Những nhân tố tác động đến sự biến đổi của gia đình Việt Nam

Một phần của tài liệu Những nhân tố tác động đến sự biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay (Trang 29)

Gia đình Việt Nam đang có sự biến đổi trong cấu trúc và chức năng. Sự biến đổi của gia đình chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố. Nhân tố là yếu tố cần thiết gây ra, tạo ra cái gì đó. (36, tr 688). Như vậy, có thể hiểu nhân tố là những yếu tố gây nên những biến đổi nhất định, ở đây xem xét những yếu tố gây ra những biến đổi của gia đình.

Có thể nói những nhân tố đã và đang gây ra những biến đổi của gia đình Việt Nam có nhiều và có thể phân ra thành nhiều cách khác nhau. Ở đây, tôi chỉ xem xét mốt số nhân tố cơ bản đang tác động đến sự biến đổi của gia đình ở nước ta. Trong cách tiếp cận các nhân tố đó, tôi chia thành nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. Những nhân tố nào ở bên ngoài tác động đến sự biến đổi của gia đình được xem là nhân tố khách quan, những nhân tố nào diễn ra trong nội bộ gia đình được xem là nhân tố chủ quan. Tuy nhiên, sự phân chia thành nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan cũng chỉ mang tính chất tương đối và các nhân tố này có sự tác động qua lại lẫn nhau. Sự phân chia này có thể còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng trong giới hạn của một Luận văn Thạc sỹ tôi đưa ra cách phân chia như vậy.

Nhân tố khách quan bao gồm sự tác động của kinh tế thị trường,

quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, quá trình toàn cầu hóa.

Thứ nhất: Kinh tế thị trường với biến đổi gia đình.

a Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Theo C. Mác, kinh tế thị trường là một giai đoạn phát triển tất yếu của lịch sử mà bất cứ nền kinh tế nào cũng phải trải qua để đạt tới nấc thang cao hơn trên con đường phát triển. Và nền kinh tế tư bản chủ nghĩa chính là nền kinh tế thị trường phát triển đến trình độ phổ biến và hoàn chỉnh. Nấc thang cao hơn chính là nên kinh tế cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Để chuyển lên nấc thang này, nền kinh tế thị trường phải

phát triển hết mức, phải trở thành phổ biến trong đời sống kinh tế - xã hội. Đây là một kết luận lý luận quan trọng. Nó khái quát quá trình phát triển của lịch sử nhân loại trong đó kinh tế thị trường được xác định là một nấc thang tất yếu, mang tính phổ biến.

Việt Nam là một nước nghèo, kinh tế – kỹ thuật lạc hậu, trình độ xã hội còn thấp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Đi lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu lý tưởng của những người cộng sản và nhân dân Việt Nam, là khát vọng ngàn đời thiêng liêng của cả dân tộc Việt Nam. Nhưng đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào? Trên cơ sở nhận thức đúng đắn hơn và đầy đủ hơn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đến Đại hội IX của Đảng (tháng 4-2001) mới chính thức đưa ra khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đại hội khẳng định: Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đường lối chiến lược nhất quán, là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đây là kết quả sau nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi, tổng kết thực tiễn; và là bước phát triển mới về tư duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt: sở hữu, tổ chức quản lý, và phân phối. Nói cách khác, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Mục đích của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới, tiên tiến. Chính điều này đã có sự tác động không nhỏ đến sự biến đổi của gia đình Việt Nam.

b Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và biến đổi gia đình.

Trong thời kỳ đổi mới, cơ chế kinh tế thị trường đã tác động mạnh mẽ tới đời sống xã hội trên tất cả mọi lĩnh vực. Mặt tích cực của kinh tế thị trường là ở chỗ, nó tạo ra sự cải biến những quan niệm cũ gắn liền với nền sản xuất tự cấp, tự túc, làm tăng thêm một bước tự ý thức chủ thể của con người, thúc đẩy hình thành cá nhân năng động, sáng tạo, đưa xã hội lên một trình độ mới. Kinh tế thị trường tạo ra cơ sở vật chất đảm bảo cho sự ổn định đời sống gia đình và xã hội.

Ngày nay trong công cuộc đổi mới đất nước, cùng với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, cơn thác đô thị hóa ồ ạt đã ít nhiều làm thay đổi tính chất, cơ cấu của gia đình Việt Nam. Bên cạnh gia đình hạt nhân đã xuất hiện nhiều kiểu gia đình khác như gia đình chỉ có mẹ, gia đình đồng giới…

Kinh tế hàng hóa phát triển, trước yêu cầu của chất lượng cuộc sống, mỗi gia đình phải tự lo tổ chức cuộc sống gia đình ổn định nhằm phát triển kinh tế…do đó các thành viên trong gia đình đều phải tự giác năng động, sáng tạo. Song song với việc phát huy tính năng động sáng tạo trong gia đình, các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và dân số của Đảng đã điều chỉnh quy mô, cơ cấu của gia đình. Chức năng sinh đẻ của gia đình cũng được hiểu hoàn toàn mới. Tâm lý “có phúc đông con, nhiều cháu” của gia đình truyền thống gia trưởng ngày xưa đã trở nên lạc hậu. Chính điều này, đã làm cho quy mô gia đình của nước ta hiện nay đã giảm đi rất nhiều. Chính sự biến đổi quy mô, cơ cấu, tính chất, vai trò của gia đình dưới sự tác động của kinh tế thị trường cũng đã ảnh hưởng đến lối sống, nhân cách của mỗi thành viên trong gia đình.

