Biện pháp kĩ thuật

Một phần của tài liệu biện pháp hướng dẫn học sinh học chương i, iv sinh học 11 trung học phổ thông theo quan điểm cấp cơ thể đa bào của thế giới sống (Trang 44)

9. Cấu trúc luận văn

2.1.2.Biện pháp kĩ thuật

Trong dạy học, một phần không thể thiếu là công cụ để GV hướng dẫn HS tìm ra tri thức. Trong hướng dẫn HS học phần “Sinh học cơ thể” sử dụng công cụ dạy học giúp HS tìm ra được những điểm khái quát chung cho hoạt động sống giữa TV và ĐV. Công cụ để hướng dẫn HS học có thể là những câu hỏi, bài tập, phiếu học tập.

Công cụ được coi như là phương tiện để GV hướng dẫn HS học. Để HS thực hiện được lôgic học phần sinh học cơ thể như phần trên đã nêu, GV phải sử dụng công cụ dạy học để hiện thực hóa kiến thức sinh học cơ thể cho trò. Khi đã xác định được lôgic dạy học, tùy vào đặc điểm nội dung của bài mà GV lựa chọn công cụ giảng dạy phù hợp để dẫn đến những tri thức theo lôgic dạy học đưa ra. Theo lôgic dạy học Sinh học cơ thể đã nêu trên, đề tài đưa ra công cụ để hướng dẫn dạy học là sử dụng câu hỏi, bài tập dạng bảng hệ thống hoặc sử dụng phiếu học tập.

2.1.2.1. Biện pháp sử dụng câu hỏi

Như ta đã biết, câu hỏi dùng để mã hóa nội dung dạy học. Trong dạy học Sinh học 11, GV có thể sử dụng nhiều dạng câu hỏi mang tính chất tái hiện hoặc vận dụng... Khi dạy theo quan điểm cấp cơ thể các câu hỏi trên vẫn được sử dụng, tuy nhiên để thể hiện được “Cấp cơ thể” nên sử dụng các câu hỏi dạng tổng hợp, phân tích, so sánh.

+ Sử dụng câu hỏi dạng tổng hợp:

Mỗi phần trong sách giáo khoa là cơ sở giúp HS hình thành những kiến thức về những hoạt động sống cụ thể biểu hiện ở TV và ĐV là kiến thức chuyên khoa. Những kiến thức chuyên khoa là cơ sở để rút ra những

khái niệm, quá trình, quy luật sinh học đặc trưng cho cấp độ cơ thể. GV vừa sử dụng nội dung sách giáo khoa, vừa bổ sung cơ sở dữ liệu để HS có nội dung tổng hợp kiến thức.

Ví dụ: Sử dụng câu hỏi để tổng hợp kiến thức khi HS học về giai đoạn thu nhận vật chất từ môi trường ngoài ở ĐV

Câu hỏi: Cơ thể ĐV thu nhận vật chất ngoài môi trường ở những dạng nào?

Với câu hỏi này, HS phải tìm những nội dung trong sách giáo khoa về giai đoạn thu nhận (có ở bài: tiêu hóa, hô hấp) để tìm vật chất mà cơ thể ĐV hấp thụ (thức ăn dạng phân tử hữu cơ, nước, iôn khoáng, CO2, O2); sau đó phân chia vật chất hấp thụ cùng dạng vào một nhóm rút ra được kết luận cơ thể ĐV thu nhận vật chất ở ba dạng: dạng phân tử vô cơ, dạng iôn, dạng hợp chất hữu cơ.

+ Sử dụng câu hỏi dạng phân tích

Đây là dạng câu hỏi ngược với câu hỏi dạng tổng hợp, GV có thể xác định điểm tương đồng rồi đặt câu hỏi để HS sinh phân tích, chứng minh tại sao giữa TV và ĐV lại có điểm tương đồng đó. Với dạng câu hỏi này, HS phải phân tích nội dung tri thức phần TV và ĐV đã lĩnh hội để tìm điểm tương đồng, đồng thời có thể đưa dẫn chứng để chứng minh sự tương đồng đó.

