Quan niệm về sự hình thành, phát triển của khái niệm trong triết học

Một phần của tài liệu Logic của sự hình thành, phát triển khái niệm (Trang 49)

Triết học phương Tây hiện đại cũng đề cập đến vấn đề hình thành, phát triển của khái niệm với rất nhiều xu hướng, nhiều trào lưu khác nhau.

Chủ nghĩa thực dụng phát triển đặc biệt ở Mỹ, với những đại biểu như Charles Peirce(l839-1914),VVilliam James(1842-1910), J.Dewey(l859-1952),s.c.

Schiller(1864-1937),...Họ từ bỏ xem xét hoạt động nhận thức trong mối quan hộ của nó với hiện thực khách quan mà hướng vào các quá trình nội tại (cơ bản nhất là các quá trình tâm lý, nhất là đề cao niềm tin (belieí). Peirce đưa ra một quan niệm mới về ý nghĩa sử dụng của các khái niệm khoa học: hãy xem xét sự hoạt động của khái niệm không phải từ góc độ của quá khứ mà từ góc độ những hiệu quả và hậu quả của việc sử dụng khái niệm đó mang lại, tức ở góc độ của tương lai. Nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa thực dụng: nếu xem xét những hậu quả thực tiễn nào mà theo nghiên cứu có thể sinh ra bởi khách thể của khái niệm thì khái niệm về tất cả những hậu quả đó sẽ là khái niệm đầy đủ nhất về khách thể.

Với quan điểm và nguyên tắc trên, chủ nghĩa thực dụng mới chỉ xem xét khái niệm ở góc độ hiệu quả hữu ích của nó. Song, trong thực tế, nó có thể là hữu ích với cá nhân hoặc lực lượng xã hội này mà có hại cho cá nhân hoặc lực lượng xã hội khác. Theo nguyên tắc này, chủ nghĩa thực dụng đã phân nhánh thành nhiều khuynh hướng, mà một trong những khuynh hướng mang tính phương pháp luận quan trọng nhất là thuyết cóng cụ, đại biểu là Dewey, cho rằng khái niệm chỉ là một công cụ (instrument) để cải tạo kinh nghiệm, tiên đoán và tính đến những hậu quả chứ không bao giờ nó được dùng để mô tả thực tại khách quan. Họ cho rằng khái niệm được hlnh thành theo mục đích cho trước chứ không phải theo trình độ phản ánh của con người.

Sự phát triển rực rỡ của khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XX , đặc biệt là trong vật lý học và cơ học đã là tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa thao tác, mà đại biểu là Britgiơmen. Cách mạng khoa học tự nhiên đầu thế kỷ đã làm thay đổi các thao tác tạo ra những khái niệm vật lý học cơ bản: ý nghĩa của bất kỳ khái niệm khoa học đích thực nào cũng phải đồng nghĩa với một tập hợp những thao tác (trước hết là những phép đo) được sử dụng để xác định tính tương ứng của khách thể. Nếu không

như vậy, cần loại bỏ chúng ra khỏi bộ máy khái niệm, vì chúng là những khái niệm không có nghĩa và phi khoa học. Vậy thì áp dụng với các khái niệm trong các lĩnh vực không thể đo đếm được thì sao ? Khi nghiên cứu những quá trình diễn ra trong tâm lý, trong khoa học xã hội, họ buộc phải thừa nhận giá trị của những thao tác mang tính "tâm linh". Đến đây thì học thuyết của chủ nghĩa thao tác trở nên tẻ nhạt, từ siêu hình chuyển thành vô định hình. Nói chung, đại đa sô' các khái niệm khoa học thường nhận được ý nghĩa của mình trong các hệ thống lý luận hoàn chỉnh và không thể qui thành các thao tác đo đếm riêng lẻ được. Tính chất thao tác có thể là một phương diện thiết yếu, song không phải là duy nhất.

