Địa hình nguồn gốc sông biển và biể n vũng vịnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành, phát triển và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý một số hồ nước tại các quận nội thành Hà Nội (Trang 44)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.3 Địa hình nguồn gốc sông biển và biể n vũng vịnh

a. Bề mặt tích tụ sông - biển cao 6 - 8m, tuổi Pleistocen muộn

Thuộc phạm vi nội thành Hà Nội, bề mặt tích tụ sông biển tuổi Pleistocen muộn có độ cao từ 6 - 8m, phân bố ở khu vực Xuân Đỉnh, Xuân Phƣơng. Tại Xuân Đỉnh, bề mặt có hình thái khá bằng phẳng. Tại khu vực ngã ba Canh và một số vị trí khác thuộc huyện Hoài Đức, bề mặt thềm có dạng gò nổi cao trên bề mặt bằng phẳng hình thành do biển tiến Holocen phân bố ở chân thềm.

Trong phạm vi vùng Tây Hồ, bề mặt tích tụ sông biển tuổi Pleistocen muộn phân bố trên một khu đất có dạng hình học khá cân đối, bao gồm khu vực Phú Thƣợng kéo dài qua Xuân La đến Bƣởi. Địa hình đồng bằng tích tụ tƣơng đối phẳng, hơi nghiêng thoải từ +8,0 đến +8,5m ở phía Bắc (do bồi tích sông Hồng - thuộc dạng địa hình gờ cao ven lòng) xuống 6,5 - 7,0m ở phía Đông Nam. Bề mặt đƣợc cấu tạo bởi tập sét màu xám trằng loang lổ đỏ thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc (amQ13 vp), trám trên là lớp mỏng bồi tích sông trẻ thuộc hệ tầng Thái Bình(aQ23 tb). Chính sự bằng phẳng ở trung tâm của dải đất này khiến việc thoát nƣớc tự nhiên kém, là nguyên nhân khiến trƣớc đây, dải đất này có sự đô thị hóa chậm.

Về nguồn gốc địa hình và trầm tích cấu tạo bề mặt tại Xuân Đỉnh nói riêng và bề mặt thềm I ở Hà Nội nói chung hiện có một số ý kiến khác nhau. Nguyễn Đức Tâm, Hoàng Ngọc Kỷ (1975) cho rằng bề mặt này có nguồn gốc biển trên cơ sở các tác giả này là đã tìm thấy các hoá thạch vi cổ sinh biển trong tầng trầm tích tạo nên nó (tầng Vĩnh Phúc, mQ13

vp). Cơ sở thứ hai là về mặt thạch học, cho đây là tầng sét loang lổ khá dày chỉ có thể là sét biển, chứ không thể do sông, hồ hoặc phong hoá đá gốc tạo thành; thứ ba là về mặt độ cao, bề mặt này trùng với độ cao của ngấn nƣớc biển trƣớc kia để lại trong đồng bằng liên quan với đợt biển tiến cực đại ở đồng bằng Hà Nội vào Pleistocen thƣợng. Một số các tác giả khác (Nguyễn Định Dỹ, Ngô Quang Toàn,..) không công nhận quan điểm trên vì họ hoàn toàn không tìm thấy hoá thạch biển trong tầng trầm tích cấu tạo nên bề mặt này. Nguyễn Địch Dỹ, Nguyễn Ngọc Mên và đồng nghiệp đã cho rằng bề mặt này có nguồn gốc tích tụ sông. Theo họ, tầng này hoàn toàn không chứa hoá thạch biển và còn cho rằng đây không phải là trầm tích sét mà là loại sét lẫn lộn, cát và hơn nữa có tới 4 loại mặt cắt khác nhau của tầng sét - cát - bột loang lổ trong đó có loại hiển nhiên là mặt cắt sét do phong hoá đá gốc tạo thành.

Tác giả tham khảo và sử dụng cách sắp xếp của Trần Nghi, xem các trầm tích phân bố từ khu vực Cổ Loa xuống Hà Nội có sự chuyển tƣớng từ sông sang hỗn hợp sông - biển, phù hợp với địa tầng cấu tạo nên bề mặt địa hình có thành phần chủ yếu là sét kaolin có màu xám trắng loang lổ đỏ.

b. Bề mặt tích tụ biển - vũng vịnh tuổi Holocen giữa

Địa hình nguồn gốc hỗn hợp biển - vũng vịnh và đầm lầy là dấu tích hoạt động của giai đoạn biển tiến Holocen, tạo nên bề mặt đồng bằng tƣơng đối phẳng, cao 4 - 6m

phân bố khá rộng rãi trên phạm vi đồng bằng Hà Nội. Trong phạm vi vùng Tây Hồ và lân cận, bề mặt tích tụ biển tuổi Holocen giữa phân bố ở ở phía nam đƣờng Hoàng Hoa Thám và rộng hơn là quận Ba Đình, xa hơn về phía Tây là huyện Hoài Đức, Từ Liêm. Bề mặt địa hình tích tụ biển Holocen giữa tƣơng đối bằng phẳng, đôi nơi có dạng trũng với những đầm hồ rộng nhƣ Giảng Võ, Thành Công,....

Cấu tạo nên bề mặt đồng bằng tƣơng đối phẳng này là các trầm tích có sự chuyển tƣớng từ dƣới lên khá rõ: Phần dƣới cùng là các thành tạo cát bột lẫn sét màu xám vàng, xám đen xen các lớp bùn sét giàu vạt chất hữu cơ, than bùn nguồn gốc đầm lầy ven biển. Phần giữa là trầm tích biển – vũng vịnh tƣơng đối đồng nhất, đƣợc đặc trƣng bởi các lớp sét, sét pha màu xám vàng, xám xanh. Trên cùng là thành tạo aluvi đƣợc hình thành vào mùa lũ lụt sau biển tiến cực đại Flandrian dày 1-3m. Do có lớp aluvi phủ trên mặt nên trong hầu hết các tài liệu, khu vực này đều đƣợc xếp vào thành tạo bãi bồi sông. Nhằm nhấn mạnh cấu trúc của đồng bằng, làm sáng tỏ các khu vực bị sông phân cắt sau biển tiến Holocen, phù hợp với lớp phủ trên bề mặt này chỉ một vài mét, tác giả đã phân chia bề mặt sông biển đƣợc hình thành trong thời kỳ biển tiến cực đại trong công trình này.

Các khu đất bằng phẳng, cao ráo, đôi nơi nổi lên các dải cao và vùng thấp trũng ngập nƣớc chính là địa bàn thích hợp cho việc tọa lạc của kinh thành Thăng Long tại đây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành, phát triển và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý một số hồ nước tại các quận nội thành Hà Nội (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)