Quan điểm tiếp cận nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành, phát triển và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý một số hồ nước tại các quận nội thành Hà Nội (Trang 25)

7. Cấu trúc luận văn

1.5.2 Quan điểm tiếp cận nghiên cứu

Quan điểm tiếp cận của đề tài là quan điểm tiếp cận hệ thống, quan niệm tất cả các hiện tƣợng tự nhiên cũng nhƣ xã hội đều đƣợc tổ chức thành các hệ thống. Mọi hệ thống đều đƣợc quy định bởi thuộc tính liên hệ với nhau rất chặt chẽ nhƣng lại tƣơng đối độc lập với nhau. Điều này phù hợp với quy luật đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập trong một thực thể hoàn chỉnh - hệ thống. Môi trƣờng tự nhiên đƣợc coi là một hệ thống hoàn chỉnh và phức tạp nhất, trong đó các yếu tố của môi trƣờng (đất, nƣớc, không khí, sinh vật) tƣơng tác lẫn nhau và tạo ra những biến đổi khôn lƣờng của sự sống. Địa hình mặt đất - đối tƣợng nghiên cứu của địa mạo, là sản phẩm của mối tác động qua lại giữa các quá trình nội sinh và ngoại sinh, và thƣờng xuyên thay đổi theo không gian, thời gian. Phƣơng pháp phân tích hệ thống giúp cho việc nghiên cứu, đánh giá các quá trình địa mạo nói chung và các tai biến địa mạo nói riêng một cách tổng thể và toàn diện nhất trong mối quan hệ giữa các quá trình tự nhiên và nhân sinh với chúng..

1.5.3 Phương pháp nghiên cứu

Các phƣơng pháp nghiên cứu dựa trên quy luật hình thành các hồ nƣớc - đƣợc coi là một trong số các sản phẩm của hoạt động dịa mạo dòng chảy trên đồng bằng châu thổ nhằm nhận diện và phân loại các hồ - có hoặc không liên quan tới hệ thống sông cổ.

a. Phương pháp phân tích hệ thống: Cách tiếp cận theo lƣu vực sông là rất có hiệu quả trong nghiên cứu địa lý, đặc biệt là nghiên cứu tai biến thiên nhiên. Phƣơng pháp này sẽ cho phép nội suy các hợp phần chƣa có số liệu đầy đủ khi đặt chúng trong một hệ thống của lƣu vực. Sự liên quan có tính nhân quả giữa các nhân tố phát sinh tai biến là cơ sở tốt của việc áp dụng phƣơng pháp này để đánh giá tổng hợp.

b. Các phương pháp khảo sát, nghiên cứu thực địa: Bên cạnh các công tác nội nghiệp thì việc khảo sát thực địa cũng hết sức quan trọng. Công việc này giúp chúng ta

có đƣợc cái nhìn tổng quan về khu vực nghiên cứu ngoài thực tế, sự thay đổi của các yếu tố cần quan tâm (dải trũng, hồ móng ngựa,…) giữa các thời gian, thực trạng hiện nay của các khu vực đó, kiểm chứng lại độ chính xác của những giải đoán đã đƣợc xử lý trong phòng. Bên cạnh đó, việc đi khảo sát giúp chúng ta có đƣợc những lát cắt địa chất, địa hình một cách cụ thể, hết sức cần thiết trong nghiên cứu biến động lòng sông cổ, nguồn gốc các hồ.

c. Các phương pháp địa lý, cổ địa lý, địa chất truyền thống: sẽ đƣợc sử dụng để đánh giá đơn tính các nhân tố tham gia vào quá trình phát sinh tai biến, đặc biệt trong việc xác định hệ thống các lòng sông cổ trên địa bàn nghiên cứu. Phƣơng pháp phân tích tƣớng trầm tích đƣợc đặc biệt quan tâm trong đề tài: trầm tích lòng sông đặc trƣng bởi 2 loại: lớp tƣớng lòng sông với s ự biến thiên về thành phần cấp hạt , dƣới cùng là vâ ̣t liê ̣u thô nằm ở dƣới và tƣớng bãi bồi với vâ ̣t liê ̣u mi ̣n , chƣ́a nhiều sét và trầm tích hƣ̃u cơ ở trên, ở giữa có thể xen chút thấu kính mỏng bùn sét . Việc nghiên cƣ́u các mă ̣t cắt trầm tích này có thể xác đi ̣nh đƣợc các tƣớng lòng sông , làm cơ sở chính xác cho công tác khoanh vẽ các lòng sông cổ tại những nơi có tài liệu lỗ khoan trầm tích. Còn trầm tích hồ đƣợc kế thừa và phát triển trên nền trầm tích của các thành tạo trƣớc nó. Các đặc trƣng trầm tích hồ là những tổ hợp số liệu phản ánh quá trình phong hóa, tính chất phong hóa và quá trình vận chuyển lắng đọng trầm tích của môi trƣờng qua nhiều giai đoạn. Đó là một chuỗi mối quan hệ nhân quả đa chiều liên tục diễn ra trong môi trƣờng trầm tích và đƣợc phản ánh qua quy luật phân bố của trầm tích hồ theo không gian và thời gian. Do đó, nghiên cứu trầm tích ta có thể xác định đƣợc nguồn gốc các hồ.