Vào những năm 60 của thế kỷ XIX, ở Đức xuất hiện trào lưu triết học phát triển triết học Kant theo hướng duy tâm. Đó là thuyết Kant mới. Một số đại biểu của thuyết này, như Lange, cho siêu hình học là "thi ca của những khái niệm", nhấn mạnh rằng quan niệm của con người không phải phù hợp với đối tượng nhận thức mà ngược lại; hay như Côhen, khẳng định nhận thức là quá trình kiến tạo đôì tượng bằng khái niệm thuần túy. Một đại biểu khác là Dichtung thì nghi ngờ khả năng nhận thức của con người. Ông cho rằng nhận thức chỉ là nhận thức được cái bộ phận, còn cái chỉnh thể là đối tượng của sự bịa đặt có tính sáng tạo mà thôi. Richcớt (1836- 1936), đại biểu chính của trường phái Baden thuộc thuyết Kant mới lại bắt đầu từ những hoạt động tiên nghiệm nhằm hình thành nên khái niệm. Theo ông, sự hình thành này có thể diễn ra theo hai cách: 1) Khi "cấu thành các khái niệm theo lối tổng quát hóa" từ tính đa dạng của thực tại chỉ lựa những yếu tô' lặp lại, nằm trong phạm trù cái phổ biến; 2) Khi "cấu thành các khái niệm theo lối cá thể hóa" chỉ lựa chọn những yếu tố cấu thành tính cá thể của hiện tượng đang được xem xét, còn bản thân khái niệm là "sự tiến dần đến việc xác định cá thể". Phương pháp thứ nhất phù hợp với các khoa học tự nhiên, còn phương pháp thứ hai thì phù hợp với các khoa học xã hội và lịch sử! Thực ra quan điểm của ông là muốn phân tách rõ ràng hai loại khái niệm: khái niệm phổ biến và khái niệm đơn nhất, nhưng trong lý luận nhận thức, khó có thể phân tách được rõ ràng giữa chúng mà không rơi vào bị siêu hình, duy tâm.

Chủ nghĩa thực chứng mới rà chủ nghĩa hậu thực chứng quan tâm tới vấn đề những học thuyết mới, và cũng là những khái niệm mới ra đời như thế nào. Triết hoc phân tích mở đầu phong trào thực chứng mới với tên tuổi của G.Frege(1878-

1918) và B.Russell(l872-l970) nhằm phân tích ngón ngữ, phân tích lỏgic khoa học.

Russell cũng chính là người đề xướng chủ nghĩa nguyên tử ìôgic đề cao vai trò của phân tích cho rằng chỉ có phân tích mới giúp con người hiểu biết các chủ đề khoa học và nguyên tử lôgic là điểm cuối cùng của phân tích, đó cũng là khái niệm về sự vật. R.Carnap (1891-1970), một thành viên của nhóm Vienna theo chủ nghĩa thực chứng lôgic hay chủ nghĩa kinh nghiệm lôgic đã chia mệnh đề làm ba loại: mệnh đề phân tích, mệnh đề tổng hợp, mệnh đề siêu hình, và loại mệnh đề thứ ba phải bị loại trừ trong khoa học. Ông cũng là người đề xướng chủ nghĩa vật lý, coi trọng ngôn ngữ vật lý hơn bất cứ ngôn ngữ nào khác, tất cả ngôn ngữ của các ngành khoa học đều có thể phiên dịch sang ngôn ngữ vật lý được. Ông lưu ý đến vai trò của trực giác trong lỏgic học, cùng với những người đồng quan điểm, đưa ra sơ đồ sau: T = F+ L ( trong đó T là lý thuyết khoa học mới (theory), F là điểm xuất phát (fait) và L là lôgic (logic), mà ở thời kỳ này, người ta muốn nói tới lôgic toán học.

Chủ nghĩa duy lý phê phán của Karl Popper (1902) lại đưa ra một công thức khác. Popper xây dựng lý luận về ba thế giới, thế giới thứ nhất là đối tượng và trạng thái vật lý; thế giới thứ hai là ý thức con người; thế giới thứ ba là tất cả các sản phẩm của hoạt động tinh thần của con người. Khoa học phải xuất phát từ những vấn đề nảy sinh trong thế giới thứ ba theo công thức: Pl->TT-> EE = P2, trong đó P1 (problem 1) là vấn đề nảy sinh trong “thế giới thứ ba”, TT(temporal theory) là lý luận tạm thời kiểu giả thuyết được đặt ra từ Pl, còn EE (elimination error) là loại trừ các sai lầm, thực hiện phép thử và sai, sau cùng là P2, những thành tựu mới của khoa học. Tuy nhiên, P2 này cũng có thể là P1 của một vấn đề khoa học tiếp theo, và cứ như vậy, con đường nghiên cứu sẽ đi đến những chân trời mới. Lý luận này của Popper có ảnh hưởng đên khá nhiều nhà khoa học, cả trong khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội. Imre Lakatos( 1922-1974) đã kế thừa và phát triển lý luận này theo hướng đề cập đên cả vai trò của trí tưởng tượng trong “chương trình nghiên cứu”. Theo ông,

là những giả thuyết , những gợi ý phản diện và chính diện nhằm cải tiến và phát triển lý luận. Vấn đề sự tưởng tượng ở đây cũng có vai trò gần giống trực giác khoa học được bổ sung bởi những nhân tố phi lý tính hoặc phi lôgic.

