học cận đại.
Trong khi phê phán lôgic học hình thức, những nhân tố biện chứng lẻ tẻ trong tư tưởng của I.Kant đã xuất hiện. Mặc dù có nhiều mâu thuẫn, nhưng những vấn đề Kant đặt ra đã trở thành tiền để cho sự ra đời của lôgic biện chứng Hêghen. Kant đề xuất bên cạnh lôgic học cũ (lôgic hình thức) nên có một học thuyêt mới phù hợp hơn với tự nhiên và nhu cầu nhận thức, vì rằng, lôgic học cũ "chỉ đóng vai trò giáo dục chuẩn bị, chỉ mới là ngưỡng cửa của khoa học" [114,73]. Cụ thể hơn, Kant nêu thiếu sót chính của lôgic hình thức
là nặng về tính chất phân tích mà trong quá trình phán tích thì yêu cầu quan trọng là những khái niệm không mâu thuẫn nhau, tính chính xác về mặt hình thức của những phán đoán phải được đảm bảo. Trong khi đó, tư duy phải mở rộng tri thức về mặt nội dung, điều mà lôgic hình thức bó tay, bởi những nguyên lý của lôgic hình thức tách rời nội dung, "nó chỉ nghiên cứu hình thức thuần tuý của tư duy"[l 14,74].
Ngay cả những nhà lôgic học hiện đại đối lập với chủ nghĩa Mác cũng có nhắc đến những hạn chế của lôgic học cổ truyền. L ý do là chính sự phát triển của khoa học đã đề ra những vấn đề mới, mâu thuẫn với giới hạn của quan điểm của lôgic học cũ. Có thể dẫn ra đây một ý kiến của nhà lôgic học Pháp s. Xêriút: "Trong mọi trường hợp, hình như lôgic hình thức chỉ có tính chất tả cảnh và bao giờ nó cũng không đủ khả năng nắm được những qui tắc hiệu nghiệm của nhận thức đang vận động tiến lên"[l 14,85]. Và ông muốn lôgic học với tính cách là một khoa học về nhận thức, phải dựa trên những nguyên tắc nào làm cho tư tưởng của chúng ta được mềm dẻo, uyển chuyển và phát triển. Đó chính là lôgic biện chứng.
Trong sự phát triển tất yếu của triết học, lôgic biện chứng đã ra đời, mà người có công lao lớn là Hêghen. Nếu Arixtôt lấy nguyên lý "đồng nhất- trừu tượng" để làm cơ sở duy nhất cho lôgic học của mình, thì Hêghen lại lấy nguyên lý "đồng nhất- cụ thể". Khái niệm của Hêghen vì thế cũng khác với khái niệm của Arixtốt: nó không chỉ hàm chứa những thuộc tính chung nhất mà còn có cả những nét đặc thù, cá biệt. Khái niệm của Arixtôt chính là "hình thức'1 của đối tượng, chỉ bộc lộ những dấu hiệu bản chất, được định vị rõ ràng, những dấu hiệu khác vì thường xuyên biến đổi nên không được định vị vào trong khái niệm. Còn khái niệm của Hêghen mô tả sự vật trong cả sự chuyển hóa nên có một sự vận động phát triển rõ rệt. Nếu trong lôgic hình thức, cấm mâu thuẫn là một trong những qui luật cơ bản nhất, thì trong lôgic biện chứng, mâu thuẫn lại được xem là hạt nhân không thể thiếu. Tìm ra được cách lý giải trên quả là một điều không dễ cho các nhà nghiên cứu, khi tư tưởng của Hêghen bị bao phủ bởi một màng lưới dày đặc các quan niệm duy tâm, thần bí. Với Hêghen,
ông cũng phải nghiên cứu toàn bộ lịch sử lôgic học, rồi mới tìm ra nhưng hạn chế của nó và nguyên nhân của những hạn chế ấy, để từ đó xây dựng một lôgic học mới.
Khi nêu ra những hạn chế của lôgic hình thức cổ truyền, Hêghen không có ý phủ định lôgic hình thức như có ý kiến đã phê phán. Ông tuyên bố giữa hai khoa học này, mỗi khoa học có một đối tượng riêng, một mục đích riêng, một nhiệm vụ riêng. Chúng bổ sung cho nhau, cùng nhau hoàn thiện hơn tư duy của con người. Lôgic hình thức luôn là cơ sở của toán học cũng như các khoa học cụ thể, còn lôgic biện chứng luôn là thế giới quan và phương pháp luận của các khoa học.
