Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận về gia đình, điều tra,

Một phần của tài liệu Những nhân tố tác động đến sự biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay (Trang 92)

khảo sát toàn diện về gia đình

Hoạt động thực tiễn cần có lý luận chỉ đường. Trong nhiều năm, công tác nghiên cứu về gia đình ở nước ta chưa được đầu tư đúng mức. Vì vậy, tiếp tục triển khai các đề tài nghiên cứu về gia đình nói chung và sự biến đổi của gia đình nói riêng sẽ giúp cho các cơ quan quản lý của Nhà nước có được những chính sách kịp thời để xây dựng gia đình.

Muốn đẩy mạnh công tác nghiên cứu về gia đình, cần có sự liên thông giữa giới nghiên cứu gia đình với các cơ quan phụ trách vấn đề gia đình như: Sở văn hóa thông tin, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Mặt trận tổ quốc.

Trong bối cảnh hiện nay, gia đình Việt Nam tuy có những nhân tố mang tính ổn định nhưng mặt khác, cũng đang đứng trước những thử thách to lớn: vừa phải hoà nhập với thế giới hiện đại, đáp ứng nhu cầu giao lưu và hợp tác quốc tế, mặt khác lại phải giữ được những nét đặc sắc của văn hóa dân tộc. Việc kế thừa và phát huy giá trị đạo đức gia đình truyền thống phải gắn liền với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tránh đứt đoạn với truyền thống và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Muốn vậy, phải tăng cường giáo dục gia đình, Nhà nước phải có một chiến lược quốc gia về gia đình và coi đây là một bộ phận quan trọng trong chiến lược ổn định và phát triển đất nước, phải tăng cường công tác nghiên cứu về gia đình, tuyên truyền, giáo dục hệ giá trị gia đình truyền thống trong nhà trường, trên các phương tiện thông tin đại chúng…góp phần củng cố sự bền vững của gia đình Việt nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế.

Trên đây là những giải pháp cơ bản để xây dựng và củng cố gia đình Việt Nam trước sự tác động tiêu cực của các nhân tố đến gia đình ở nước ta.

Kết luận chƣơng 2

Dưới sự tác động mạnh mẽ của các nhân tố khách quan và chủ quan gia đình Việt Nam biến đổi khá toàn diện. Với sự năng động của nền kinh tế thị trường cùng với quá trình hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Trong đó, có các gia đình với sự thích ứng nhanh của mình đã làm cho đời sống kinh tế của gia đình mình có bước phát triển đáng kể. Đây là điều kiện rất tốt để các bậc cha mẹ, ông bà chăm sóc và giáo dục toàn diện cho con cháu. Gia đình Việt Nam hiện nay, đang có những biến đổi sâu sắc từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại, gia đình đa thế hệ sang gia đình chỉ có hai thế hệ. Bước chuyển này đã tạo điều kiện cho các quan hệ: dân chủ, bình đẳng, tiến bộ trong gia đình được phát triển và thể hiện trong thực tiễn cuộc sống. Tình trạng coi thường phụ nữ, mệnh lệnh, áp đặt đối với thế hệ trẻ đã giảm đi rõ rệt. Không ít gia đình cha mẹ đã thực sự trở thành “người bạn đồng hành” đáng tin cậy của con trong mọi công việc và hoàn cảnh. Điều này, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giáo dục và hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ, giúp họ định hướng, bản lĩnh, tự tin, năng động và sáng tạo trong việc tiếp nhận và xử lý các thông tin đa chiều cạnh của xã hội hiện đại...đó là những bước chuyển cần thiết và tất yếu dưới tác động của thời đại, của sự nghiệp đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Gia đình Việt Nam do vậy đang trở lại và đó là sự trở lại trên cơ sở cao hơn, tiến bộ hơn, tốt đẹp hơn, thực hiện hoàn hảo hơn những chức năng vốn có của một thiết chế xã hội đặc biệt. Tuy nhiên, để thích nghi với cuộc sống hiện đại, mỗi người đều bị cuốn theo công việc của riêng mình với mục đích kiếm thêm thu nhập, thời gian dành cho gia đình cũng vì vậy mà ít đi. Con người như rơi vào vòng xoáy của đồng tiền và vị thế xã hội mà vô tình đánh mất tình cảm gia đình. Các thành viên ít quan tâm lo lắng đến nhau và ít

giao tiếp với nhau làm cho mối quan hệ gia đình trở nên rời rạc, lỏng lẻo...chính sự coi trọng kinh tế, đặt kinh tế lên hàng đầu ấy đã làm cho những giá trị tốt đẹp xưa của gia đình bị phai nhạt dần, thậm chí còn dẫn đến những hệ lụy đau lòng.

