Quá trình hình thành, phát triển khái niệm là quá trình mâu thuẫn của

Một phần của tài liệu Logic của sự hình thành, phát triển khái niệm (Trang 84)

mâu thuẫn của đôi tượng dần được bộc lộ trước nhận thức của chủ thể

Xét về mặt bản thể luận, sự vật, hiện tượng tự thân nó khống tạo thành khái niệm, bản chất của nó có thể còn ẩn kín, cũng có thể đã bộc lộ rõ nét. Nhưng xét về mặt nhận thức luận, quá trình bản chất ấy của sự vật, hiện tượne được bộc lộ ra trước nhận thức của con người ra sao, con người nhận thức được hay chưa, mức độ nhận thức như thế nào chính là quá trình hình thành và phát triển khái niệm, bởi vì khái niệm phản ánh bản chất của các sự vật, hiện tượng. Bản chất này chứa đựng mâu thuẫn sâu sắc, quy định nội dung mâu thuẫn của khái niệm. Có thể nói, tính mâu thuẫn trong nội dung của khái niệm là sự biểu thị tập trung tính biện chứng của quá trình phát triển lịch sử nhận thức.

Có thể thấy rằng: thứ nhất, vì mâu thuẫn có tính phổ biến, nên mọi khái niệm thật sự khoa học, khi vạch ra bản chất mâu thuẫn ấy sẽ có nội dung mâu thuẫn, và đó là đặc trưng phổ quát của khái niệm ; thứ hai, do tính chất, hình thức và cách biểu hiện đa dạng của mâu thuẫn trong những lĩnh vực khác nhau nên các mâu thuẫn được biểu thị trong khái niệm của các khoa học cũng khác nhau. Thí dụ, những khái niệm kinh tế học phản ánh trong nội dung của mình bản chất mâu thuẫn của các quan hệ kinh tế trong xã hội, và vì quan hệ kinh tế mang tính quyết định trong toàn bộ đời sống xã hội, nên các khái niệm kinh tế học tương ứng sẽ phản ánh bản chất nội tại của đời sống xã hội thông qua những mâu thuẫn cơ bản của nó. Một điều hợp quy luật là sự cải biến căn bản tính chất của quan hệ kinh tế sẽ quy định sự cải biến tương ứng nội dung của các khái niệm kinh tế học, và đó là một ví dụ cho sự phát triển của khái niệm. Nội dung của các khái niệm trong “Tư bản” là sự phản ánh nội dung mâu thuẫn của những quá trình và quan hệ kinh tế tương ứng trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Điều đó đã quy định nội dung sâu sắc, tính khoa học đích thực của chúng, làm cho chúng trở thành các khái niệm thực sự chứ khổng phải là các khái niệm kinh viện. Hệ thống khái niệm kinh tế học của Mác chỉ rõ những mâu thuẫn cơ bản của hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa, qua đó làm

trong nội dung của khái niệm đầu tiên- “ hàng hoá”. Khái niệm này phản ánh sự thống nhất và mâu thuẫn giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng, giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, và bao hàm sự phát sinh mọi mâu thuẫn của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Một khái niệm khác, “tích luỹ tư bản”, cũng nêu bật bản chất bóc lột của giai cấp tư sản, nêu bật mâu thuẫn cơ bản trong chủ nghĩa tư bản. Cũng đề cập tới vấn đề tích luỹ tư bản nhưng kinh tế chính trị học cổ điển khổng làm được điều này, cho dù các tác giả cố đưa ra khái niệm về tư bản. A.Smith đã từng giả định rằng toàn bộ giá trị thặng dư tích luỹ được đều chi cho tiền công, rồi từ đó rút ra kết luận sự tích luỹ tư bản diễn ra vì lợi ích của giai cấp công nhân nhằm cải thiện tình trạng sống của họ- một kết luận hoàn toàn ngược với hiện thực. Vì thế mà ông không thể đi đến được kết luận chính xác về chủ nghĩa tư bản. Các khái niệm kinh tế học sai lầm không có khả năng biểu thị bản chất đích thực của quan hệ kinh tế, không thể tìm ra mâu thuẫn của những hiện tượng kinh tế nói chung. Khi phản ánh quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, các khái niệm kinh tế học chắc chắn cũng có một nội dung do tính chất của quan hệ mới này quy định.

