Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, quản lý của các cấp

Một phần của tài liệu Những nhân tố tác động đến sự biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay (Trang 78)

cấp chính quyền và hoạt động của các tổ chức xã hội đối với công tác gia đình

Công tác gia đình phải là một nội dung quan trọng trong các kế hoạch hành động của các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp. Đưa nội dung công tác gia đình vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và các kế hoạch hàng năm của ngành và của địa phương.Cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp cần xác định công tác gia đình là một trong những nội dung quan trọng trong các kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; xem đây là

nhiệm vụ thường xuyên; xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể giải quyết những thách thức khó khăn về gia đình và công tác gia đình; xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình; phòng chống các tệ nạn xã hội, bạo lực trong gia đình; đấu tranh chống lối sống thực dụng, vị kỷ, đồi truỵ; tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ sự ổn định và phát triển của gia đình. Quan tâm một cách thiết thực và toàn diện hơn nữa đối với phụ nữ, nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người để xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc bền vững”.

Tiếp tục kiện toàn bộ máy, cán bộ làm công tác gia đình để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý, tổ chức thực hiện công tác gia đình từ Trung ương đến địa phương. Đơn vị cấp tỉnh có bộ máy chuyên trách, đơn vị cấp huyện có bộ máy chuyên trách, cấp xã, phường có bộ máy chuyên trách hoặc bán chuyên trách, cấp thôn có cộng tác viên làm công tác gia đình.

Nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cộng tác viên làm công tác gia đình.

Tăng cường kiểm tra, giám sát thi hành pháp luật, chính sách, thực hiện các nhiệm vụ công tác liên quan đến gia đình nhằm bảo vệ các quyền lợi, lợi ích hợp pháp của các gia đình, thúc đẩy việc thực hiện các nghĩa vụ của các gia đình, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực gia đình.

Bảo đảm đủ nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước cho công tác gia đình. Khuyến khích đầu tư của các tổ chức, cá nhân, các tổ chức phi chính phủ trong nước và ngoài nước trong việc hỗ trợ các gia đình phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống phù hợp với nguyện vọng các gia đình của pháp luật.

Triển khai các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của gia đình trong đời sống cá nhân và trong sự nghiệp công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước, về chủ trương, pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến gia đình trên các phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông trực tiếp.

Trong nhà trường, ngoài xã hội thông qua các hình thức văn học, nghệ thuật, thông qua công tác báo chí cần làm cho mọi người nhận thức được những yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực, yêu cầu về kỷ luật lao động, về những quy định pháp luật trong công nghiệp hóa, trong hội nhập quốc tế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi người lao động phải có trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, có ý thức tổ chức kỷ luật. Nếu không có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cao sẽ không thể có công ăn việc làm, sẽ thất nghiệp. Từ đó đòi hỏi các gia đình chăm lo tới giáo dục, đào tạo.

Hội nhập quốc tế có mặt tiêu cực và cả mặt tích cực. Cần phải làm cho mọi người trong gia đình hiểu được điều đó. Mặt tích cực là con người có thể tiệp nhận nhanh tri thức của nhân loại, có thể phát huy được những mặt tích cực và tiềm năng, thế mạnh của đất nước, con người có thể hiểu và biết được văn hóa nhiều nước. Bên cạnh những mặt tích cực do công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế cũng gây ra những thách thức tiêu cực. Trong công nghiệp hóa hiện đại hóa bên cạnh năng suất lao động được tăng lên, đời sống của người dân được cải thiện, điều kiện học tập của người dân được nâng lên thì tình trạng ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất ngày càng gia tăng, các chất dư trong thức ăn ngày càng có hại cho sức khỏe con người. Kinh tế thị trường cũng đang gây ra những hậu quả xấu từ hàng giả, hàng nhái, lừa đảo trong kinh doanh có xu hướng gia tăng, buôn lậu, ma túy, trộm cắp, tệ nạn xã hội cũng ngày càng diễn biến phức tạp. Hội nhập quốc tế cũng đang tạo ra những thách thức to lớn cho công ăn việc làm của người lao động. Những nước tiên tiến có công nghệ hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến, do vậy giá cả hàng hóa rẻ hơn giá hàng trong nước sản xuất ra. Sự tràn ngập các hàng hóa của các nước tiên tiến đang làm cho hàng

hóa không bán được dẫn tới không ít các xí nghiệp phá sản. Điều đó đang uy hiếp công ăn việc làm của người lao động. Hội nhập quốc tế cùng với khoa học công nghệ tràn vào nước ta kéo theo cả những tệ nạn xã hội, làm phá hoại văn hóa truyền thống. Từ những tiêu cực này, cần phải tuyên truyền cho người dân hiểu để từng thành viên trong gia đình có hiểu biết nhất định để hạn chế mặt tiêu cực của chúng.

Cần biên soạn và phổ biến các tài liệu truyền thông về vai trò của gia đình, chất lượng các mối quan hệ gia đình, mối quan hệ của gia đình với các thiết chế xã hội khác. Tổ chức các câu lạc bộ, các buổi sinh hoạt cộng đồng về nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng xử trong gia đình, giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn vợ chồng, mâu thuẫn cha mẹ và con cái, mâu thuẫn con cháu với người cao tuổi trong gia đình.

Tổ chức các khóa học giáo dục tiền hôn nhân, giúp cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, để họ hiểu biết và thực hiện đúng luật hôn nhân và gia đình, hạn chế và đi đến chấm dứt tình trạng kết hôn sớm trước tuổi luật định của thanh niên trong một số dân tộc ít người.

Đưa nội dung giáo dục về gia đình vào chương giáo dục phổ thông thích hợp với các cấp học.

Xây dựng hệ thống tư vấn gia đình, cung cấp các dịch vụ về kỹ năng ứng xử trong gia đình như: kỹ năng làm vợ, làm chồng, làm cha mẹ, trách nhiệm của nam giới đối với công việc gia đình, tổ chức hoạt động tư vấn giải quyết bạo lực gia đình…

Cần tăng cường công tác quản lý của Nhà nước về những vấn đề nhạy cảm như: internet, vũ trường, sàn nhảy. Để cho những hoạt động này đáp ứng được nhu cầu học tập, vui chơi, giải trí của thế hệ trẻ; đồng thời góp phần giáo dục, xây dựng nhân cách của họ. Cần xử lý nghiêm minh đối với những cơ sở hoạt động thiếu lành mạnh, vi phạm đạo đức, lối sống của người Việt Nam. Đồng thời kiên quyết xử lý những cán bộ có những biểu hiện bao che cho

những cơ sở nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, quán internet, vũ trường vi phạm những quy định của Nhà nước.

Nhà nước cần có những biện pháp hữu hiệu ngăn chặn những phim ảnh đồi trụy, những loại ma túy độc hại xâm nhập vào Việt Nam, để giảm bớt tình trạng nghiện ma túy. Đặc biệt, Nhà nước cần có những biện pháp quản lý các đối tượng nghiện hút, tổ chức cai nghiện tập trung một cách hiệu quả để từng bước làm giảm tệ nạn nghiện hút trong thanh thiếu niên. Đồng thời kiên quyết đấu tranh với tệ nạn cờ bạc, cá cược. Tất cả nhằm góp phần làm giảm những tệ nạn này trong xã hội, để mang lại hạnh phúc cho nhiều gia đình.

Một phần của tài liệu Những nhân tố tác động đến sự biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay (Trang 78)