7. Cấu trúc nội dung đề tài
3.1.2 Giá trị vănhoá xã hội
Trong lễ hội Lồng Tồng, nét đặc trưng nổi bật nhất, cũng là nét văn hoá tiêu biểu nhất, là tính cộng đồng và cố kết cộng đồng người. Hội được mở ra hoặc chỉ là khâu chuẩn bị thôi cũng đủ làm cho tính cộng dồng được biểu hiện một cách rõ rệt. Đó là sự hồ hởi, phấn khởi đón nhận sự phân công của ban tổ chức hoặc người hành lễ mà ngày thường không dễ dàng có được.
Qua lễ hội Lồng Tồng, ta còn hiểu được các mối quan hệ dòng tộc, hội phe, giáp. Bởi vì trong mỗi bản của người Tày, mối quan hệ thân tộc, dòng họ tương đối bền chặt.
Một điều nữa là khi đến với các cuộc chơi, con người luôn được sống trong không khí cởi mở, dân chủ, bình đẳng.
3.1.3 Giá trị về nghệ thuật hát dân ca
Một trong những trò vui trong lễ hội Lồng Tồng là hát dân ca của đồng bào Tày – Nùng. Đây là trò hát sôi nổi và vui nhộn nhất. Thanh niên trai gái gặp nhau trong ngày hội có thể hát thâu đêm tới sáng và hát từ hội này sang hội khác, từ ngày này sang ngày khác. Có những nơi hát cho đến hết các ngày hội mới thôi.
Các làn điệu ở đây chủ yếu là sli, then, lượn, phong slư. Họ hát bằng giai điệu trữ tình, mượt mà, đối đáp tình yêu nam nữ.
Đến với lễ hội, hoà trong không khí hìng tráng của múa sư tử và các điệu võ cao cường thì tiếng hát đã làm cho ta xao xuyến lạ thường. Đó cũng là một trong những yếu tố làm cho chúng ta không thể quên được
dư âm khi hội kết thúc. Cũng qua hội, hát giao duyên là thời cơ để các cô gái, chàng trai quen biết và tìm hiểu nhau tiến tới hôn nhân hạnh phúc.
Lễ hội cũng là nơi để đồng bào sáng tạo những làn điệu dân ca mượt mà, nơi thi tài thi sức giọng hát hay, đẹp, những lời đối đáp tài tình, hào hoa, phong nhã.
Vì thế, lễ hội Lồng Tồng đã tạo điều kiện cho vốn dân ca của người Tày Yên Lỗ được bảo lưu, phát huy, góp phần làm đẹp cuộc sống.