Để gia đình Việt Nam có thể tự miễn nhiễm với sự tác động tiêu cực của quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế thì Đảng và Nhà nước cần quan tâm hơn nữa tới xây dựng gia đình ở nước ta, đặc biệt là mô hình gia đình văn hóa. Đảng và Nhà nước cần quan tâm phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng gia đình ấm no. Cần tiến hành thường xuyên công tác nghiên cứu sự biến đổi gia đình để đưa ra định hướng phát triển gia đình Việt Nam bền vững – để mỗi gia đình thực sự là một tế bào khỏe mạnh góp phần vào xây dựng đất nước.

KẾT LUẬN

Đất nước thịnh suy, dân tộc có phát triển bền vững hay không? Điều này phụ thuộc rất nhiều vào nguồn lực trong đó nguồn lực con người là vô cùng quan trọng. Nguồn lực con người chất lượng cao hay thấp, tốt hay xấu phần lớn phụ thuộc vào sự tiến bộ gia đình trong đó vai trò giáo dục của gia đình là vô cùng quan trọng. Và vai trò của gia đình đang ngày càng được xã hội quan tâm, được đề cập trong nhiều nghị quyết của Đảng, trong chính sách của Nhà nước. Gia đình là nơi con người được sinh ra và lớn lên được giáo dục để hình thành nên những nhân cách tốt đẹp để chuẩn bị bước vào cuộc sống.

Sự biến đổi về hình thái, các chức năng, mối quan hệ giữa các thành viên và vai trò của người phụ nữ trong gia đình…đã làm cho gia đình Việt Nam có điều kiện phát triển kinh tế trở thành một thực thể ngày càng hoàn thiện, năng động và phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều biến động và giao lưu hội nhập với các nền văn hóa, các thành tựu của văn minh nhân loại. Gia đình Việt Nam cũng tiếp thu nhiều tinh hoa, giá trị của gia đình hiện đại như: tôn trọng tự do cá nhân, dân chủ trong mọi quan hệ, bình đẳng nam nữ…

Cùng với những cơ hội và những điều kiện thúc đẩy sự phát triển tiến bộ, gia đình Việt Nam cũng chịu nhiều tác động tiêu cực và đang đứng trước nhiều nguy cơ, thách thức. Cuộc sống của xã hội hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế, ở một góc độ nào đó đã phá vỡ nề nếp gia phong, đạo đức của gia đình truyền thống gia đình Việt Nam. Nhịp sống hối hả với những vòng quay của công việc, học hành khiến những bữa cơm trong gia đình hiếm khi đông đủ. Cuộc sống tiện nghi với những phương tiện công nghệ cao đã tạo nên những “ốc đảo” ngay trong mỗi gia đình, khiến cho các cá nhân sống khép kín.

Từ việc nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi của gia đình sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách có một cái nhìn đầy đủ hơn về

xu hướng biến đổi của gia đình để xây dựng chiến lược phát triển gia đình phù hợp và góp phần thay đổi nhận thức xã hội trong việc xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc.Sự hùng cường của một quốc gia, sự bền vững của một dân tộc phải bắt đầu từ gia đình, Người khẳng định:“Rất quan tâm đến gia đình là

đúng và nhiều gia đình mới cộng lại thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải chú ý hạt nhân cho tốt”[34].

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Kim Anh (2004), Thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay. Tạp chí Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em kỳ I.

2. Trần Thị Vân Anh (2004). Chức năng kinh tế của gia đình Việt Nam, Trong: Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em, Lê Ngọc Văn (chủ biên), 2004.

Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với gia đình Việt Nam hiện nay, Hà Nội, tr 173 – 198.

3. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Giáo trình chủ nghĩa xã hội học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục thống kê, Unicef, Viện gia đình và giới: báo cáo tóm tắt Điều tra gia đình Việt Nam, 2008, tr21. 5. Lương Thị Cảnh (2005), “Gia đình Việt Nam trước thách thức toàn cầu

hóa”, Tạp chí Gia đình và trẻ em, số 8.

6. Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Văn, Nguyễn Linh Khiếu (2002), Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

7. Phạm Thị Bình (2009), Quan điểm của C. Mác và Ănghen về gia đình trong mối quan hệ với sự phát triển kinh tế - xã hội, Tạp chí Triết học (6), tr 55 - 59.

8. Phạm Thị Bình (2011), Tác động của kinh tế thị trường đến chức năng giáo dục của gia đình Việt Nam hiện nay. Tạp chí Lý luận chính trị (9), tr 63 – 68.

9. Bùi Đình Châu (2002), Văn hóa gia đình, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 10. Đảng cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

11. Đảng cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr65.

12. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.235-246. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14. Trần Hàn Giang (2006), “Ảnh hưởng của toàn cầu hoá đối với gia đình Việt Nam trong 10 năm qua”, Tạp chí khoa học về Phụ nữ, (4), tr.7-10. 15. Vũ Quang Hà, Các lý thuyết xã hội học, tập 1, Nxb Đại học quốc gia, Hà

Nội, 2001, tr 164.)