Nhưng, sự có mặt của lôgic biện chứng là cần thiết và tất yếu, điều đó đã quá rõ ràng. Nhiệm vụ của lôgic học mới này là nhóm ngọn lửa sinh động trong thế giới của những khái niệm bất động, làm cho mềm và chuyển hóa chúng thành những khái niệm có vận động, biến hóa, phát triển, vì rằng, nếu không như thế thì sẽ không nhận thức được chân lý.
Theo Hêghen, chân lý là một tiếng nói vĩ đại và là một đối tượng còn vĩ đại hơn nữa. Như vậy, đối tượng của lôgic học mới, phải nói đầy đủ là tư duy
tiếp cận chân lý. Ở đây chúng ta thấy cả sự vận động phát triển của tư duy cũng là đối tượng của lôgic học.
Bắt nguồn từ những tư tưởng biện chứng tích cực của Hêghen, Lênin chủ trương xây dựng một lôgic học mới, khác với lôgic học cũ "giống như trò chơi trẻ con là sắp xếp những mẩu vụn thành những bức tranh đã bị khinh miệt" [79,29,105], mà đó là một thứ lôgic học với đối tượng của nó,"không phải tâm lý học, không phải hiện tượng học tinh thần, nhưng lôgic học = vấn đề chân lý" [79,29,183-184]. Dường như hai tư tưởng lớn đã gặp nhau ở "vấn đề chân lý" này, nhưng ở Lênin, đó là chân lý khách quan, còn ở Hêghen, tư duy thuần tuý là chân lý. Đó là điều khác căn bản.
Vấn đề so sánh giữa lôgic hình thức và lôgic biện chứng còn được Lênin bàn tới ở nhiều chỗ của những tác phẩm khác. Trong tác phẩm "L ạ i bàn về công đoàn, về tình hình trước mắt và về những sai lầm của các đồng chí Trôtxki và Bukharin" viết tháng 1/1921, khi phê phán cách định nghĩa của Bukharin, Lênin đã nhấn mạnh sự khác nhau giữa lôgic hình thức và lôgic biện chứng.
"Lôgic hình thức mà người ta chỉ giảng trong các trường học (và chỉ giảng cho các lớp dưới, hơn nữa, khi giảng cũng còn phải sửa đổi) đưa ra những định nghĩa hình thức, căn cứ vào cái phổ thông nhất hoặc những cái thường đập vào mắt nhất, và ngừng lại ở đó.
Lôgic biện chứng đòi hỏi chúng ta phải đi xa hơn nữa. Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và "quan hệ gián tiếp" của sự vật đó. Lôgic biện chứng đòi hỏi phải xét sự vật trong sự phát triển, sự tự vận động, trong sự biến đổi của nó" [79,42,363 - 364].
Như vậy, rõ ràng lôgíc biện chứng là lôgíc của sự vận động, phát triển và biến hoá của tư duy. Nó đi gần tới bản chất của hiện thực hơn. Với riêng khái niệm, Lênin đã đặt vấn đề: "Nếu tất cả đều phát triển, thì điều đó có quan hệ đến bản thân những khái niệm và phạm trù chung của tư duy hay không? Nếu không, thì có nghĩa là tư duy không liên hệ với tồn tại. Nếu có, thì tức là có phép biện chứng của những khái niệm và phép biện chứng của những nhận thức, với ý nghĩa khách quan "[79,29,270 -271].
Câu trả lời ở đây là "có". V ì vậy, chúng tồi đã lựa chọn nghiên cứu khái niệm trên quan điểm của lôgíc biện chứng như là nhiệm vụ trung tâm của luận án, với mong muốn tìm hiểu bản chất đích thực của khái niệm chứ không chỉ nghiên cứu khái niệm với tư cách là một hình thức lôgíc của tư duy. Tuy nhiên, vai trò của lôgíc hình thức vẫn được khẳng định. Như Ảngghen có lối nói ẩn dụ rằng: nêu lôgíc hình thức là toári học sơ cấp, thì lôgíc biện chứnơ là toán học cao cấp, mà ai cũng hiểu rằng nếu không có toán học sơ cấp thì cũng
không thể có toán học cao cấp được. Mâu thuẫn giữa lôgíc hình thức và lôgíc biện chứng được nhà lôgíc học nổi tiếng của Nga Rôzentan gọi là "mâu thuẫn tưởng tượng" [114,132], chỉ là "máu thuẫn tưởng tượng" mà thôi.