Thứ hai: Công nghiệp hóa với biến đổi gia đình.

a Khái niệm công nghiệp hóa.

Vào đầu thế kỷ XVIII, cách mạng công nghiệp đã diễn ra ở Anh, 300 năm đã trôi qua nhưng khái niệm công nghiệp hóa vẫn đang là chủ đề bàn thảo và chưa đạt được sự nhất trí của các nhà khoa học trên thế giới.

Lịch sử công nghiệp hóa ở các nước cho thấy cùng với việc giải thể nền kinh tế tự cấp, tự túc và sở hữu nhỏ về ruộng đất ở nông thôn là quá trình chuyển một khối lượng rất lớn lao động ở nông nghiệp sang các lĩnh vực phi nông nghiệp. Ở Trung Quốc có hai sự kiện nổi bật trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa. Thứ nhất, là khoán sản phẩm trong nông nghiêp. Thứ hai, là sự bùng nổ của các xí nghiệp hương trấn. khoán sản phẩm trong nông nghiệp xét về mặt nội dung kinh tế - xã hội là thiết lập sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất mà nếu không có nó thì sẽ không có sự bùng nổ của xí nghiệp hương trấn. Về thực chất đây là bước chuyển mang tính cách mạng của phân công lao động mà kết quả là chỉ trong vòng 10 năm, 130 triệu lao động nông nghiệp đã chuyển sang lĩnh vực phi nông nghiệp, tạo nên một bước nhảy vọt trong công nghiệp. Điều này đã thể hiện ở chỗ các xí nghiệp hương trấn đã sản xuất ra 2/3 giá trị gia tăng của xã hội nông nghiệp.

Ở nước ta, công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn là nội dung quan trọng hàng đầu của công nghiệp hóa. Đó là quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tự cấp tự túc thành cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp hiện đại, biến nước ta từ một nước kinh tế chậm phát triển, sản xuất nhỏ là phổ biến sang nền kinh tế sản xuất lớn, chuyên môn hóa, hiện đại hóa.

Công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam đòi hỏi phải chuyển được một khối lượng rất lớn lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực phi nông nghiệp, bằng cách mở rộng khu vực kinh tế ngoài nông nghiệp ở nông thôn phát triển đạt được tỷ lệ cao hơn kinh tế nông nghiệp. Để phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, phải tiến hành trang bị công nghệ và vật tư thiết bị tiên tiến cho nông nghiệp để cải tạo nền nông nghiệp thủ công, lạc hậu, năng suất thấp, sản xuất tự cung, tự cấp thành nền nông nghiệp hiện đại, năng suất cao, sản xuất nông sản hàng hóa. Đồng thời tăng cường cơ sở hạ tầng nông thôn như thủy lợi, giao thông, bưu chính viễn thông, y tế, giáo dục, văn hóa, nhà ở, điện, nước…từng bước đô thị hóa nông thôn.

Theo quan niệm tương đối phổ biến của nước ta hiện nay, công nghiệp hóa có ba nội dung chủ yếu: thứ nhất là quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tự cấp tự túc thành cơ cấu kinh tế công nghiệp - thị trường; thứ hai, thay thế công cụ sản xuất thủ công bằng máy móc, trang thiết bị hiện đại trên tất cả các phương diện: sản xuất, lưu thông, dịch vụ và quản lý xã hội; thứ ba, công nghiệp hóa không chỉ là chuyển đổi cơ cấu, thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp tự cấp tự túc và thay thế công cụ sản xuất thủ công bằng máy móc mà còn là sự chuyển biến xã hội một cách toàn diện.

Dựa trên thực tế ở Việt Nam, trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm của các nước khác, Hội nghị Trung ương lần 7 trong Đại hội lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao” (11, tr 65)

Công nghiệp hóa một mặt gắn liền với bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, vì trong xã hội công nghiệp mục đích của sản xuất không phải để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của người sản xuất, mà thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội, nói cách khác sản xuất nhằm mục đích trao đổi, bán ra thị trường để thu lợi nhuận; mặt khác, công nghiệp hóa gắn với quá trình thiết lập vị trí thống trị của công nghiệp trong đời sống kinh tế xã hội để bảo đảm tăng trưởng nhanh và bền vững. Những yếu tố này có tác động mạnh mẽ và làm biến đổi gia đình.

b Công nghiệp hóa và biến đổi gia đình.

