9. Cấu trúc luận văn
3.4.2. Phân tích định tính
Thông qua việc đánh giá sau mỗi tiết học và kết quả các bài kiểm tra đánh giá, chúng tôi có nhận xét là chất lượng lĩnh hội kiến thức về cấp độ cơ thể của HS lớp TN cao hơn hẳn lớp ĐC. Cụ thể, qua đánh giá các bài kiểm tra cuối giờ cho thấy HS lớp TN trả lời các câu hỏi theo cấp độ cơ thể tốt hơn lớp ĐC. Sau đây, là kết quả phân tích định tính 2 bài kiểm tra sau 2 tiết dạy TN:
Bài kiểm tra số 1:
Kiểm tra việc lĩnh hội kiến thức về bài “Sinh sản vô tính ở động vật” của HS theo quan điểm cấp độ cơ thể khi được dạy bằng các biện pháp mà đề tài đưa ra. Đề kiểm tra là câu hỏi về sinh sản vô tính ở cấp độ cơ thể, đòi
hỏi HS phải so sánh giữa sinh sản vô tính ở ĐV với sinh sản vô tính ở TV để tìm ra điểm tương đồng về các hình thức sinh sản vô tính giữa TV và ĐV thể hiện ở cấp cơ thể.
Câu hỏi:
Câu 1: Cơ thể đa bào có những hình thức sinh sản vô tính nào?
Câu 2: Trình bày cơ chế của một hình thức sinh sản vô tính ở cơ thể đa bào mà em biết. Lấy ví dụ đại diện có hình thức sinh sản đó?
- Ở câu hỏi thứ nhất: trong câu hỏi này đã có sự phân biệt rõ rệt về đáp án của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC. Học sinh nhóm lớp ĐC rất lúng túng trong cách trả lời, hầu hết các em trả lời các hình thức sinh sản vô tính ở ĐV, một số không biết phân tích tìm ra điểm tương đồng về hình thức sinh sản giữa TV và ĐV nên ghi cả hình thức sinh sản vô tính của TV và hình thức sinh sản vô tính của ĐV và ghi điểm giống nhau là khái niệm và cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính là nguyên phân. Trong khi đó, ở lớp TN đa số HS đều trả lời được các hình thức sinh sản ở cơ thể đa bào là: Sinh sản bằng bào tử; Sinh sản sinh dưỡng (nảy chồi và tái sinh), một số em còn lấy được ví dụ cho các hình thức sinh sản ở cấp cơ thể ở cả TV và ĐV. Ví dụ, bài làm của em Nguyễn Thị Huyền Trang đã trả lời “Ở cơ thể đa bào (động vật và thực vật) có các hình thức sinh sản: Bào tử (ví dụ: rêu, ong..); Nảy chồi (cây lá bỏng, thuỷ tức...); Tái sinh (cây rau má, giun dẹp...)” .
Như vậy, ở nhóm TN đã biết nêu các hình thức sinh sản vô tính ở cơ thể đa bào bằng cách chỉ ra các hình thức sinh sản có ở cả TV và ĐV. Trong khi đó nhóm lớp ĐC lại rất lúng túng khi trả lời câu hỏi này. Sự khác nhau trong câu trả lời cho thấy khái niệm ở cấp độ cơ thể của lớp TN cao hơn hẳn lớp ĐC.
- Ở câu hỏi thứ hai: trong câu hỏi này tỷ lệ HS ở nhóm lớp ĐC cũng trả lời được rất ít. Hầu hết HS trả lời cơ chế hình thức sinh sản phân đôi ở ĐV, rồi lấy đại diện ở trùng biến hình. Trong khi đó hầu hết HS nhóm lớp TN trả lời được cơ chế của một hình thức sinh sản và lấy được ví dụ ở cả TV và ĐV. Ví dụ, bài làm của em Tô Trung Hữu đã trả lời “Cơ chế hình thành cơ thể mới của hình thức sinh sản “nảy chồi” là: Từ một vị trí trên cơ thể mẹ, tế bào phân hóa rồi phân chia nguyên phân, phát triển thành cơ thể mới sau đó có thể tách khỏi cơ thể mẹ thành cơ thể sống độc lập. Ví dụ: Thủy tức, cây lá bỏng...”. Như vậy, khi yêu cầu HS trình bày cơ chế của một hình thức sinh sản vô tính ở cấp độ cơ thể đa bào thì hầu hết HS ở nhóm lớp ĐC trả lời được câu hỏi này, phân tích kết quả bài kiểm tra cho thấy hầu hết HS trình bày cơ chế của một trong các hình thức sinh sản: bào tử, nảy chồi hoặc tái sinh và lấy được ví dụ đại diện ở cả TV và ĐV. Bên cạnh đó, cũng có một số ít HS trả lời cơ chế của hình thức sinh sinh sản phân đôi, hoặc không trả lời được câu hỏi, điều này cũng phụ thuộc phần nào vào năng lực học tập của HS trong việc lĩnh hội kiến thức.