Toulmin (1922), một nhà triết học hậu thực chứng Mỹ tìm hiểu thấy cơ chế tiến hóa của những cái phổ biến mang tính khái niệm luôn nằm trong sự tương tác của chúng với những yếu tô' bên trong (có tính trí năng) và bén ngoài khoa học (như kinh tế, xã hội...) mà ông cũng gọi là yếu tố phi duy lý. Ông cho rằng không thể có giới hạn rạch ròi giữa cái duy lý mang tính lôgic với cái phi duy lý không mang tính lôgic, vì vậy khó có thể bác bỏ yếu tô' “cận tâm lý học” một cách đơn giản. Mọi khái niệm đều có thể tổn tại nhờ ý nghĩa to lớn của nó trong quá trình làm cho sự nhận biết trở nên sâu sắc hơn. Các nhà khoa học đem lại cái mang tính phổ biến cho những khái niệm mới.

Thừa nhận vai trò của các yếu tố phi lôgic trong quá trình hình thành khái niệm cũng là quan điểm của trường phái lịch sử, trường phái trung thành với nguyên tắc tái tạo lịch sử, với tên tuổi của Thomas Kuhn(1922), Paul Feyerabend(1904), Larry Laudan(1941)...P.Feyrabend đề xuất “phương pháp luận đa nguyên”, tức là theo ông, có thể có rất nhiều con đường dẫn tới các khái niệm khoa học chứ không chỉ có một con đường duy nhất, và như thế cũng không thể tuyệt đối hoá chủ nghĩa duy lý được, như thế là độc đoán và chỉ đưa khoa học vào con đường tự tiêu diệt. Muốn phát triển , khoa học cần đến nhiều con đường khám phá, thậm chí là “hỗn loạn”, là “đa nguyên”, có thể tìm trong quá khứ, và nói chung khoa học muốn phát triển phải theo chủ nghĩa phi lý tính. Ông cũng nêu rõ những nhân tố phi lý tính là những nhân tố như tâm lý, trình độ dân trí nói chung, sự cổ vũ của quần chúng, những yếu tố ngẫu nhiên, hiện tượng,...

Một trong những người sáng lập chủ nghĩa thực tại khoa học, Wilfred Sellars(1912), đã phân biệt hai hình thức nhận thức để đi đến khái niệm: nhận thức bằng hình thức phản ánh thông Ihường và nhận thức bằng hình thức phản ánh khoa học, hình thức sau cao hơn hình thức trước.

H.HusserK 1859-1938) với hiện tươìĩg học tinh thần đã tìm bản chất sự nhận thức của con người bằng “phương cách quy giản”, nghĩa là loại bỏ hoàn toàn diễn dịch không phân tích ngôn từ, sự kiện, kinh nghiệm mà chỉ quan tâm đến cái “tôi chủ thể”, đến sự vật như con người đang thấy, và đó là các “dữ kiện” cho ý thức con người. Với quan điểm như vậy, hiện tượng học trở thành nền tảng cho chú giải học và chủ nghĩa hiện sinh. Theo các nhà chú giải học, điều quan trọng không phải chỉ là giải thích thế giới tự nhiên và xã hội mà là thiết lập được mối liên hệ giữa con người với thế giới ấy. Sự giải thích đề cao mức độ thông hiểu, và thông hiểu tức là biết kiến giải, sự kiến giải này đã hàm chứa cả ý kiến cá nhân nén mang nhiều màu sắc chủ quan và giàu chất sáng tạo. Sau các chú giải của riêng mình, chủ thể nhận thức có thể tìm ra được nhiều chiều cạnh mới của sự vật, hiện tượng được khái niệm biểu đạt.

T h u yế t p h iế m lô g ic là một thuyết hòa tan tồn tại vào tư duy, tin tưởng rằng tồn

tại cho tới những chi tiết nhỏ bé nhất đều có khả năng thẩm thấu đối với tư duy và được đưa vào khái niệm. Ngược với thuyết phiếm lôgic là quan điểm của chủ nghĩa hiện sinh, đại biểu là S.Kierkegaard(1813-1855) đã khẳng định: hiện sinh là cái không thể nhận thức được bằng khái niệm, vì vậy mà không thể áp dụng những phương pháp khoa học vào quá trình tự nhận thức của con người vì nó chỉ nghiên cứu bản thể luận (tức tồn tại như đang tồn tại).