Các khái niệm của khoa học tự nhiên cũng phản ánh mâu thuẫn của đối tượng, tuy những mâu thuẫn này có khác so với mâu thuẫn xã hội. Sự phản ánh bản chất của các hiện tượng, các quá trình, các mối liên hệ trong tự nhiên thường không trực tiếp biểu thị toàn bộ các mạt mâu thuẫn, bởi vì nhiều khái niệm khoa học chuyên ngành có nhiệm vụ biểu thị các mặt riêng biệt của những hiện tượng vốn rất phức tạp đó. Ban đầu, trình độ nhận thức của con người chưa cao, mâu thuẫn của sự vật còn thể hiện dưới những hình thức không rõ ràng, thường là ẩn náu sâu xa ở đằng sau những hiện tượng bên ngoài và chỉ được làm sáng tỏ nhờ tiếp tục đào sâu nhận thức, cho tới khi bản chất mâu thuẫn của chúng được làm rõ thông qua khái niệm đích thực, mang tính khái quát cao. “Tư tưởng của người ta đi sâu một cách vô hạn, từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất cấp một, nếu có thể nói như vậy, đến bản chất cấp hai... cứ như thế mãi”[79,29,268].

Tính chất phát triển của sự nhận thức khoa học về thế giới bằng khái niệm chính là như vậy. Thí dụ, sự phát triển của khái niệm “nguyên tử” diễn ra rất dài

lâu. Trong thời cổ đại, Lơxip và Đêmôcrit đã coi nguyên tử là những hạt nhỏ bé nhất không thể phân chia. Những hiểu biết như vậy về nguyên tử được duy trì cho tới tận cuối thế kỷ XIX, và trong suốt nhiều thế kỷ, con người chưa tìm ra được bản chất mâu thuẫn của nó. Khám phá vĩ đại của Menđêlêep đã làm sáng tỏ nhiều bí ẩn của nguyên tử, trong đó đặc biệt quan trọng là bản chất mâu thuẫn dựa trên quy luật tuần hoàn của các nguyên tố hoá học. Tômxơn đã chỉ ra một cách rõ ràng hơn nhờ phát hiện ra điện tích âm trong nguyên tử vào nãm 1903, và ngay sau đó, ông xây dựng mô hình đầu tiên về nguyên tử. Mô hình này cho phép giải thích hàng loạt đặc điểm của nguyên tử. Chính cách tiếp cận với việc nhận thức nguyên tử như một hệ chứa mâu thuẫn đã làm sáng tỏ hàng loạt đặc tính thật sự của nó. Một giai đoạn vô cùng quan trọng trên con đường xây dựng khái niệm đích thực khoa học về nguyên tử là những năm 1911- 1913, khi Rôdepho và Bo thiết lập mô hình nguyên tử nổi tiếng cãn cứ trên phát hiện về hạt nhân nguyên tử và các quan niệm vật lý học mới về tính chất tác động của lượng tử. Đây là kết quả của sự phán tích biện chứng để tìm ra những thuộc tính, những mối liên hệ khác nhau và đối lập nhau trong cấu trúc phức tạp của nguyên tử. Song, học thuyết Bo vẫn chưa chỉ ra được các quy luật vận động của những hạt vật chất nhỏ bé này. Vật lý học cố gắng nhận thức chính xác bản chất mâu thuẫn của nguyên tử, nhưng sự thiếu vắng lý luận về bản chất mâu thuẫn của những hiện tượng vi mô vẫn chưa cho phép xây dựng một khái niệm hoàn hảo về nó, trước khi phát hiện ra bản chất “hai mặt” (vừa là sóng vừa là hạt), từ đó mới hiểu bản chất của các khách thể vi mô và xây dựng học thuyết cơ học lượng tử về nguyên tử. Nội dung của khái niệm “nguyên tử” trở nên phức tạp hơn và cũng sâu sắc hơn.

Về mặt nhận thức luận, tất cả những điều đó có nghĩa rằng, quan niệm đúng đắn về bản chất của các khách thể vi mô chỉ có thể là quan niệm biện chứng vạch rõ mâu thuẫn của chúng. Cơ học lượng tử đã được xây dựng chính trên nguyên tấc nhận thức luận ấy, và vì vậy, nó trở thành học thuyết về vận động của các hạt vi mô, vạch ra được quy luật của thế giới vi mô ấy. Qua đó, khái niệm “nguyên tử" đã có được một nội dung mới, phong phú, đầy đủ hơn. Nguyên tử thể hiện là một hệ

thống động, phức tạp và mâu thuẫn, là sự thống nhất của các mặt đôì lập (điện tích âm và điện tích dương, vận động và đứng im.. .)•

Những minh họa nêu trên về quá trình hình thành, phát triển một khái niệm với tư cách sự phản ánh bản chất mâu thuẫn của đối tượng chứng tỏ sự đúng đắn của nhận thức luận macxit về tính chứa đựng mâu thuẫn của các khái niệm khoa học.