Như đã nói ở trên, công nghiệp hóa là quá trình thiết lập vị trí thống trị của công nghiệp trong đời sống kinh tế xã hội đảm bảo tăng trưởng nhanh và bền vững. Về phương diện này, công nghiệp hóa sẽ làm biến đổi kết cấu, chức năng kinh tế gia đình truyền thống và chuyển thành gia đình hiện đại. Công

nghiệp hóa cũng sẽ làm thay đổi chiến lược sống khác với truyền thống và hệ thống giá trị chuẩn mực mới.

Công nghiệp hóa tạo ra các tiền đề cần thiết cho quá trình chuyển đổi cơ sở kinh tế gia đình tự túc, tự cấp thành kinh tế hàng hóa, cũng tức là thực hiện bước chuyển từ trạng thái sinh tồn thành kinh tế thặng dư. Bước chuyển này không chỉ làm thay đổi mục đích sản xuất mà còn thay đổi phương thức tiêu dùng và lối sống của gia đình. Nó đồng thời cũng làm thay đổi cơ cấu, quy mô, các mối quan hệ và chức năng của gia đình.

Công nghiệp hóa đã ảnh hưởng đến tính thuần nhất của cấu trúc gia đình, làm xuất hiện nhiều kiểu loại gia đình, phản ánh tính đa dạng của nghề nghiệp và các hình thức lao động mới. Theo các nhà xã hội học hiểu được tính đa dạng của gia đình là chìa khóa để hiểu thực sự về cuộc sống gia đình. Đó là sự đa dạng về tổ chức, đa dạng về văn hóa, giai cấp, đường đời, lứa tuổi. Các nhà xã hội học đã chia gia đình ra thành 13 loại phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như:

+ Gia đình mở rộng cục bộ: gồm hai hoặc ba gia đình hạt nhân sống trong cùng một hộ gia đình nhưng mỗi một gia đình hạt nhân sống gần như độc lập với các gia đình hạt nhân khác.

+ Gia đình mở rộng phân tán: gồm các gia đình hạt nhân có sự quen biết nhưng không chính thức như gia đình mở rộng cục bộ. Họ sống tách xa nhau.

+ Gia đình mở rộng suy giảm giống như là gia đình mở rộng phân tán, nhưng sự hợp tác giữa các thành viên rất ít khi xảy ra.

+ Gia đình hạt nhân.

+ Gia đình thỏa thuận mới. + Gia đình cấu tạo lại. + Gia đình đơn thân. + Gia đình đối xứng.

+ Gia đình cả hai vợ chồng đi làm. + Gia đình sống như vợ chồng (kết bạn).

+ Gia đình chỉ có mẹ. + Gia đình đồng giới.

Trong xã hội công nghiệp, mặc dù gia đình vẫn tiếp tục là đơn vị sản xuất nhưng đó không phải là nền kinh tế tự cung, tự cấp. Nền văn minh công nghiệp đem đến cho gia đình những cách sống mới. Nó tấn công vào chế độ gia trưởng, giải phóng con người cá nhân khỏi sự kiểm soát chặt chẽ của gia đình và cộng đồng. Nó không gò ép mỗi con người dù muốn hay không vào một hình thức gia đình duy nhất. Nó mở ra nhiều sự lựa chọn mới cho cá nhân phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng, tính nhiều vẻ của nghề nghiệp và lối sống…Gia đình cũng chứa đựng những xung đột, bạo lực, sự áp bức và bóc lột. Gia đình mang lại hạnh phúc và cả những khổ đau đến tột cùng. Tỷ lệ ly hôn cao là một bằng chứng cho thấy những khó khăn mà gia đình gặp phải khi thực hiện chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm lý tình cảm với sự kỳ vọng về một mô hình hôn nhân với sự dẫn dắt của một tình yêu lãng mạn.

Công nghiệp hóa đã tạo ra tính đa dạng của gia đình, sự giải phóng cá nhân, đề cao quyền của phụ nữ và trẻ em trong gia đình, tạo ra cơ hội cho quá trình chuyển đổi kinh tế gia đình. Nhưng đồng thời công nghiệp hóa cũng đặt gia đình trước những thách thức mới đó là sự không bền vững của liên minh hôn nhân, sự tan rã của một gia đình với tư cách là một thể chế, sự phân cực các gia đình do công nghiệp hóa không phân phối đồng đều các cơ hội cho loại hình gia đình khác nhau. Đây là một vấn đề không nhỏ đối với các chính sách của Đảng và Nhà nước ta khi tiến hành công nghiệp hóa nhằm điều chỉnh sự phát triển của gia đình.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa với năng suất lao động tăng lên bằng cách đưa máy móc và

Một phần của tài liệu Những nhân tố tác động đến sự biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)