Biện pháp lôgic

Một phần của tài liệu biện pháp hướng dẫn học sinh học chương i, iv sinh học 11 trung học phổ thông theo quan điểm cấp cơ thể đa bào của thế giới sống (Trang 40)

9. Cấu trúc luận văn

2.1.1.Biện pháp lôgic

Bản chất của biện pháp này là sử dụng con đường lôgic để rút ra được những nội dung thể hiện ở cấp cơ thể. Con đường chung là khái quát hóa các kiến thức thuộc chương CHVC&NL, sinh sản ở TV, ĐV sau đó so sánh tìm ra điểm tương đồng trong từng hoạt động sống giữa TV và ĐV. Các kiến thức trong chương CHVC&NL, sinh sản thuộc kiến thức khái niệm, quá trình, quy luật. Vì vậy, khi xác định điểm tương đồng giữa TV và ĐV cần dựa vào các kiến thức này là tiêu chí để xác định.

Trong hướng dẫn học, GV vẫn phải giúp HS nêu được đặc điểm về quá trình CHVC&NL, sinh sản ở TV, ĐV như sách giáo khoa, đồng thời phải kết hợp sử dụng các biện pháp lôgic để HS chỉ ra được những điểm tương đồng giữa TV và ĐV về các hoạt động sống. Con đường lôgic có thể khác nhau nhưng kết quả chung là phải đưa biểu hiện sống ở từng giới về dấu hiệu chung có cùng bản chất sinh học.

Sinh học 11 giới thiệu những hoạt động sống qua hai đại diện là TV và ĐV rồi tìm điểm tương đồng trong từng mặt hoạt động sống xác định những diễn biến thuộc cấp cơ thể. Sách giáo khoa biên soạn theo hướng lồng ghép kiến thức Sinh học về CHVC&NL, sinh sản ở TV và ĐV điều này thuận lợi cho GV hướng dẫn HS chỉ ra hoạt động sống biểu hiện ở từng giới. Khi hình thành và phân chia khái niệm cần dựa vào cơ chế biểu hiện

để phân chia, giới TV và ĐV thích nghi theo hướng khác nhau, biểu hiện bề ngoài không giống nhau nên dựa vào tiêu chí là “hiện tượng” để hình thành và phân chia khái niệm sẽ thiếu chính xác hơn. Ví dụ: khi phân chia khái niệm sinh sản sinh dưỡng. Nếu dựa vào hiện tượng để phân chia (như SGK) thì ở TV có các hình thức sinh sản là: sinh sản bằng thân, rễ, lá còn ở ĐV có các hình thức: phân đôi, nảy chồi, phân mảnh. Với cách phân chia như trên thì khi tìm điểm tương đồng về các hình thức sinh sản sẽ gây không ít khó khăn cho HS. Tuy nhiên nếu xét về cơ chế hình thành cơ thể mới từ cơ quan dinh dưỡng thì cơ thể mới có thể hình thành bằng hai cách: thứ nhất một

hay một nhóm các tế bào của bộ phận sinh dưỡng trên cơ thể mẹ vừa nguyên phân, vừa biệt hóa hình thành cơ thể con mang đầy đủ đặc điểm của cơ thể mẹ, hình thức này gọi là nảy chồi có ở cả ĐV (thủy tức...) và TV (cây lá bỏng...); Thứ hai cơ thể con hình thành bằng cách từ một bộ phận sinh dưỡng bị tách ra khỏi cơ thể mẹ, các tế bào nguyên phân biệt hóa tái sinh những phần còn thiếu, hình thức này gọi là sinh sản tái sinh có ở cả TV (rau muống...) và ĐV (sao biển...).

Mỗi quá trình sinh học bao giờ cũng diễn ra qua ba khâu: mở đầu → diễn biến → Kết quả. GV khi hướng dẫn HS học phải giúp HS định hướng được các giai đoạn của quá trình về các yếu tố tham gia vào quá trình, cơ chế thực hiện, sản phẩm của quá trình.

- Biện pháp lôgic 1:

GV hướng dẫn HS học theo cấu trúc nội dung sách giáo khoa, cuối chương mới tổng kết những điểm chung giữa hai giới. Nghĩa là GV hướng dẫn tìm hiểu về quá trình CHVC&NL, sinh sản ở TV, ĐV rồi đến bài tổng kết chương mới so sánh rút ra điểm điểm tương đồng về khái niệm, quá trình và quy luật sinh học.