d. Các phương pháp nghiên cứu địa mạo truyền thống như: phƣơng pháp phân tích trắc lƣợng hình thái (sử dụng công nghệ tin học), phƣơng pháp phân tích kiến trúc hình thái, phƣơng pháp hình thái thạch học, phƣơng pháp động lực hình thái,... Phƣơng pháp này cho phép phân tích định lƣợng địa hình bề mặt đi ̣a hình. Trong đó bao gồm việc nghiên cứu đặc điểm hình thái địa hình cũng nhƣ việc biểu hiện chúng trên bản đồ địa hình, trên ảnh viễn thám... Có thể nghiên cứu hình thái địa hình, độ cao tuyệt đối, độ cao tƣơng đối, độ dốc, độ chia cắt ngang, độ chia cắt sâu, bề mặt cơ sở, v.v... một cách có hiệu quả. Tƣ̀ đó nhâ ̣n diê ̣n các dải trũng , hồ móng ngựa và cụ thể là các lòng sông cổ… ngoài thực tế, trên ảnh và trên bản đồ địa hình.

e. Phương pháp viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS) đã đƣợc khẳng định là có hiệu quả trong nghiên cứu tai biến thông qua khả năng phân tích không gian và tích hợp dữ liệu. Cơ sở dữ liệu không gian sử dụng cho đánh giá tai biến lũ lụt thành phố Hà Nội gồm các ảnh hàng không, các ảnh viễn thám cập nhật có độ phân giải cao là SPOT, ASTER và các lớp thông tin bản đồ địa hình, các hợp phần tự nhiên, kinh tế xã hội. Với sự hỗ trợ của các phần mềm, đề tài tiến hành biên tập, bổ sung các bản đồ hợp phần; Phân tích tổng hợp, chồng ghép các lớp thông tin, thực hiện các phép phân tích không gian trong xác định các lòng sông cổ, các đới biến động lòng sông cũng nhƣ giải quyết các vấn đề ứng dụng khác.

Các lòng sông cổ , dải trũng , hồ và khu đất đọng nƣớc thƣờng có đô ̣ ẩm cao nên trên ảnh hàng không và ảnh v ệ tinh có thể nhận diện bởi tone màu sẫm hơn khu vực xung quanh . Bằng cách quan sát tƣ̀ trên cao , giúp phán đoán hệ thống lòng sông cổ bằng cách xâu chuỗi các dải trũng rải rác , nhận định ban đầu các hồ có thuộc hệ thống đó hay không.

Phƣơng pháp Viễn thám và GIS có ý nghĩa đặc biệt đối với nghiên cứu biến động lòng sông, cả biến động hiện đại và biến động trong quá khứ. Tuy nhiên, để vẽ lại đƣợc các lòng sông cần phải có công tác kiểm tra kết hợp với những nghiên đồng bộ về địa chất, địa mạo.

f. Các phương pháp phỏng vấn, lịch sử và khảo cổ đƣợc sử dụng chính trong quá

trình phân tích, đánh giá các dấu vết của quá trình biến động lòng sông trên địa bàn thành phố Hà Nội, làm cơ sở cho việc luận giải quy luật phân bố các lòng sông cổ, mối quan hệ của chúng với các di tích văn hóa, lịch sử, khảo cổ.

CHƢƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ HỒ NƢỚC TẠI CÁC QUẬN NỘI THÀNH

HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành, phát triển và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý một số hồ nước tại các quận nội thành Hà Nội (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)