PHÁT TRIỂN KHÁI NIỆM
2.2.1. Quá trình thống nhất giữa lịch sử và lỏgíc trong sự hình thành,
phát triển khái niệm
Sự thống nhất giữa lịch sử và lôgic là một minh chứng cho bản chất mâu thuẫn của khái niệm. Trong lịch sử triết học tồn tại nhiều khuynh hướng về
"lôgíc","cái lôgíc”, “ lịch sử ” , “cái lịch sử ” . Theo triết học Mác, cái lịch sử là một phạm trù của lôgíc biện chứng dùng để chỉ sự phát triển của hiện thực được nhận thức, còn cái lôgíc là một phạm trù của lôgíc biện chứng dùng để chỉ mối liên hệ tất yếu trong sự phát triển của tư duy lý luận khi tái hiện khách thể trong sự phát triển lịch sử của nó, là sự trừu tượng từ cái lịch sử, là cái lịch sử dưới một hình thức khái quát, trong những khía cạnh tất yếu đã được chắt lọc khỏi mọi ngẫu nhiên. "Đối với nhà duy vật, cái lôgíc là cái lịch sử được hiểu"[71,169].
Như vậy, phạm trù cái lôgic gắn bó hữu cơ với phạm trù cái lịch sử. Mối quan hệ giữa cái lôgíc và cái lịch sử được nghiên cứu dưới nhiều góc độ. Đó là mối liên hệ giữa lịch sử hiện thực của khách thể với lý luận về khách thể ấy, là mối liên hệ giữa quá trình nhận thức về khách thể với lôgíc của quá trình ấy, cũng còn là mối quan hệ giữa phương pháp lôgíc và phương pháp lịch sử, giữa phương pháp lịch sử với phương pháp thống nhất lịch sử và lôgíc trong quá trình hình thành, phát triển khái niệm. Trong phạm vi của luận án này, cái lịch sử được hiêu là lịch sử nhận thức của nhân loại, còn cái lôgíc được hiểu là những mối liên hệ tất yếu không thể bỏ qua của cái lịch sử. Cái lôgíc và cái lịch sử chỉ tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau. Chỉ có xuất phát từ việc nhận thức đúng mối quan hệ giữa cái lịch sử và cái lôgíc thì-mới hiểu đúng về khái niệm, về sự hình thành, vận động và phát triển của khái niệm. Mối quan hộ đó là mối quan hệ biện chứng, thống nhất có chứa đựng mâu thuẫn, sự thống nhất
thể hiện ở chỗ cái lôgíc là sự tái sản sinh cô đặc, vắn tắt của cái lịch sử. đã tẩy sạch những cái ngẫu nhiên và thứ yếu, đã thoát khỏi những hình thức lịch sử cụ thể là cái lịch sử đã được cô lại, nhào lại, cải tạo lại. Nhưng cái lôgíc không phải là một bản sao đơn giản, "không có linh hồn", cứng đờ của cái lịch sử, mà là cái lịch sử được sửa chữa, uốn nấn trên tinh thần phù hợp vói những quy luật mà bản thân cái lịch sử đã tuân theo. Và không phải chỉ là sự phản ánh, sao chép lịch sử đơn thuần, cái lôgíc là sự tái sản sinh lịch sử ở một trình độ cao hơn trên nền tảng một kết quả nhận thức phát triển hơn. ở trình độ này, tư duy cá thể có thể lập nên một chòi quan sát mà từ đó, khả năng đánh giá lại chặng đường đã qua và những khuynh hướng vận động trong thời gian tới được phát huy tối đa. Đây là cơ sở cho sự ra đời "trước hiện thực" của nhiều khái niệm, về luận điểm này, có thể dẫn một câu nói nổi tiếng của Mác:"Giải phẫu con người là chìa khóa để giải phẫu con vượn"[88,2,622]. Khi ta nắm được cái "chìa khoá" đó, là ta đã nắm được cái lôgic chung. "Cái lôgic chung này dường như "ló ra từ tất cả những bước quanh co, nhưng sau khi được rút ra, nó trở thành cái định hướng, thành sợi chỉ dẫn đường giữa những cái tưởng chừng như chỉ là hỗn độn" [90,33]. Quá trinh được giải phóng khỏi những bước quanh co, khúc khuỷu, được "làm sạch”, "chưng cất" từ những ngẫu nhiên pha trộn cũng là quá trình cá thể nhằm thu nhận những trừu tượng lôgíc để đi đến hình thành các khái niệm khoa học. Vậy là, trong khái niệm, có thể nói cái lịch sử và cái lôgíc được sát nhập với nhau. Sự sát nhập này, theo Lênin, chỉ ở quy mô "về đại thể và toàn bộ", tức chỉ sự sát nhập về mặt xu thế, mặt khuynh hướng cơ bản của sự phát triển chứ không phải sự sát nhập về tất cả mọi chi tiết. Khuynh hướng ấy in dấu trong khái niệm. Lênin viết :"Khái niệm (nhận thức) trong tồn tại (trong những hiện tượng trực tiếp) tìm thấy bản chất (quy luật nhân quả, đồng nhất, khác nhau ect...) - đó thực sự là tiến trình chung của toàn bộ nhận thức của con người (của toàn bộ khoa học) nói chung"[79,29,356]. Chúng ta quan tâm đến sự sát nhập về đại thể và toàn bộ của quá trình lịch sử đó với những quy luật của tư duy lôgíc, của sự tiến hoá về mặt triết học với sự tiến hoá về mặt bản thể của nhận thức- sự sát nhập đó cho ta chìa khoá để hiểu một loạt những quy luật phát
triển lôgíc của nhận thức, để hiểu xem nhận thức diễn ra như thế nào trong đầu óc một con người.