Người được coi có công lao lớn đối với lôgic học biện chứng là G.V.Ph.Hêghen (1770 - 1831). Quan điểm về khái niệm được Hêghen trình bày tập trung trong cuốn "Đ ại lôg ic" của ông, mà chủ yếu nhất là ở phần "Lôgic chủ quan” hay "Học thuyết về khái niệm". Cũng giống như ở các phần khác, "học thuyết về khái niệm" được Hêghen triển khai thành ba bộ phận theo tam đoạn thức: chính đề - phản đề - hợp đề. Đó là tính chủ quan hay là khái niệm hình thức - tính khách quan hay là khái niệm khách quan - ý niệm hay là khái niệm, tương tự trong đó ý niệm là sự tổng hợp và giải thích cho hai yếu tố đối lập nhau là tính chủ quan và tính khách quan.
Về tính chủ quan, ông cho rằng "khái niệm là vương quốc của chủ quan hay là tự do" [44,142]. Tư duy, đó là tự do, thông qua khái niệm, nó có thể thống trị hiện thực, cũng có thể khắc phục được "tất yếu" nếu như hiểu được tất yếu. Tự do là ở trong tư duy. (Quan điểm nêu trên có một sự liên hệ nhất định với quan điểm của triết học Mác cho rằng tự do là khi nắm được cái tất yếu, nắm được những qui luật của thế giới khách quan, tuy nhiên, đây là hai quan điểm xuất phát từ hai lập trường trái ngược).
Theo Hêghen, khái niệm là giai đoạn cao nhất của sự nhận thức thế giới khách quan và còn là cơ sở của thế giới đó. "Điều quan tâm duy nhất của ông là làm sao vạch ra được khái niệm đã trở thành cơ sở của thế giới khách quan như thế nào, làm sao chứng minh được rằng nó không ở trong một dạng đã được chuẩn bị sẵn, rằng nó cần một sự mỏi giới" [44,144]. Quá trình nhận thức thế giới của con người thực chất là quá trình tự thân vận động của khái niệm. Quá trình hình thành khái niệm được biểu hiện ra như là cơ sở chân chính của mọi hiện tượng ... Tự nhiên và xã hội chính là các cấp bậc của sự sinh thành ra khái niệm. Khái niệm là một bậc cao hơn thê giới khách quan. Theo sự phân tích của Lênin, quan điểm hoàn toàn duy tâm, đi ngược đầu xuống đất" nêu trên của Hêghen, thực ra không có gì mới trong
lich sử triết học. Đó chính là các định đề duy linh cũ của Platôn. Theo Plôtin (người sáng lập ra trường phái Platôn mới), quá trình thế giới sẽ diễn ra theo trinh tự: đầu tiên là khởi nguyên thần thánh thống nhất, khởi nguyên này tràn ra ngoài như là một trí tuệ thế giới, sau là tư cách linh hồn của thế giới, tiếp nữa là với tư cách những linh hồn riêng biệt, sau nữa mới là những vật thể riêng biệt, rồi mới đến vật chất mà Plôtin hiểu đó là sự không tồn tại. Trong học thuyết Plôíin, có yếu tố biện chứng thần bí [114,472].
Có thể thấy được điểm tích cực của Hêghen khi phân tích thái độ của ổng đối với quan điểm của Kant. Hêghen đã phê phán thuyết không thể biết của Kant, vạch ra mâu thuẫn trong tư tưởng của Kant. Để có được một khái niệm, tư duy cần đến trực giác. Tuy cùng một hiện thực, song trực giác đó đem lại cho mỗi người một nội dung khác nhau. Theo Kant, tính khách quan của khái niệm chỉ là một cái gì mang tính hình thức, còn tính chủ quan thuần tuý mới là nội dung của khái niệm."Kant là người theo nhị nguyên luận, không thể tách cái chủ quan ra từ cái khách quan, còn cái khách quan ("vật tự nó") về nguyên tắc, không quy về được cái chủ quan. Khi đó, Kant đưa ra khái niệm về tính khách quan nhận thức luận để áp dụng vào các hình thức nhận thức, các phạm trù, các khái niệm được hình thành phù hợp với các quy tắc của lý trí" [162,3,21]. Kant đã tách rời khái niệm ra khỏi nội dung, và giác tính trở thành một hình thức không liên quan gì đến nội dung, còn khái niệm thì cũng không phản ánh hiện thực. Vì vậy mà khái niệm sẽ trở nên nghèo nàn, biểu hiện "sự bất lực của giác tính" khi không thể nêu được toàn bộ sự phong phú, đa dạng của hiện thực. Luận điểm này không những làm cho khái niệm bị hiểu sai bản chất, bị nghèo nàn đi, mà còn làm cho con người nghi ngờ, dẫn đến bi quan về khả nãng nhận thức của mình. Cho nên, Hêghen đã chống lại chủ nghĩa bất khả tri và chủ nghĩa phi lý tính, chống sức ỳ của tư duy trong lĩnh vực lôgic. Bản thân Kant cũng chưa hiểu được phép biện chứng giữa bản chất và hiện tượng. Hêghen đã nói rằng Kant có một định nghĩa "tầm thường" về chân lý: chân lý là sự phù hợp giữa nhận thức và đối tượng của nhận thức, nhưng định nghĩa đó có giá trị gì trong cửa miệng của một nhà triết học cho rằng không thể nhận thức được đối tượng? Điều đó cũng đồng nghĩa với việc từ bỏ chân lý. Hêghen khẳng định Kant có thể phân tích
các hình thức của khái niệm như trong lôgic truyền thống. Nhưng không chỉ dừng ở đó được mà phải xem các hình thức ấy có phù hợp với chân lý không. Đáng tiếc là Hêghen đã không đưa tư tưởng đó đi đến cùng. Hạt giống biện chứng trong quan điểm của ông bị chôn chặt trong chủ nghĩa duy tám thần bí.