Có lẽ cực đoan hơn cả là quan điểm phủ nhận khái niệm của chủ nghĩa hậu cấu trúc với những đại biểu như J.Derrida, S.Guattary... Họ cho rằng khái niệm không thể nắm bắt bản chất khách thể, không có và không thể có sự tường thuật "siêu trình độ" dường như có khả năng nắm bắt tình trạng và sự biến đổi của xã hội. Quan điểm này dẫn đến thuyết phi khái niệm, phủ nhận sự tồn tại và phát triển của khái niệm. “Những nhà duy tâm hiện đại coi những khái niệm gần như là tội ác chủ yếu, cản trở khoa học vận động tiến lên. Họ khẳng định rằng khái niệm làm cho hiện thực trở thành cứng đờ, đòi hỏi thay thế những khái niệm bằng trực giác thần bí. Những người khác lại chỉ đơn giản coi khái niệm là những từ, mà ở đằng sau không có cái gì là hiện thực cả, họ cho lôgíc chỉ là sự phân tích ngôn ngữ. Loại thứ

đích của ta: những khái niệm thuận tiện là những cái giả tạo có lợi, những khái niệm không thuận tiện là những cái giả tạo không có lợi" [114,297]. Theo quan điểm này thì không thể lý giải được khoa học của loài người từ trước đến nay đã được xây dựng trên cơ sở nào, vì không phải là hệ thống các khái niệm. Tương tự như vậy, Henry Bergson (1859-1941) và tất cả những chi phái của triết học đời sống đều chống lại chủ nghĩa duy khái niệm. Ông cho rằng trí năng có thể giúp con người hành động chứ không thể thông hiểu đời sống được, đời sống với độ dài liên tục không thể diễn đạt bằng khái niệm. Muốn hiểu đời sống cần đến trực giác. Trực giác là năng lực đặc biệt của con người. Trực giác không theo quy luật và vì vậy mà phi lôgic. Trực giác được Bergson chia làm hai loại: trực giác triết học nắm bắt đời sống nói chung và trực giác nghệ thuật hướng tới tự do và sáng tạo.

Nói chung, triết học phương Tây hiện đại đưa ra nhiều quan điểm phong phú về khái niệm, về sự hình thành, sự tồn tại cũng như sự phát triển của nó. Tuy đa dạng như vậy nhưng có thể quy về hai xu hướng chính: chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa phi duy lý, và đều ít nhiều mang màu sắc duy tâm, siêu hình, có một vài quan niệm có tính chất duy vật song không nhiều và cũng thiếu triệt để. Theo quan điểm của chủ nghĩa phi duy lý, sự hình thành và phát triển của khái niệm không hoàn toàn bị lôgic chi phối mà còn có cả những yếu tố ngoài lôgic, phi lỏgic, những năng lực trực giác, trí tưởng tượng mang tính viễn tưởng, những yếu tồ' ngẫu nhiên...Đây cũng là một luận điểm cần được chú ý. Nghiên cứu các học thuyết này để chúng ta có cơ sở so sánh, từ đó thấy được những điểm tích cực của lôgic biện chứng mácxit.Tuy nhiên, trong luận án này, với thời gian và khả năng có hạn nên chúng tôi xin dành vấn đề này để nghiên cứu vào một dịp khác.

KẾ T LUẬN CHƯƠNG 1

Nói đến khái niệm và sự hình thành, phát triển của khái niệm, có rất nhiều quan điểm của nhiều trường phái khác nhau. Theo chúng tôi, khái niệm là một hình thức lôgic quan trọng phản ánh bản chất của sự vật.hiện tượng; và lôgic hình thành, phát triển của khái niệm chính là những đặc điểm mang tính quy luật trong quá trình ấy. Tuy nhiên, nghiên cứu những quan điểm ngoài macxit, nhất là những quan

điểm phi macxit càng có điều kiện để so sánh và thấy được tính un việt của quan điểm biện chứng macxit. Nghiên cứu sâu sắc lịch sử lôgic học với nhiều quan điểm phong phú, chắt lọc những gì tinh tuý nhất và phát triển lên trên lập trường duy vật biện chứng, các nhà lôgic học mác xít đã tìm ra bản chất của khái niệm xuất phát từ lý luận phản ánh.

Chương 2

LÔGIC VẬN ĐỘNG NỘI TẠI CỦA QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIEN k h á i n i ệ m

2.1. THỰC TEỄN VỚI s ự HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN KHÁI NIỆM

2.1.1.T h ự c tiễ n - cơ sở, đ ộ n g lực cho sự h ìn h t h à n h , p h á t t r i ể n c ủ a khái niệm

Thực tiễn là dạng hoạt động đặc thù của con người, thường được thể hiện dưới các hĩnh thức: hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động thực nghiệm khoa học và hoạt động cải biến xã hội. Hoạt động thực nghiệm khoa học tìm ra những khái niệm khoa học tự nhiên

Một phần của tài liệu Logic của sự hình thành, phát triển khái niệm (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)