Phương pháp lịch sử có một ý nghĩa to lớn trong nghiên cứu lôgíc học. "Không thể nào hiểu rõ được lịch sử của tư tưởng, lịch sử của các khái niệm ngoài sự đối chiếu nó một cách có phê phán với lịch sử hiện thực. Và ngược lại: không có cách nào thâm nhập vào lôgíc phát triển hiện thực của khách thể, hiểu được sự phát sinh thực tế của nó ngoài cách thông qua sự khắc phục một cách có phê phán cái hệ thống khái niệm đã được toàn bộ nền khoa học trước đáy xây dựng nên và do đó bản thân hệ thống này là một sản phẩm lịch sử" [161,1,303-304].
Khi xây dựng nên chủ nghĩa Mác, những nhà sáng lập đã miệt mài nghiên cứu hầu như toàn bộ tri thức nhân loại. Lênin đã nhận xét: "Chủ nghĩa Mác là một thí dụ chỉ rõ ràng tư tưởng về chủ nghĩa cộng sản đã phát sinh như thế nào từ tổng sô' những kiến thức của nhân loại"[79,41,350]. "Tất cả những cái mà xã hội loài người đã sáng tạo ra, Mác đã nghiền ngẫm lại một cách có phê phán, không hề bỏ sót một điểm nào. Tất cả những cái mà tư tưởng loài người đã sáng tạo ra, Mác đã nghiền ngẫm lại, đã phê phán và đã thông qua phong trào công nhân mà kiểm tra lại....”[79,41,361]. Chỉ có những trí tuệ vĩ đại mới có thể làm được điều đó. Vậy nên chủ nghĩa Mác cũng là một sản phẩm mang tính lịch sử.
Tuy nhiên, trong khi hình thành khái niệm, theo phương pháp lịch sử không có nghĩa là liệt kê các sự kiện một cách tẻ nhạt theo kiểu phương pháp kinh nghiệm chật hẹp. Nó đi liền với phương pháp lôgic, bởi vì phương pháp lôgíc thể hiện nhiều ưu điểm. Ở giai đoạn sơ kỳ, bản chất và khuvnh hướng của sự vật hiện tượng khó mà bị lộ ra, khác hẳn so với giai đoạn phát triển rực rỡ của nó. Vì vậy, khi dùng phương pháp lôgíc, ta có thể xét hiện tượng chính ở điểm mà nó đạt tới sự chín muồi đầy đủ nhất. Một ưu điểm nữa là nó giúp ta tiết kiệm được thời gian. Ta không phải và cũng không thể có khả năng đi cùng các sự kiện theo đúng tiến trình của nó để tìm ra được những quy luật phát triển, đặc biệt với những sự kiện kéo dài qua rất nhiều thế kỷ. "Hoàn toàn không nhất
thiết phải đi sâu vào bóng tối của những thế kỷ, có lẽ làm ngược lại thì đúng hơn: cách quan niệm hiện tại đúng đắn về mặt lôgíc sẽ hé mở những bí ẩn về sự ra đời của nó, về quá khứ của nó" [161,1,313]. Đây là ưu thế của phương pháp lôgíc. Với phương pháp này, người ta có thể thấy được cả kết cấu của đối tượng và lịch sử phát triển của nó, không phải bằng phương pháp rút một cách tư biện khái niệm này từ khái niệm khác, không nhất thiết phải theo dõi toàn bộ tiến trình thực sự của nó mà dựa trên sự phản ánh khách thể trong những yếu tố tất yếu mang tính quy luật. Để có thể kết hợp việc nghiên cứu kết cấu của khách thể với việc nắm các giai đoạn căn bản trong lịch sử hình thành, phát triển của nó, Mác từng đưa ra công thức: "Giải phẫu con người là chià khoá để giải phẫu con vượn". Bởi vì "người ta chỉ có thể hiểu được những dấu hiệu báo trước cái cao hơn trong các loài động vật cấp thấp khi người ta đã biết được bản thân cái cao hơn đó"[88,2,622].
