Giai đoạn 2005 – 2009 và 2007-2011

Một phần của tài liệu Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Quảng Ninh gắn với điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long 2013 (Trang 43)

Người dân tỉnh Quảng Ninh cho rằng địa phương mình có điều kiện khá tốtvề hệ thống các cửa hàng lớn, cửa hàng bình dân cũng như hệ thống bán buôn, bán lẻ khá tốt so với các địa phương khác. Tuy nhiên, tỉnh này chưa ưu tiên phát triển hệ thống phân phối hiện đại như Siêu thị như Ninh Bình. Dân cư Quảng Ninh cho rằng hệ thống phân phối của họ có nhiều điểm tương đồng với Khánh Hòa, Đà Nẵng, Lào Cai, Thừa Thiên Huế và không mạnh hẳn về một loại hình phân phối nào.Trong nhóm các tỉnh, thành phố trong nhóm đối sánh, người dân Quảng Bình không đánh giá cao về hệ thống phân phối của mình.Họ cho rằng, kênh phân phối chủ yếu đang được sử dụng và có hiệu quả nhất hiện nay đó là hệ thống chợ và hệ thống bán lẻ tư nhân. Và đa số hệ thống này phát triển rất thiếu quy hoạch, không hỗ trợ cho sự phát triển chung của toàn tỉnh.

44

Thái độ của người dân địa phương với các nhóm hàng hóa cũng tương đối khác nhau. Mặc dù, Lào Cai và Quảng Ninh là hai tỉnh tiếp giáp Trung Quốc, có số lượng hàng Trung Quốc đang được kinh doanh ở đây rất lớn nhưng người dân địa phương thì đánh giá chất lượng của nhóm hàng này không cao. Sản phẩm nhập khẩu và Asean đang dần có vị trí cao trong tâm trí người dân hai địa phương này. Nhóm sản phẩm này sẽ là đối thủ cạnh tranh mạnh của hàng hóa địa phương trong tương lai, đặc biệt là nhóm hàng hóa có xuất xứ Thái Lan. Các tỉnh còn lại cũng nằm trong xu thế nêu trên ngoại trừ Quảng Bình. Đây là địa phương mà hàng Trung Quốc vẫn đang chiếm ưu thế, sản phẩm nhập khẩu không được đánh giá cao, đặc biệt là từ khu vực ASEAN, trái ngược với xu hướng chung của các tỉnh, thành còn lại.

45

Một phần của tài liệu Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Quảng Ninh gắn với điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long 2013 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)