Tóm lại, với câu hỏi kiểm tra ở cấp độ cơ thể đa bào, HS không chỉ dừng lại ở mức hiểu, nhớ các hình thức sinh sản có ở từng đối tượng là TV và ĐV mà phải phân tích, tổng hợp, so sánh để tìm ra những hình thức sinh sản giống nhau giữa TV và ĐV thể hiện ở cấp cơ thể đa bào. Câu trả lời của HS nhóm lớp TN đã chỉ ra được các hình thức sinh sản vô tính ở cấp độ cơ thể đa bào chứng tỏ HS nắm vững được các hình thức sinh sản vô tính ở TV và ĐV. Trên cơ sở đó phân tích chỉ ra các hình thức sinh sản vô tính ở cơ thể đa bào là: Bào tử, sinh dưỡng (nảy chồi và tái sinh), chứng tỏ TV và ĐV thích nghi với phương thức sống khác nhau nhưng đều có những điểm chung thống nhất. Kết quả bài làm của nhóm TN đã góp phân chứng minh cho tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài đã nêu ra.
Bài kiểm tra số 2:
Câu hỏi: Tìm điểm giống và điểm riêng biệt về quá trình sinh sản hữu tính của động vật và thực vật?
Trong câu hỏi này, đòi hỏi HS vừa nắm vững quá trình sinh sản hữu tính ở cả TV và ĐV vừa phân tích, tổng hợp, so sánh để tìm được điểm giống và điểm khác nhau về quá trình sinh sản hữu tính ở TV và ĐV. Qua phân tích bài kiểm tra của HS cho thấy:
- Ở nhóm lớp ĐC, HS gặp nhiều khó khăn trong việc tìm điểm tương đồng. HS chủ yếu chỉ ra được điểm giống nhau về bản chất của sinh sản hữu tính là có sự kết hợp giao tử đực và giao tử cái, cơ sở tế bào học là nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. Chỉ có 6 HS chỉ ra được quá trình sinh sản hữu tính ở TV và ĐV đều qua 3 giai đoạn: hình thành giao tử, thụ tinh, phát triển phôi. Hầu hết HS nhóm lớp ĐC đều trả lời quá trình sinh sản hữu tính ở TV và ĐV khác nhau ở quá trình tạo giao tử, thụ tinh và phát triển phôi. Điều này chứng tỏ HS lớp ĐC chỉ nắm được kiến thức rời rạc biểu hiện ở TV và ĐV, kết quả bài kiểm tra cho thấy HS không biết so sánh để tìm điểm tương đồng giữa TV và ĐV, điểm giống nhau mà HS nêu ra ở cấp cơ thể cũng không đầy đủ và lôgic.
- Ở nhóm TN, HS đã được làm quen với các biện pháp hướng dẫn học chương sinh sản theo quan điểm cấp độ tổ chức cơ thể nên hầu như HS dễ dàng nhận ra điểm giống nhau về quá trình sinh sản hữu tính giữa TV và ĐV.
Ví dụ, bài làm của em Nguyễn Phương Thúy, em đã biết lập bảng để chỉ ra điểm giống và điểm khác:
So sánh TV ĐV
Khác
Giao tử đực và giao tử cái chưa được hình thành ngay sau giảm phân, mà phải trải qua thêm một số
Giao tử đực và giao tử cái hình thành ngay sau giảm phân.
lần nguyên phân.
TV hạt kín có thụ tinh kép. Không có thụ tinh kép
Giống
Quá trình sinh sản hữu tính qua 3 giai đoạn: hình thành giao tử, thụ tinh, phát triển phôi.