Ví dụ: Khi dạy các hình thức sinh sản sinh dưỡng, GV có thể đặt câu hỏi cho HS phân tích như sau: Vì sao có thể khẳng định sinh sản sinh dưỡng ở cơ thể đa bào có hai hình thức là sinh sản nảy chồi và sinh sản tái sinh?

Ở câu hỏi này GV đã đưa ra cho HS điểm tương đồng giữa TV và ĐV, nhiệm vụ của HS là phải phân tích để làm rõ bản chất khái niệm sinh sản nảy chồi và sinh sản tái sinh, sau đó lấy được các ví dụ về sinh sản nảy chồi và sinh sản tái sinh ở TV và ĐV.

Câu hỏi này chỉ sử dụng được sau khi HS đã học xong nội dung về CHVC&NL, sinh sản ở ĐV. Để trả lời câu hỏi so sánh HS phải trả lời cả điểm giống và khác nhau về đối tượng so sánh. Sử dụng câu hỏi so sánh HS phải phân tích kết hợp với tổng hợp kiến thức để tìm ra điểm giống và điểm khác. Câu hỏi so sánh trong hướng dẫn học Sinh học cơ thể giúp HS vừa tìm ra điểm tương đồng vừa chỉ ra được điểm riêng biệt giữa hai giới. Điểm tương đồng thể hiện nguồn gốc chung của sinh vật, điểm riêng biệt phản ánh sự thích nghi theo hướng khác nhau với tự nhiên. Câu hỏi được dùng để mã hóa nội dung dạy học, do đó câu hỏi so sánh sử dụng dạy sinh học cơ thể sử dụng mặt hoạt động sống ở TV và ĐV làm tiêu chí so sánh.

Ví dụ: Sau khi học xong bài hệ tuần hoàn ở ĐV, GV nêu câu hỏi cho HS như sau: So sánh quá trình vận chuyển các chất trong cơ thể giữa TV và ĐV? Để trả lời được câu hỏi này HS phải phân tích các yếu tố tham gia vào quá trình vận chuyển ở cả TV và ĐV, qua đó mới chỉ ra được điểm giống và điểm khác.

2.1.2.2. Biện pháp sử dụng bảng hệ thống

Bảng hệ thống giúp HS vừa hệ thống lại hoạt động sống ở TV, ĐV vừa dễ dàng so sánh tìm ra điểm tương đồng. Khi dạy sinh học cơ thể có thể sử dụng 3 dạng bảng sau để hình thành kiến thức:

Dạng 1: Sử dụng bảng để hình thành nội dung kiến thức về CHVC&NL, sinh sản ở TV hoặc ĐV. Với dạng bảng này chỉ cần sử dụng hai cột, một cột nêu các tiêu chí cần hệ thống, cột còn lại chỉ đối tượng là TV hoặc ĐV được hệ thống. Ví dụ

Bảng 2.3. Đặc điểm sinh sản vô tính ở ĐV

Sinh sản vô tính ĐV

Khái niệm

Cơ sở tế bào học Các hình thức sinh sản

Dạng 2: Sử dụng bảng để hệ thống đồng thời nội dung về CHVC&NL, sinh sản ở cả TV và ĐV. Bảng dạng này được chia thành 3 cột, cột thứ nhất thể hiện các tiêu chí cần hệ thống, hai cột còn lại chỉ đối tượng TV hoặc ĐV được hệ thống. Khi sử dụng bảng hệ thống này HS có thể so sánh điểm giống và điểm riêng biệt về CHVC&NL, sinh sản giữa TV và ĐV. Có thể khi sử dụng dạng bảng này, ví dụ bảng 2.4 thì mới chỉ dừng lại ở dạng so sánh đặc điểm có ở hai giới chứ trong bảng chưa thể hiện được điểm tương đồng, vì vậy sau khi HS hoàn thành bảng GV yêu cầu HS rút ra điểm tương đồng thuộc đặc điểm ở cấp cơ thể. Ví dụ: lập bảng hệ thống hướng dẫn HS học phần quá trình sinh sản hữu tính như sau:

