Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu biện pháp hướng dẫn học sinh học chương i, iv sinh học 11 trung học phổ thông theo quan điểm cấp cơ thể đa bào của thế giới sống (Trang 36)

9. Cấu trúc luận văn

1.2.2.Nguyên nhân của thực trạng

1.2.2.1. Cấu trúc nội dung sách giáo khoa

Sinh học cơ thể được nghiên cứu trong 4 chương tương ứng với 4 nội dung:

Chương I. Chuyển hóa vật chất và năng lượng Chương II. Cảm ứng

Chương III. Sinh trưởng và phát triển Chương IV. Sinh sản

Mỗi chương được chia thành hai phần: phần A – Sinh học cơ thể TV, phần B – Sinh học cơ thể ĐV. Mỗi nội dung về TV và ĐV được viết tách rời nhau, điều này dễ gây hiểu lầm cho GV là dạy hoạt động sinh lí TV và dạy hoạt động sinh lí ĐV. Sau mỗi bài cũng có câu hỏi tìm điểm tương đồng, nhưng câu hỏi còn ít và chưa khái quát.

- Do các hình thức phân chia ở TV và ĐV là không cùng tiêu chí nên khó tìm điểm giống giữa TV và ĐV. Ví dụ, khi tìm những hình thức sinh sản vô tính ở cơ thể đa bào.

+ Nếu theo cách phân chia của SGK (TV có hai hình thức sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bào tử, trong sinh sản sinh dưỡng có các hình thức sinh sản bằng thân, rễ, lá... Còn ở ĐV có 4 hình thức sinh sản vô tính là: phân đôi, nảy chồi, phân mảnh và trinh sinh) sẽ thấy không có hình thức sinh sản nào giống nhau giữa TV và ĐV. Ngay trong sách hướng dẫn cũng chỉ ra hình thức sinh sản vô tính ở ĐV và TV chỉ giống nhau ở bản chất là không có sự kết hợp giao tử đực và giao tử cái và cơ thể mới tạo ra nhờ nguyên phân, còn các hình thức sinh sản là khác nhau.

+ Nếu khi phân chia các hình thức sinh sản ở TV và ĐV đều dựa vào bản chất cơ chế hình thành cơ thể mới từ tế bào làm nhiệm vụ sinh dưỡng hay tế bào làm nhiệm vụ sinh sản hay từ một phần cơ thể mẹ hình thành cơ thể con như thế nào thì có thể kết luận ở TV và ĐV đều có hai hình thức sinh sản vô tính là sinh sản bào tử và sinh sản sinh dưỡng, trong hình thức sinh sản sinh dưỡng có hai hình thức nảy chồi và tái sinh.

- Trong cùng một nội dung bài học, đề mục ở trong bài TV và trong bài ĐV phân chia cũng khác nhau, nội dung trong mỗi đề mục không thống nhất do đó khó tìm ra điểm chung. Ví dụ, quá trình sinh sản hữu tính

+ Ở bài “Sinh sản hữu tính ở TV” nội dung được chia thành 2 phần: phần I – Khái niệm; phần II – Sinh sản hữu tính ở TV có hoa (quá trình sinh sản hữu tính được nghiên cứu với ba giai đoạn: quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi; quá trình thụ phấn và thụ tinh; quá trình hình thành hạt, quả).

+ Ở bài “Sinh sản hữu tính ở ĐV” nội dung được chia làm 4 phần: phần I – Sinh sản hữu tính là gì; phần II – Quá trình sinh sản hữu tính ở ĐV; phần III – Các hình thức thụ tinh; phần IV - Đẻ trứng và đẻ con. Các hình thức thụ tinh, đẻ trứng và đẻ con là 2 giai đoạn trong quá trình sinh sản hữu tính trong khi đó SGK lại đưa hình thức thụ tinh, đẻ trứng và đẻ con ra một mục riêng. Việc phân chia như vậy không thống nhất với bài “Sinh sản hữu tính ở TV” gây khó khăn cho việc hướng dẫn HS tìm điểm tương đồng. Mặt khác, ở ĐV ngoài hai hình thức thụ tinh ngoài và thụ tinh trong, nếu xét về nguồn gốc giao tử thì còn hai hình thức thụ tinh nữa là tự thụ tinh và thụ tinh chéo. Trong khi đó, mục các hình thức thụ tinh chỉ nêu ra hai hình thức thụ tinh là thụ tinh ngoài và thụ tinh trong, hình thức thụ tinh chéo có được đề cập đến nhưng lại giới thiệu trong phần II.

Như vậy, theo cách trình bày của SGK tách riêng hoạt động sinh lý của TV và ĐV, cấu trúc trình bày mỗi nội dung cũng không tương ứng giữa TV và ĐV gây không ít khó khăn cho việc dạy hoạt động sinh lý ở cấp cơ thể. Vì vậy, cần phải có những biện pháp giảng dạy để khi sử dụng SGK vẫn thể hiện được quan điểm cấp cơ thể.

1.2.2.2. Hướng dẫn của sách giáo viên

Theo điều tra cho thấy, hiện nay GV chủ yếu dựa vào tài liệu hướng dẫn giảng dạy Sinh học 11 là SGV. Trong khi đó SGV lại chưa hướng dẫn

rõ ràng, ví dụ ở trang 5 (giới thiệu về Sinh học 11) cũng chỉ nói “mặc dù được chia làm hai phần nhưng các quá trình sinh lí diễn ra trong cơ thể TV và ĐV có những điểm chung và có những điểm riêng biệt. Sự giống nhau trong các chức năng sống chứng tỏ TV và ĐV có nguồn gốc thống nhất. Sự khác biệt trong các chức năng sống nói lên sự đa dạng, sự tiến hóa thích nghi của ĐV và môi trường sống...”. Điều này chưa làm rõ ý là GV phải dạy hoạt động sinh lí ở cấp cơ thể dựa vào hoạt động sinh lí ở TV và hoạt động sinh lí ở ĐV.

Mặt khác, SGV chưa gợi mở cho GV nên sử dụng biện pháp nào để thể hiện cấp cơ thể, ngay trong hướng dẫn cụ thể từng bài cũng không hướng dẫn làm thế nào để giúp HS có thể chỉ ra điểm tương đồng giữa TV và ĐV, ví dụ bài 18. Do đó, GV hiện nay hầu như dạy sinh lý TV và dạy sinh lý ĐV, kết quả là HS chỉ lĩnh hội được các khái niệm, quá trình rời rạc ở TV và ĐV mà không thấy được kiến thức sinh học chung ở cả TV và ĐV. Vì vậy, việc xác định các biện pháp giúp GV dạy Sinh học 11 theo đúng quan điểm cấp cơ thể là rất quan trọng.

Từ thực trạng cho thấy phần lớn GV còn lúng túng trong việc thực hiện mục tiêu dạy “Sinh học cơ thể”, chứng tỏ các giáo viên hiện nay chưa được bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm,

Chƣơng 2. BIỆN PHÁP HƢỚNG DẪN HỌC SINH HỌC CHƢƠNG I, IV SINH HỌC 11 THEO QUAN ĐIỂM CẤP ĐỘ CƠ THỂ

2.1. Biện pháp chung

Từ phần tổng quan về các biện pháp dạy học, có thể sử dụng các biện pháp sau vào dạy chương CHVC&NL, sinh sản Sinh học 11 theo quan điểm cấp cơ thể.

Một phần của tài liệu biện pháp hướng dẫn học sinh học chương i, iv sinh học 11 trung học phổ thông theo quan điểm cấp cơ thể đa bào của thế giới sống (Trang 36)