16. Phạm Minh Hạc và Nguyễn Khoa Điềm (2003), Về sự phát triển và xây dựng con người trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Bùi Thu Hằng (2001), “Bạo lực trong gia đình”, Khoa học về phụ nữ. 18. Lê Như Hoa (2001), Văn hóa gia đình với việc hình thành và phát triển

nhân cách trẻ em, Viện Văn Hóa - Thông tin, Hà Nội.

19. Ngô Công Hoàn (1999), Tâm lý học gia đình, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội 20. Trần Đình Hượu (1992), Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt

Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

21. Đặng Cảnh Khanh – Lê Thị Quý (2009), Gia đình học, Nxb Chính trị quốc gia – Hành chính, Hà Nội.

22. Vũ Khiêu (2001), Văn hoá Việt Nam xã hội và con người, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

23. Nguyễn Linh Khiếu (1999), Gia đình và một số vấn đề đặt ra ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Triết học (3), tr 59 – 61.

24. Nguyễn Linh Khiếu (2001), Gia đình và phụ nữ trong biến đổi văn hóa xã hội nông thôn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

25. Nguyễn Linh Khiếu (2006), Giáo dục gia đình hướng tới xây dựng con nguời thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Tạp chí Cộng sản, (12), tr.32-36.

26. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. C. Mác và Ph Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. C. Mác và Ph Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. C. Mác và Ph Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Trần Thị Tuyết Mai (2008), Văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Tạp chí Cộng sản số 161.

31. Dương Thị Minh (2004), Gia đình Việt Nam và vai trò người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 34. Hồ Chí Minh (1980), Toàn tập, tập 12, Nxb Sự thật, Hà Nội.

35. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 394.

36. Hoàng Phê (chủ biên 1997), Từ điển Tiếng Viêt, Nxb Đà Nẵng.

37. Quan hệ các thế hệ trong gia đình Việt Nam hiện nay từ góc độ xã hội học (2005), Lao động và công đoàn, (343), tr.46-47.

38. Lê Thị Quý (2000), Bạo lực trong gia đình và bất bình đẳng trong quan hệ giới, Khoa học về Phụ nữ, (4), tr.18.

39. Lê Thị Quý (1991), Một số vấn đề về bạo lực gia đình hiện nay, Tạp chí Khoa học về Phụ nữ, số 4.

40. Lê Thị Quý (1998), Bất bình đẳng nam nữ nhìn từ góc độ lịch sử, Tạp chí Khoa học về Phụ nữ, số 32.

41. Lê Thị Quý (2003), Suy nghĩ về xây dựng chiến lược phát triển gia đình hiện nay, Tạp chí Cộng sản, số 30.

42. Đỗ Thị Thạch (2005), Phát huy nguồn lực trí thức nữ Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

43. Lê Thảo (2009), Gia đình Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, Tạp chí Cộng sản, tr 82 – 85.

44. Lê Thị Thắm (2012), Sự tác động của khoa học – công nghệ đến gia đình Việt Nam hiện đại. Tạp chí Triết học (5), tr 69 -74.

45. Mai Thị Việt Thắng (2004), Sự phát triển và xung đột giữa cha mẹ và con cái, Khoa học về Phụ Nữ, (4), tr.60-62. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

46. Lê Thi ( 1995), Vai trò của gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân cách của con người Việt Nam, đề tài KX 07/09, Hà Nội.

47. Lê Thi (1997), Bài viết: Gia đình Việt Nam và xây dựng văn hóa gia đình trong công cuộc đổi mới, trong “Xây dựng gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi mới”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

48. Lê Thi (2003), Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới, Nxb Khoa hoc xã hội, Hà Nội

49. Lê Thi (2006), Phát huy những giá trị tốt đẹp của truyền thống để xây dựng gia đình hiện đại, Khoa học về Phụ nữ, (1), tr.35-45.

50. Nguyễn Thị Thiềng. Tạp chí Dân số & Phát triển, website Tổng cục Dân số và KHHGĐ)

51. Nguyễn Thị Thọ (2003), Tác động tích cực của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tới đạo đức gia đình truyền thống, Tạp chí Lý luận Chính trị (8), tr 14-17.

52. Trịnh Thị Thúy (2009), Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tạp chí Giáo dục lý luận, tr 52 – 56.

53. Alvin Toffer. Đợt sóng thứ 3, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007, tr 369 – 370).

54. Đặng Ánh Tuyết (2005), Gia đình và vị thế người phụ nữ qua “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”, Tạp chí Lý luận chính trị, (11), tr.15-25.

55. Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ (1995), Gia đình Việt Nam các trách nhiệm, nguồn lực trong sự đổi mới đất nước, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

56. Ủy ban dân số gia đình và trẻ em, 2004, báo cáo tổng hợp để tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ:tìm hiểu thực trạng phụ nữ kết hôn với người Đài Loan tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

57. Lê Ngọc Văn (chủ biên 2011), Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam,

Một phần của tài liệu Những nhân tố tác động đến sự biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay (Trang 92)