Khái niệm trong lôgic biện chứng vạch ra được mâu thuẫn nội tại của sự vật hiện tượng, sự thống nhất cũng như sự đấu tranh giữa các mâu thuẫn ấy, điều nằm ngoài phạm vi của khái niệm trong lôgic học hình thức vì lý do: lôgic hình thức nghiên cứu sự vật hiện tượng trong "tư duy chính xác", xem xét sự vật một cách trừu tượng khỏi quá trình vận động của nó, không có mâu thuẫn, không có phát triển, chỉ chộp bắt sự vật ở một thời điểm, một không gian xác định. Đối với lôgic hình thức, điều quan trọng là phân biệt cho được những đặc điểm của sự vật hiện tượng này với những đặc điểm của sự vật hiện tượng khác một cách rõ ràng, tách bạch. Vậy nên qui luật cấm mâu thuẫn được coi là quy luật cơ bản hàng đầu trong bốn quy luật của lôgic hình thức. Ngược lại, trong lôgic biện chứng, mâu thuẫn có một vị trí xứng đáng. So sánh đặc điểm này giữa lôgic hình thức và lôgic biện chứng, Hêghen viết:

"Một trong những thiên kiến chính của lôgic tổn tại từ trước đến nay và của quan niệm thông thường là cho rằng mâu thuẫn dường như không phải là một qui định cơ bản và có tính chất nội tại như đồng nhất, trong khi đó, nếu nói đến vấn đề sắp xếp thứ tự trước sau và nếu phải giữ cho hai qui định ấy tách rời khỏi nhau, thì phải xem mâu thuẫn là cái gì đó sâu sắc hơn và căn bản hơn. Vì đồng nhất, đem so với mâu thuẫn, thì chỉ là qui định của cái trực tiếp đơn giản của tồn tại chết, còn

mâu thuẫn là nguồn g ốc của tất c ả m ọi vận động và của tấ t c ả m ọi sự sống: chỉ

trong chừng mực một vật chứa đựng trong bản thân nó một mâu thuẫn, thì nó mới vận động, mới có xung lực và hoạt động" [79,29,147-148].

Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập vì vậy mà được thể hiện đậm nét trong khái niệm. Điều này chứng minh thái độ ác cảm của Hêghen với qui luật đồng nhất và cấm mầu thuẫn của lôgic hình thức, ông cho đó là "không thể chịu đựng được" (unertrăglich). "Chừng nào họ còn bám lấy cái đồng nhất bất động áỳ,

cái đồng nhất mà mặt đối lập là tính khác nhau, thì họ không nhận thấy là như thế, họ biến cái đồng nhất thành một tính qui định phiến diện, mà một tính qui định phiến diện như vậy thì không chứa đựng tính chân lý" [79,2,143]. Lênin đã nhận xét:"sự chuyển hóa từ cái này sang cái kia và khống những là chuyển hóa, mà là đồng nhất của các mặt đối lập - đó là điều chủ yếu đối vói Hêghen" [79,29,186].

Tính đối lập của sự vật được phản ánh trung thành trong khái niệm."Tính đối lập - nếu sự vật vốn sẵn có tính đối lập, chỉ nó mâu thuẫn với bản thân nó, điều đó cũng liên quan với sự biểu hiện của sự vật đó trong tư duy. Chẳng hạn, một sự vật vẫn là bản thân nó, nhưng đồng thời luôn thay đổi, sự vật đó chứa đựng trong nó sự đối lập giữa "tình trạng còn y nguyên như vậy" và "sự thay đổi", đó là mâu thuẫn" [89,20, 844].

Mâu thuẫn trong quá trình hình thành, phát triển khái niệm có rất nhiều, nhưng cần đề cập đến mâu thuẫn giữa cái đơn nhất và cái p h ổ biến, giữa cái chung và

cái riêng, một mâu thuẫn gắn chặt với sự xuất hiện và phát triển của khái niệm.