+ Hình thành giao tử: giao tử được hình thành nhờ quá trình giảm phân, giao tử mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội.
+ Thụ tinh: Là sự kết hợp giữa nhân giao tử đực và nhân giao tử cái.
Các hình thức thụ tinh: thụ tinh ngoài, thụ tinh trong, tự thụ tinh, thụ tinh chéo.
+ Phát triển phôi: Hợp tử nguyên phân phát triển thành phôi, phôi phát triển thành cơ thể mới.
Các hình thức phát triển phôi: phôi phát triển ngoài (đẻ trứng), phôi phát triển trong (đẻ con).
Như vậy, để làm được bài trên em Thúy vừa phải nắm vững quá trình sinh sản hữu tính ở TV và ĐV rồi từ đó mới rút ra điểm giống và khác nhau giữa hai giới.
Như vậy, ở nhóm TN học sinh đã biết phân tích nội dung SGK, kết nối nội dung kiến thức, lựa chọn những kiến thức cô đọng để chỉ ra được điểm giống và khác nhau. HS không chỉ biết sinh sản hữu tính ở ĐV và TV mà còn biết kết hợp lại trong tư duy để so sánh rút ra điểm tương đồng. Rõ ràng HS lớp TN đã hình thành được kiến thức sinh sản ở cấp độ cơ thể. Trong khi đó, ở lớp ĐC học sinh chỉ nắm được những kiến thức về sinh sản hữu tính rời rạc ở TV và ĐV. Mặc dù trong bài làm của các em cũng nêu được điểm giống nhau nhưng hầu như không chỉ ra được điểm giống nhau cơ bản. Từ kết quả của lớp TN và lớp ĐC cho thấy HS lớp TN hoàn thành được mục tiêu học tập theo quan điểm cấp cơ thể tốt hơn nhiều so với lớp ĐC. Kết quả này góp phần khẳng định giả thuyết khoa học mà đề tài đã đưa ra.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết Luận
1.1. Đề tài đã điều tra thực trạng dạy học hiện nay của GV đang giảng dạy Sinh học lớp 11 ở trường THPT theo quan điểm cấp độ cơ thể. Kết quả cho thấy hiện nay GV hầu như dạy hoạt động sinh lý TV và hoạt ĐV sinh lý TV mà không thực hiện được mục tiêu của Bộ Giáo dục là dạy theo quan điểm cấp cơ thể. Bên cạnh đó, những GV dạy Sinh học 11 theo quan điểm cấp cơ thể bằng cách chỉ ra điểm tương đồng thì lại hầu như không quan tâm đến biện pháp hướng dẫn HS chỉ ra được điểm tương đồng giữa TV và ĐV. Do đó, kết quả dạy học hiện nay là HS chỉ nắm được những kiến thức rời rạc về CHVC&NL, sinh sản ở TV và ĐV hoặc có chỉ ra điểm tương đồng nhưng ở mức độ thấp, không lôgic.
1.2. Từ cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận, chúng tôi đã đưa ra các biện pháp hướng dẫn HS học. Trong đó các biện pháp hướng dẫn học bao gồm: hướng dẫn HS học theo con đường lôgic; dùng kĩ thuật trong dạy học bằng cách sử dụng câu hỏi, bài tập, phiếu học tập hoặc tài liệu học tập; biện pháp tổ chức trên lớp hướng dẫn học sinh chỉ ra điểm tương đồng.
1.3. Áp dụng các biện pháp hướng dẫn HS học Sinh học 11 theo quan điểm cấp độ cơ thể mà đề tài đã đưa ra vào biên soạn các giáo án dạy TN tại trường THPT Thị Trấn Tủa Chùa. Kết quả cho thấy HS lớp TN không chỉ nêu được kiến thức nội dung sinh sản ở TV, ĐV mà còn biết so sánh chỉ ra điểm tương đồng giữa hai giới – là những điểm sinh sản ở cấp cơ thể. Như vậy, kết quả bước đầu khẳng định được các biện pháp hướng dẫn HS học Sinh học 11 theo quan điểm cấp độ cơ thể mà đề tài đưa ra là phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy Sinh học 11 theo quan điểm cấp độ cơ thể.