Bảng 2.4. So sánh quá trình sinh sản hữu tính ở TV và ĐV

Sinh sản hữu tính TV ĐV Khái niệm Cơ sở tế bào học Hình thành giao tử Thụ tinh Phát triển phôi

Sau khi hoàn thành bảng trên, HS mới chỉ dừng lại phân biệt sinh sản hữu tính ở TV với ĐV. GV yêu cầu HS từ bảng hệ thống rút ra điểm tương đồng:

- Khái niệm: là hình thức sinh sản, có sự kết hợp giao tử đực và giao tử cái.

- Cơ sở tế bào học: nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. - Quá trình sinh sản qua ba giai đoạn:

+ Hình thành giao tử: nhờ quá trình giảm phân, giao tử mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n). Cơ thể đơn tính chỉ cho giao tử đực hoặc cái, cơ thể lưỡng tính cho cả giao tử đực và giao tử cái.

+ Thụ tinh: là sự kết hợp nhân giao tử đực với nhân giao tử cái. Các hình thức thụ tinh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Không gian thụ tinh: Thụ tinh ngoài; thụ tinh trong.  Nguồn gốc giao tử: Tự thụ tinh; thụ tinh chéo.

+ Phát triển phôi: Hợp tử nguyên phân liên tiếp phát triển thành phôi, phôi phát triển thành cơ thể mới.

Các hình thức phát triển phôi: Phôi phát triển ngoài; phôi phát triển trong. Dạng 3: Sử dụng giống bảng 2 nhưng thêm một cột thể hiện cấp cơ thể, nghĩa là sau khi HS hoàn thành nội dung ở cơ thể TV, ĐV sẽ rút ra điểm tương đồng thể hiện ở cấp cơ thể. Ví dụ:

Bảng 2.5. Đặc điểm các hình thức hinh sản vô tính ở TV, ĐV, cơ thể

Nội dung Đối tượng

Sinh sản vô tính

Các hình thức Cơ chế Nguyên nhân TV

ĐV

Cấp cơ thể

2.1.2.3. Biện pháp sử dụng phiếu học tập

Phiếu học tập được sử dụng để giao công việc cho HS, phiếu học tập có thể được thiết kế chỉ gồm những câu hỏi, hoặc bảng hệ thống, hoặc sử dụng cả câu hỏi, bảng hệ thống trong phiếu.

Ví dụ: Sử dụng phiếu phát triển kĩ năng phân tích a. Điền vào bảng sau:

SSVT TV ĐV

Khái niệm

Cơ sở tế bào học Các hình thức

b. Tại sao có thể khẳng định TV và ĐV đều có hai hình thức SS bào tử và sinh dưỡng?

HS nghiên cứu SGK, thảo luận hoàn thành phiếu, thông qua phân tích các dấu hiệu nguồn gốc giao tử hình thành cơ thể, cơ chế hình thành cơ thể bằng SSVT để phân tích chỉ ra TV và ĐV tuy là hai giới khác nhau nhưng vẫn có hình thức SSVT giống nhau là bào tử và sinh dưỡng.

Ví dụ: Sử dụng phiếu phát triển kĩ năng so sánh

Khi hướng dẫn học giai đoạn vận chuyển vật chất, GV có thể sử dụng phiếu sau:

So sánh giai đoạn vận chuyển vật chất giữa TV và ĐV

Giống:... Khác:

Giai đoạn vận chuyển TV ĐV

Dạng vật chất

Cơ quan vận chuyển Cơ chế vận chuyển Vai trò vận chuyển trong CHVC&NL

Sử dụng phiếu dạng so sánh giúp HS vừa chỉ ra điểm tương đồng và điểm riêng biệt về CHVC&NL, sinh sản ở TV và ĐV.