- Biện pháp lôgic 2:

GV xác định các tiêu chí so sánh về CHVC&NL, sinh sản sau đó tổ chức cho HS tìm hiểu nội dung từng tiêu chí đó biểu hiện như thế nào ở TV,

Thu nhận Vận Chuyển

Bài xuất chất cặn bã

Biến đổi

ĐV rồi sau đó rút ra điểm chung thể hiện ở cấp cơ thể. Mỗi tiêu chí để so sánh có thể là một nội dung nhỏ như một khái niệm, một quá trình, thậm chí chỉ là một giai đoạn nhỏ trong quá trình. Tuy nhiên, dạy theo lôgic này sẽ không theo đề mục phân chia như trong SGK, nhiệm vụ của GV là xác định được tiêu chí cần so sánh rồi hướng dẫn HS chắt lọc, tìm tòi thông tin trong SGK về TV, ĐV sau đó mới tổng kết rút ra điểm chung. Như vậy, theo biện pháp này HS phải tìm thông tin trên phạm vi rộng, để tăng hiệu quả của biện pháp này GV có thể kết hợp với biện pháp tổ chức học tập theo nhóm.

Ví dụ: Khi tìm hiểu về quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng. Trong các giai đoạn của quá trình chuyển hóa ở cơ thể:

MT ngoài Lá, rễ, hệ tiêu hóa Cơ quan chuyển hóa Chất hữu cơ, năng lượng

GV tổ chức cho HS tìm hiểu giai đoạn thu nhận vật chất bằng cách đưa ra các tiêu chí cần tìm hiểu là dạng vật chất, cơ quan và cơ chế thu nhận. Nhiệm vụ của HS phải nghiên cứu sách giáo khoa tìm nội dung của các tiêu chí trên biểu hiện ở TV, ĐV qua các bài (sự hấp thụ nước và muối khoáng, quang hợp, tiêu hóa, hô hấp), đồng thời so sánh điểm tương đồng giữa TV và ĐV theo bảng sau:

Bảng 2.1. So sánh quá trình thu nhận vật chất và năng lượng ở TV và ĐV

Giai đoạn thu nhận vật chất TV ĐV

- Dạng vật chất - Cơ quan thu nhận - Cơ chế hấp thụ

HS lần lượt tìm hiểu dạng vật chất, cơ quan, cơ chế thu nhận ở cả TV và ĐV, đồng thời so sánh để rút ra điểm tương đồng về giai đoạn thu nhận vật chất giữa TV và ĐV.

- Biện pháp lôgic 3:

GV xác định cho HS các tiêu chí cần tìm hiểu về CHVC&NL, sinh sản ở cơ thể. Việc tìm hiểu các nội dung có thể đi theo cấu trúc SGK, nghĩa là tìm những nội dung thể hiện hết các tiêu chí ở phần TV sau đó dùng phép suy luận tương tự chỉ ra điểm tương đồng tương ứng bên phần ĐV. Ví dụ: khi tìm hiểu quá trình chuyển hóa ở cơ thể, không tìm hiểu đồng thời từng tiêu chí ở cả TV và ĐV như ở biện pháp lôgic 2 mà tìm hiểu các giai đoạn thu nhận, vận chuyển, chuyển hóa, bài xuất ở TV rồi mới suy ra điểm tương đồng có ở bên ĐV theo bảng sau:

Bảng 2.2. Quá trình CHVC&NL ở TV và ĐV

CHVC&NL TV ĐV

Thu nhận - Dạng vật chất - Cơ quan thu nhận - Cơ chế hấp thụ Vận chuyển - Cơ quan - Cơ chế Bài xuất - Dạng vật chất - Cơ quan - Cơ chế

HS nghiên cứu SGK tìm ý trả lời các tiêu chí ở phần TV sau đó dùng suy diễn tương tự tìm điểm biểu hiện ở ĐV tương ứng với các nội dung tiêu chí đã tìm được ở TV.

Một phần của tài liệu biện pháp hướng dẫn học sinh học chương i, iv sinh học 11 trung học phổ thông theo quan điểm cấp cơ thể đa bào của thế giới sống (Trang 40)