Có người cho rằng phương pháp lịch sử tìm ra tiến trình hình thành và phát triển của khách thể "theo đường thẳng đứng", tức nhìn nhận khách thể trong tính lịch đại của nó. Còn phương pháp lôgíc lại nghiên cứu sự vận động của khách thể, tìm ra quy luật chủ yếu theo "đường nằm ngang", được gọi là theo tính đồng đại của khách thể. Nhưng nói chung, tuyệt đối hoá sự khác biệt giữa hai phương pháp này sẽ là siêu hình, bởi chúng có quan hệ mật thiết không chia tách được với nhau. Không có phương pháp lịch sử thuần tuý hay phương pháp lôgíc thuần tuý. Sự khác biệt giữa chúng chỉ căn bản là: phương pháp lôgíc tìm ra tính quy luật dưới hình thức trừu tượng thông qua hệ thống các phạm trù lôgíc, còn phương pháp lịch sử thì mô tả tính quy luật ấy thông qua tiến trình phát triển của khách thể, theo sát sự kiện với trình tự thời gian nghiêm ngặt.
Xét về hiệu quả, có thể khẳng định rằng phương pháp lôgíc chiếm ưu thế hơn, bởi vì nó có khả năng kết hợp hai yếu tố tất yếu của sự nghiên cứu: lịch sử của khách thể và cả kết cấu của nó. Khi tái hiện sự vật hiện tượng ở hình thức cao nhất, hình thức này dường như đã hàm chứa những giai đoạn phát triển từ trước tới nay của khách thể nhưng dưới dạng đã chọn lọc, và có những minh
phát triển lôgíc hoàn toàn không nhất thiết chỉ đóng khung trong phạm vi trừu tượng thuần tuý. Trái lại, nó đòi hỏi phải có những minh họa lịch sử, phải thường xuyên tiếp xúc với hiện thực"[88,2,656].
Trong quá trình hình thành và phát triển khái niệm, cần lưu ý rằng trình tự lôgíc không trùng hợp với trình tự các sự kiện lịch sử. Lê Hữu Nghĩa đã viết: "ở đây có sự mâu thuẫn, có sự không phù hợp giữa lịch sử và lỏgíc. Tuy nhiên điều đó không hề mâu thuẫn với nguyên tắc lôgíc biện chứng về sự thống nhất của lịch sử và lôgíc, bởi vì, một là bản thân nguyên tắc này không yêu cầu phải mô tả giản đơn lịch sử kinh nghiệm; hai là mâu thuẫn đó không vi phạm nguyên tắc chủ nghĩa lịch sử về khách thể, vì ở đây tính lịch sử trước hết là tính lịch sử ở sự tái sinh, sự hoạt động chứ không phải trình tự niên đại của sự phát sinh, sự hình thành; ba là cái lôgíc biểu hiện như là sự phản ánh, được sửa chữa của cái lịch sử, sự sửa chữa này có nghĩa là sự nhận thức sáu sắc hơn bản thân lịch sử. Vì vậy, xét đến cùng, lôgíc là phù hợp với lịch sử, mặc dù chỉ trong những kết quả chung" [90,54]. Đấy là biểu hiện rõ rệt của sự thống nhất giữa hai mặt đối lập, (có sự đồng nhất và cũng có sự khác biệt, sự đồng nhất trong sự khác biệt). "Trong cách miêu tả lôgíc, trật tự phát triển lịch sử nhiều khi dường như bị đảo ngược lại, cũng như ngược lại, lịch sử minh họa một trình tự phát triển hoàn toàn khác so với thứ tự lôgíc của các phạm trù" [161,1,302]. Vì vậy, người ta có thể nhận thức được các hiện tượng phức tạp hơn trước khi nhận thức được các hiện tượng giản đơn hơn. Điều đó có thể xảy ra, nhưng vẫn là trên cơ sở nhận thức cái giản đơn trước đó.
