Rơ-le điện từ 4.1.Cấu tạo

Một phần của tài liệu Giáo trình đào tạo máy trưởng hạng ba môn Vận hành, sửa chữa điện tàu Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Trang 26)

4.1.Cấu tạo

Rơ-le điện từ cĩ các bộ phận chính là mạch từ, cuộn dây, tiếp điểm, vỏ. Mạch từ được chế tạo từ vật liệu sắt từ gồm hai phần, phần tĩnh hình chữ U và phần động là tấm thép hình chữ I. Phần động nối liên kết cơ khí với tiếp điểm động.

Điểm khác biệt cơ bản giữa rơ-le điện từ và cơng tắc tơ là rơ-le điện từ chỉ cĩ một loại tiếp điểm điều khiển cĩ thể là thường đĩng hoặc thường mở, khơng cĩ hộp dập hồ quang, và khơng cĩ lị xo nén tiếp điểm mà sử dụng thanh đồng lai tiếp điểm tạo lực nén.

Cuộn hút Mạch từ Tấm động Lị xo

Tiếp điểm động

Tiếp điểm tĩnh thường đĩng

Tiếp điểm tĩnh thường mở

Đầu nối dây cuộn hút Hình -3.6. Cấu tạo của rơ-le điện từ.

4.2.Phân loại

Theo cuộn hút: cuộn hút 1 chiều & cuộn hút xoay chiều.

Theo dịng điện qua tiếp điểm: rơ-le mộ chiều, rơ-le xoay chiều. Theo số lượng cặp tiếp điểm: 2 cặp tiếp điểm, 3 cặp tiếp điểm, … Theo cấu trúc chân: chân trịn, chân dẹt.

Theo đế cắm rơ-le: đế trịn, đế vuơng.

4.3.Nguyên lý hoạt động

Khi cĩ dịng điện chạy qua cuộn dây sẽ sinh ra lực hút điện từ hút tấm động về phía lõi. Lực hút điện từ cĩ giá trị tỷ lệ thuận với bình phương dịng điện và tỷ lệ nghịch với khoảng cách khe hở mạch từ:

22 2 i. k F δ =

Khi dịng điện trong cuộn dây nhỏ hơn dịng tác động i < Itđ thì lực hút điện từ nhỏ hơn lực kéo lị xo F < Flx, tấm động đứng yên. Khi i > Itđ thì lực hút điện từ lớn hơn lực kéo lị xo F > Flx, tấm động bị hút về phía làm cho khe hở mạch từ nhỏ nhất, tức là hút về phía phần tĩnh. Khi khe hở mạch từ nhỏ, lực hút càng tăng, tấm động được hút dứt khốt về phía phần tĩnh và tiếp điểm động được đĩng vào tiếp điểm tĩnh.

Khi dịng điện trong cuộn dây giảm i < itđ lực lị xo sẽ thắng lực hút điện từ. Lị xo kéo tấm động ra khỏi phần tĩnh, khe hở mạch từ tăng, lực điện từ càng giảm, lị xo kéo dứt khốt tấm động về, tiếp điểm động rời khỏi tiếp điểm tĩnh.

4.4.Các thơng số cơ bản

Điện áp định mức cuộn hút: là điện áp cấp cho cuộn hút làm việc ở chế độ lâu dài. Điện áp này cĩ thể là một chiều 9V, 12V, 24V, 110V, 220V, 440V, và 24V, 110V, 220V, 440V xoay chiều. Điện áp này ghi trên cuộn hút.

Điện áp định mức Uđm: điện áp làm việc lâu dài của mạch điện mà rơ-le khống chế, điện áp định mức cĩ thể là 24V, 110V, 220V, 440V một chiều và 24V, 110V, 127V, 220V, 380V, 500V xoay chiều.

Dịng điện định mức Iđm: dịng điện dài hạn qua tiếp điểm của rơ-le mà khơng làm hỏng tiếp điểm.

Tuổi thọ cơ khí: được tính bằng số lần đĩng ngắt, thường là vài trăm ngàn lần đĩng ngắt khơng điện, và 1 trăm ngàn lần đĩng ngắt cĩ dịng định mức.

V-Rơ-le trung gian

Rơ-le trung gian thực chất là một rơ-le điện từ cĩ kích thước nhỏ, làm nhiệm vụ khuếch đại hoặc chuyển mạch tín hiệu điều khiển. Trong sơ đồ điều khiển, rơ-le trung gian nằm ở vị trí trung gian giữa thiết bị điều khiển cơng suất nhỏ và thiết bị điều khiển cĩ cơng suất lớn hơn hoặc giữa các thiết bị điều khiển cơng suất nhỏ.

1) 2)

a) Rơ-le trung gian

1) Đế rơ-le trung gian 2) Rơ-le trung gian

b) Ký hiệu tiếp điểm rơ-le trung gian

1) Tiếp điểm thường mở; 2) Tiếp điểm thường đĩng Hình -3.7. Rơ-le trung gian.

Rơ-le trung gian cĩ cấu tạo tương tự rơ-le điện từ, nhưng khơng cĩ cơ cấu điều chỉnh lực hút, yêu cầu phải tác động tốt khi điện áp thay đổi trong phạm vi

± 15% điện áp định mức. Thời gian tác động nhanh hơn và tần số tác động lớn

hơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình đào tạo máy trưởng hạng ba môn Vận hành, sửa chữa điện tàu Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Trang 26)