Quan điểm biện chứng về mối quan hệ giữa cái đơn nhất - cái phổ biến trong khái niệm được Kant mở đầu, khi ông cho rằng khái niệm là sự thống nhất của tính muôn vẻ, tính muôn vẻ đó không đứng ở ngoài các khái niệm mà nằm ở bên trong cái phổ biến. Trước hết, nhận thức tiên thiên biết được tính muôn vẻ của biểu tượng cụ thể, sau đó, qua trí tưởng tượng, tính muôn vẻ đó được tổng hợp lại, nhưng sự tổng hợp đó chưa phải là tri thức. Như vậy là, ở một góc độ nhất định, Kant đã tiến hành một bước về phía quan điểm biện chứng khi ông khẳng định những khái niệm không có nội dung trực quan cụ thể là những khái niệm trống rỗng [114,307]. Song, nhược điểm của Kant là đã đối lập một cách siêu hình cái phổ biến với cái đơn nhất, rút ra sự thống nhất của tính muôn vẻ không phải từ bản thân thế giới sự vật đơn nhất mà lại từ giác tính thuần tuý, giác tính gắn sự thống nhất đó vào với cái đơn nhất chứ không phải là đã khái quát sự thống nhất đó bằng cách nghiên cứu bản chất cái đơn nhất. Kết quả là Kant đã tách rời cái phổ biến với cái đơn nhất, không đề cập đên mối liên hệ và chuyển hoá lẫn nhau của chúng, vậy nên, mặc dầu xuất phát từ một phương pháp nghiên cứu khá đúng đắn (coi khái niệm là tổng hợp của cái muôn

vẻ) nhưng vì chưa hiểu bản tính biện chứng của khái niệm nên Kant đã không đi đến kết quả cần đến.

So với Kant thì Hêghen đã tiến một bước xa hơn, khi ông quan niệm khái niệm là sự thống nhất biện chứng của các mật đối lập, mà trước tiên là của cái phổ biến và cái đơn nhất. Cái phổ biến nào không chứa trong lòng nó cái đơn nhất thì là xa lạ đối với khái niệm, mà chỉ đi đến "nhữna phổ biến không sinh động và không có linh hồn, không màu sắc và không có nội dung”. Theo Hêghen, khái niệm là cái phổ biến cụ thể, hàm chứa trong mình tính phong phú của cái đơn nhất, trong đó nó có tính chất cụ thể, vì vậy mà nó được mang tên “cái phổ biến đầy nội dung”, không phải là một sự trừu tượng gầy guộc. Quan điểm của Hêghen là quan điểm biện chứng, nhưng lại duy tâm, ở chỗ: ông cho rằng khái niệm là tuyệt đối, trong quá trình vận động của mình, nó đẻ ra cái đơn nhất, chứ không phải ngược lại.

Quá trình hình thành, phát triển khái niệm đã chỉ ra mối liên hệ giữa các đối tượng riêng biệt thông qua những đặc điểm chung cần phản ánh trong khái niệm đang hình thành. Mối liên hệ này mang tính khách quan, tồn tại trong bản thân sự vật, không hề phụ thuộc vào khái niệm. Với tư cách một đặc trưng quan trọng của khái niệm, “cái chung” trong khái niệm là sự phản ánh cái chung trong thế giới hiện thực, còn “cái riêng” trong khái niệm là sự phản ánh tính đa dạng, phong phú của những đối tượng hiện thực riêng biệt. Các khái niệm “cái chung, cái riêng” đã được đề cập từ rất sớm, nhưng để có được sự phân tích thấu đáo nhất, phải đợi đến lôgic học biện chứng. Nếu bước tiến đáng kể đầu tiên được thực hiện trong lôgic học biện chứng Hêghen thì tính chất duy tâm của bản thể luận Hêghen đã không cho phép ông đưa ra được một giải pháp thực sự khoa học cho vấn đề này. Tuy nhiên, những tư tưởng hợp lý của Hêghen đã được lôgic học biện chứng duy vật tiếp thu, và cũng chỉ có lôgic học biện chứng duy vật mới giải quyết đúng mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Lênin đã phân tích cho thấy cả sự thống nhất và đối lập giữa chúng, phân tích mối liên hệ thể hiện trong các chuyển hoá lôgic khác nhau của chúng, và đây là một nhiệm vụ quan trọng của sự phân tích khái niệm về mặt lôgic. học. Lênin viết: “Như vậy, các mặt đối lập (cái riêng đối lập với các chung) là đồng nhất: cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung. Cái chung chỉ tồn tại

trong cái riêng, thông qua cái riêng. Bất cứ cái riêng (nào cũng) là cái chung. Bất cứ cái chung nào cũng là (một bộ phận, một khía cạnh, hay một bản chất) của cái riêng. Bất cứ cái chung nào cũng chỉ bao quát một cách đại khái tất cả mọi vật riêng

Một phần của tài liệu Logic của sự hình thành, phát triển khái niệm (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)