Vấn đề đặt ra là: đánh giá các khái niệm được hình thành trước giai đoạn chín muồi nhất của sự vật như thế nào, khi mà nhà khoa học chưa thấy được sự chín muồi ấy ở vào thời đại của ông? ở đây cần áp dụng nhuần nhuyễn nguyên tắc thống nhất cái lịch sử và cái lôgic với nguyên tắc phủ định biện chứng. Quan hệ của cái lịch sử và cái lôgic được xem xét dưới hai góc độ mà tình huống nêu trên có thể rơi vào.
Thứ nhất, khách thể cần nghiên cứu vẫn có một tính ổn định tương đối, còn khoa học nghiên cứu về nó (tức sự hiểu nó) thì đã phát triển khá nhanh. Trường hợp các khoa học tự nhiên như vật lý học, thiên văn học...chứng minh cho khuynh hướng này. Tri thức ở đây tiến hóa trong những thời hạn lịch sử nhanh đến mức mà như Ăngghen nói: "tỷ lệ binh phương với khoảng cách thời gian kể từ điểm khởi đầu", trong khoảng thời gian đó, đối tượng tự nó chưa kịp có thay đổi gì đáng kể...Việc sử dụng phương thức phê phán lôgíc đối với các bậc tiền bối không chỉ là chính đáng mà còn duy nhất có thể, điều đó đã được lôgíc học Hêghen tính đến.
Thứ hai: chính khách thể của nhận thức biến đổi khá nhanh, nên những
giai đoạn kế tiếp của sự chín muồi lịch sử của nó thay thế lẫn nhau đôi khi diễn ra ngay trước mắt của một thế hệ, hệ quả là sự tiến lên của khoa học đã tự nó phản ánh sự tiến hoá của khách thể, phản ánh những giai đoạn khác nhau của sự chín muồi lịch sử của khách thể đó. Có thể thấy được khuynh hướng này trong các khoa học xã hội. Trong trường hợp này, mối quan hệ của cái lôgíc và cái lịch sử sẽ phức tạp hơn, bởi không chỉ hệ thống khái niệm về khách thể biến đổi mà còn cả đối tượng hiện thực của hệ thống khái niệm ấy cũng biến đổi đa dạng.
Trong tư duy cá thể về một khách thể nhất định, không chỉ bao hàm lượng tri thức đã được cả nhân loại kiếm tìm và khẳng định mà còn có cả những tri thức mới do chính cá thể ấy kiếm tìm. Hơn nữa, lượng tri thức nhân loại mà cá thể tiếp thu không những là một sự rút ngắn lịch sử mà còn mang một ý nghĩa mới, một vai trò mới trong hệ thống tri thức mỗi cá thể. Mỗi một khái niệm trong nhận thức của cá thể là một sự tổng hợp, sự đan kết hữu cơ giữa những tri thức quá khứ và hiện tại để đạt đến nhận thức sự vật trong tính chỉnh thể cụ thể của nó ở giai đoạn ấy. Nếu phân tích một cách trừu tượng, thì nhận thức của cá thể về một khách thể sẽ bao gồm sự nhận thức về quá trình lịch sử của khách thể ấy cộng với sự nhận thức về kết cấu nội tại, những mối liên hệ bên trong, những đặc điểm thuộc tính của nó.
Mặc dù được thừa hưởng một di sản lý luận đồ sộ về khách thể và những thứ có liên quan, được thừa hưởng một tư chất di truyền, một cấu trúc sinh học tiến hoá cao nhất, con người hiện đại cũng không thể nào nhận thức được bản chất của khách thể ngay một lúc. Xét trường hợp những nhà khoa học tiền bối, khi ở vào thời điểm của họ, hoặc là khách thể còn ở giai đoạn thấp so với độ chín muồi lịch sử, hoặc là hoạt động thực tiễn của con người chưa đạt đến trình độ cho phép khám phá ra những quy luật, hoặc là cả hai lý do trên dẫn đến việc phản ánh của khái niệm của họ chưa bao quát hết được toàn bộ bản chất của sự vật hiện tượng. Dưới ánh sáng của lý thuyết mới ở trình độ chín muồi lịch sử cao hơn, những khái niệm cũ có thể được xem như một sự phác họa ban đầu, một sự miêu tả trừu tượng, phiến diện, và khái niệm mới sẽ lấy cái "hạt nhân hợp lý" ở các khái niệm cũ làm thành một yếu tố, một bộ phận của quan niệm rộng sâu hơn về cùng chỉnh thể đó. Chính nguyên tắc đi từ trừu tượng đến cụ thể trong quá trình hình thành khái niệm ở tư duy loài người nói chung đã quy định nguyên tắc thống nhất cái lôgíc và cái lịch sử, "ước định phải tái hiện mối