Tái sinh + Phân đôi

Từ bảng trên, GV yêu cầu HS rút ra khái niệm, các hình thức sinh sản vô tính có ở cơ thể đa bào như sau:

- Khái niệm: là hình thức sinh sản, không có sự kết hợp giao tử đực và giao tử cái.

- Các hình thức sinh sản: Sinh sản bằng bào tử; Sinh sản sinh dưỡng (Nảy chồi, tái sinh).

Bảng 2.12. So sánh về quá trình sinh sản hữu tính giữa TV và ĐV

Sinh sản

hữu tính TV ĐV

Khái niệm - Là hình thức sinh sản, có sự kết hợp giao tử đực và giao tử cái. - Là hình thức sinh sản, có sự kết hợp giao tử đực và giao tử cái. Cơ sở tế bào học

Quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh

Quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh

Hình thành giao tử

Giao tử đực và giao tử cái chưa được hình thành ngay sau giảm phân, mà phải trải qua thêm một số lần nguyên phân.

Giao tử đực và giao tử cái hình thành ngay sau giảm phân.

Thụ tinh

Khái niệm

Các hình thức

Là sự kết hợp giữa nhân giao tử đực và nhân giao tử cái.

Có thụ tinh kép ở TV hạt Kín. - Thụ tinh ngoài - Thụ tinh trong - Tự thụ tinh - Thụ tinh chéo Là sự kết hợp giữa nhân giao tử đực và nhân giao tử cái. - Không có thụ tinh kép - Thụ tinh ngoài - Thụ tinh trong - Tự thụ tinh - Thụ tinh chéo Phát triển phôi Bản chất Các hình thức Hợp tử nguyên phân phát triển thành phôi, phôi phát triển thành cơ thể mới.

- Phôi phát triển ngoài - Phôi phát triển trong

Hợp tử nguyên phân phát triển thành phôi, phôi phát triển thành cơ thể mới.

- Phôi phát triên ngoài - Phôi phát triển trong Từ bảng trên, GV yêu cầu HS rút ra đặc điểm sinh sản hữu tính ở cấp cơ thể như sau:

- Khái niệm: là hình thức sinh sản, có sự kết hợp giao tử đực và giao tử cái.

- Quá trình sinh sản hữu tính qua 3 giai đoạn: hình thành giao tử, thụ tinh, phát triển phôi.

+ Hình thành giao tử: giao tử được hình thành nhờ quá trình giảm phân, giao tử mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội.

+ Thụ tinh: Là sự kết hợp giữa nhân giao tử đực và nhân giao tử cái. Các hình thức thụ tinh: thụ tinh ngoài, thụ tinh trong, tự thụ tinh, thụ tinh chéo.

+ Phát triển phôi: Hợp tử nguyên phân phát triển thành phôi, phôi

Một phần của tài liệu biện pháp hướng dẫn học sinh học chương i, iv sinh học 11 trung học phổ thông theo quan điểm cấp cơ thể đa bào của thế giới sống (Trang 65)