đức truyền thống
Việc kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức của gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế là một việc làm thể hiện sự kế thừa các di sản truyền thống của dân tộc.
Việc tăng cường các hoạt động tuyên truyền cần thông qua một số biện pháp sau đây:
Thứ nhất, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (sách báo, đài, vô tuyến truyền hình, internet…) để tuyên truyền các gia trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Ca ngợi, biểu dương những gương tốt về gia đình hòa thuận hạnh phúc, những bậc cha mẹ gương mẫu, con cái hiếu thảo, anh chị em thương yêu đùm bọc lẫn nhau, nghĩa tình hàng xóm láng giềng…
Thứ hai, mở rộng các hoạt động xã hội về hôn nhân và gia đình, ví dụ như các câu lạc bộ tình yêu hôn nhân và gia đình (chương trình Tình yêu của tôi trên VTV3), các câu lạc bộ hạnh phúc gia đình, câu lạc bộ ông – cháu (chương trình Bà kể cháu nghe trên VTC), phim hoạt hình…thông qua các hoạt động đó, mỗi thành viên trong gia đình đều có những biến chuyển nhất định trong việc tiếp thu, giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức gia đình truyền thống bên cạnh hệ giá trị đạo đức hiện đại.
Thứ ba, đưa nội dung giáo dục giá trị đạo đức gia đình truyền thống vào trong nhà trường ở mọi cấp học. Tùy theo lứa tuổi mà nội dung đưa vào cho phù hợp. Việc giáo dục đạo đức truyền thống ấy không chỉ là việc giảng giải các điều đã ghi trong sách giáo khoa mà còn ở trong những lời khuyên bảo, nhắc nhở hàng ngày. Muốn vậy, giáo viên cũng phải là người được trang bị rất đầy đủ các kiến thức về truyền thống trong đó có các giá trị đạo đức của gia đình truyền thống.
Thứ tư, đưa ra các chuẩn mực của gia đình mới, với những chuẩn mực về đạo đức trong quan hệ vợ chồng, cha mẹ với con cái, anh chị em với nhau…những chuẩn mực đó phải thể hiện rõ sự kết hợp hài hòa giữa những giá trị của gia đình truyền thống và hiện đại. Trong đánh giá, tổng kết phải thật sự chú ý các chuẩn mực đạo đức, không chạy theo thành tích dẫn tói đánh giá một cách hình thức.