7. Cấu trúc nội dung đề tài
2.2.12 Tức chẹt khum (ô ăn quan)
Tức chẹt khum (ô ăn quan) là trò chơi dân gian của đồng bào Tày ở Lạng Sơn. Vật chơi là những viên đá sỏi được nhặt ở dưới suối, rửa sạch cho vào túi để dành.
Sân chơi là một bãi đất nhỏ, họ dùng que vẽ thành hình bầu dục, có một đường kẻ chia đôi ở giữa. Phía trong kẻ thành các ô bao gồm 10 ô nhỏ và hai ô to ở hai đầu. Ô nhỏ gọi là ô “ruộng quân”, ô to gọi là ô
“ruộng quan”. Tiếng Tày gọi là Nà quan, Nà dân. Sau khi kẻ xong và bắt đầu chơi, họ bỏ hạt sỏi vào mỗi ô “ruộng quan” 10 viên, mỗi ô “ruộng dân” 5 viên.
Cách chơi và luật chơi cũng rất đơn giản, thông thường chỉ có hai người chơi. Người chơi ngồi hai bên và quy định với nhau, mỗi bên đều có một ô “ruộng quan” và năm ô “ruộng dân”. Người chơi bắt đầu lần lượt đi. Người này đi không được thì đến lượt người khác. Người đi bên tay phải cầm hạt sỏi của ô “ruộng quan” bên mình lần lượt bỏ xuống mỗi ô “ruộng quan” một hạt và đi từ phải qua trái. Đi đến khi nào có ô trống liền kề, thì được ăn toàn bộ hạt sỏi ở bên cạnh. Còn trong quá trình đi mà không có ô trống thì không được ăn. Khi rắc viên sỏi đến ô thì hết sỏi mà vẫn không có ô trống để ăn thì dừng lại để cho người khác đi. Người khác đi lại bốc tiếp hạt sỏi ở ““ ruộng quan” của mình và tiếp tục đi cho đến khi nào được ăn thì chơi tiếp. Nếu không được ăn thì thôi và nhường cho người khác đi.
Trên đây là cách chơi hai người, còn cách chơi ba người thì quy định khác nhau về hình vẽ. Hình vẽ của sân chơi ba người được vẽ theo hình tam giác, có ba ô “ruộng quan” và 15 ô “ruộng dân”. Như vậy mỗi người đều có một ô “ruộng quan” và 5 “ruộng quân”. Cách chơi và luật chơi giống như cách chơi của hai người.
Trong quá trình chơi tất có bên thắng bên thua, bên thua có thể mua lại ruộng của người thắng bằng cách tạm vay hoặc bên thắng bán cho bên thua một số ruộng bằng cách để lại cho bên mua một số hạt sỏi, đủ để mua một số ruộng. Khi thoả thuận giao kèo xong, họ lại tiếp tục chơi cho đến khi nào không muốn chơi thì kết thúc cuộc chơi.
Trò chơi Tức chẹt khum là một thú vui của các cháu thanh thiếu niên, có lúc tập trung rất đông trong sân trường hoặc sân của lễ hội. Mỗi lần họ chơi tạo cho không khí hội vô cùng phong phú, đông đảo về số lượng, rực
rỡ về sắc mầu. Ngày nay trò chơi này càng ngày càng phát triển, nhất là vùng sâu vùng xa.