2.1.2.4. Biện pháp sử dụng tư liệu dạy học

Do cách biên soạn của SGK theo hướng lồng ghép sinh học cơ thể TV và cơ thể ĐV, nên nhiều mục SGK không đưa đủ thông tin để HS có cơ sở xác định điểm tương đồng. Để khắc phục nhược điểm này, trong khâu phân tích cấu trúc nội dung tìm điểm tương đồng và biện pháp giảng dạy, GV nên chú ý xác định nội dung SGK chưa thể hiện điểm tương đồng để

lấy tư liệu tham khảo cho HS. Ví dụ: Khi hướng dẫn HS tìm hiểu giai đoạn phát triển phôi ở cơ thể, ở phần ĐV có nói đến sau khi hợp tử hình thành phát triển thành phôi, phôi có thể phát triển trong cơ thể mẹ rồi mới được “đẻ” ra ngoài hoặc có hình thức khác là phôi phát triển bên ngoài cơ thể mẹ. Trong khi ở TV cũng có hai hình thức bảo vệ và phát triển phôi như vậy, nhưng SGK chỉ đề cập đến phôi phát triển ngoài cơ thể (sau khi hình thành phôi theo hạt và quả rời cơ thể mẹ phát tán đi khắp nơi, khi gặp điều kiện thuận lợi mới nảy mầm). Để HS có thêm cơ sở tìm điểm tương đồng GV có thể cung cấp tài liệu học tập để HS khái quát được nội dung CHVC&NL, sinh sản có ở TV, ĐV tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh rút ra điểm tương đồng.

Ví dụ: GV có thể cung cấp tài liệu cho HS khi tìm hiểu về sinh sản bằng hình thức “đẻ con” ở những cây vùng ngập mặn. “Cây ngập mặn cũng

như những loài TV khác khi đến tuổi, đến mùa đều ra hoa, kết trái, thực hiện chức năng bẩm sinh mà “Tạo hóa” đã ban cho. Điều rất thú vị, khi phải sống trong hoàn cảnh khó khăn của vùng ngập triều, một số loài cây ngập mặn như vẹt, đước, dà...có khả năng “sinh con”, một hiện tượng đặc biệt, hiếm gặp trên đời!. Ở những cây sinh con, quá trình tạo quả cũng giống như bao loài cây khác, chỉ có điều là hạt trong quả không qua giai đoạn nghỉ mà nảy mầm sớm và phôi phát triển thành cây con, thậm chí cả khi phôi đã chui ra khỏi vỏ quả khá dài, nhưng vẫn còn gắn liền với cây mẹ, được mẹ bù trì. Ở những đại diện thuộc chi Ô rô, Sú, Mắm..., hiện tượng sinh con có sai khác chút ít với lối sinh con điển hình. Hạt cũng nảy mầm, phôi cũng phát triển ngay khi quả còn ở trên cây mẹ, song do chỉ sử dụng nguồn thức ăn dự trữ trong quả nên không đủ sức chui ra khỏi vỏ quả. Người ta gọi hiện tượng này là “nửa sinh con”. “Sinh con” và “ nửa sinh con” là những hình thức thích nghi rất tinh tế mà cây ngập mặn đã kiếm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được trong quá trình tiến hóa. Nhờ đó, “con” khi rời khỏi “vòng tay mẹ” đã có sức lực để đối mặt với những thử thách của trường đời và dễ dàng định cư khi “chân” chạm đất trong hoàn cảnh sóng xô, gió giật và nền bùn của bãi triều còn nhũn nước...” [8, tr81-82].

Một phần của tài liệu biện pháp hướng dẫn học sinh học chương i, iv sinh học 11 trung học phổ thông theo quan điểm cấp cơ thể đa bào của thế giới sống (Trang 44)