Trong mục "Tính khách quan", Hêghen cắt nghĩa tính khách quan không như chúng ta vẫn hiểu. Theo ông, tính khách quan là phản đề của tính chủ quan, là phạm trù được sản sinh ra nhờ kết quả của sự phát triển biện chứng của các khái niệm. Toàn bộ quan điểm của ông về tính khách quan đều mang tính mục đích luận tự do,
"khái niệm tự do khách quan" chính là mục đích. Phạm trù tính khách quan là phương tiện để ông chứng minh sự ưu việt của mục đích luận, để ông chứng minh một cách ấn tượng rằng mục đích phải là phạm trù thống trị. Nhưng ông cũng không tán đồng với mục đích luận cũ dường như chỉ dẫn người ta đến "cái hữu tận bẽn ngoài". Mục đích luận của ông đứng cao hơn mọi sự phê phán. Mục đích đã được đặt vào sự vật từ trước, con người chỉ việc bộc lộ nó ra mà thôi. "Trên thực tế, mục đích của con người do thế giới khách quan đẻ ra và đòi hỏi phải có thế giới đó làm tiền đề - coi thế giới khách quan đó là cái hiện có. Nhưng con người cảm thấy rằng mục đích của minh là rút ra từ bên ngoài thế giới, rằng mục đích đó không phụ thuộc vào thế giới" [44,172]. Mục đích đã có từ trước, đặt khách thể như một cái được xác định thông qua khái niệm, và ở đâu ta cũng có thể được chiêm ngưỡng sức mạnh của khái niệm: khái niệm hoạt động ở trong con người, khái niệm ẩn giấu trong tự nhiên; sự hoạt động của con người là hình thức biểu hiện của khái niệm, "thế giới trực tiếp" là một hình thức khác nữa của khái niệm...[44,173]. Khái niệm đối với hình thức là cái đồng nghĩa với tri thức, với toàn bộ dung lượng phát triển của nó.
Thiên thứ ba là thiên "Ý niệm", hay là chân lý khách quan. Theo Hêghen, ý
niệm là nội tại vật chất hơn cả chính vật chất. Ý niệm là sự thống nhất của khái niệm và hiện thực, nó là hợp đề của định đề tính chủ quan với phản đề tính khách quan. Trình độ cao nhất của ý niệm là khi ý niệm trùng hợp với hiện thực.
ở đây, quan điểm duy tâm của Hêghen được bộc lộ rõ nét. Theo ông, thế giới hiên thưc thấp hơn nhận thức. Nó không thể hiện sự trùng hợp của tư tưởng với đối tượng. Song, cũng chính ở đây, hạt nhân biện chứng đã nảy mầm. Ý niệm không chỉ là sự đồng nhất của khái niệm và khách thể, tức không phải là một cái gì có tính chất tĩnh tại mà là một quá trình, Hêghen gọi là "có thiên lương", đó là sự thủ tiêu khác biệt giữa chủ thể và khách thể. "Chỉ cần Hêghen khẳng định sự đồng nhất bản thể luận giữa các ý niệm và chủ thể ý niệm với khách thể thì ống đã có công lao trong việc nêu bật quá trình nhận thức...” [44,78], mà quá trình ấy có một mâu thuẫn khốc liệt ở bên trong nó.
Phần đầu của thiên "ý niệm", Hêghen dành cho việc giải thích cuộc sống. Đó