Các hoạt động nhân sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành, phát triển và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý một số hồ nước tại các quận nội thành Hà Nội (Trang 50)

7. Cấu trúc luận văn

2.5.Các hoạt động nhân sinh

2.5.1 Ảnh hưởng của việc đắp đê

Một trong những tác động lớn nhất của con ngƣời ở vùng đất Hà Nội là việc đắp đê và xây dựng thành lũy. Các tác động của con ngƣời đến tự nhiên ở vùng Hà Nội thấy rõ nét nhất là từ sau Công nguyên đến nay. Đó là việc xây dựng Thành Đại La cải tạo vùng đất thấp ở đồng bằng và Thiên niên kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Đây là công việc đã đƣợc ngƣời Việt cổ thực hiện từ rất sớm. Trong sách Giao Chỉ ký có chép rằng: “Huyện Phong Khê có đê giữ nƣớc sông Hoàng Giang”. Đó chính là khu vực lân

cận Thành Cổ Loa. Sau này, sách Ngoại kỷ lại chép: “Đời Đƣờng trong niên hiệu Hàm Thông, Cao Biền đã đắp Thành Đại La, lại đắp đê quanh thành 2.125 trƣợng, cao 1 trƣợng 5 thƣớc, chân rộng 2 trƣợng” (trích từ Đặng Xuân Bảng). Đến đời Lý, cũng vì mục đích chống lũ ngƣời ta cũng đã đắp đê Cơ Xá. Tiếp theo, đến các kỷ Nhà Trần và Nhà Lê công việc đắp đê trị thủy vẫn đƣợc tăng cƣờng. Sử sách Nhà Trần có chép rằng “Niên hiệu Thiên ứng Chính Bình thứ 17 (khoảng năm 1247), Vua Thái Tông hạ lệnh cho các lộ đắp đê tự đầu núi đến bờ biển để phòng nƣớc sông tràn ngập gọi là Đê Đỉnh Nhĩ” (có lẽ tính từ Sơn Tây). Thực ra, có thể đây cũng chỉ là tu bổ lại hệ thống đê sông. Theo Đặng Xuân Bảng, thì cho đến Triều Nguyễn, hệ thống đê các sông (cả sông Cái và sông Con) ở Hà Nội và lân cận đã tới hàng trăm kilômét. Công việc tu bổ hệ thống đê cũ và đắp các đê mới đồng thời đào kênh dẫn nƣớc đƣợc đặc biệt quan tâm từ sau khi hòa bình lập lại (1954). Đến nay, theo thống kê của Cục Đê điều, trong phạm vi đồng bằng Bắc Bộ đã có khoảng trên 3.500 km đê (gồm cả đê sông và đê biển). Có thể nói, hệ thống đê điều ở Hà Nội nói riêng và đồng bằng Bắc Bộ nói chung là một công trình mang tính văn hóa-nhân văn rất lớn thể hiện tinh thần mở nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc ta.

Phân tích hệ thống đê ở Hà Nội có thể nhận thấy rằng việc đắp đê sông Hồng là quyết định đúng đắn, song dƣới khía cạnh địa chất - địa mạo thì công trình này đã là sự can thiệp lớn vào tự nhiên. Học giả Pháp Pierre Gourou vào đầu thế kỷ 20 từng viết: "Châu thổ sông Hồng đã bị chết trong tuổi vị thành niên của nó". Có thể nói, từ thời Lê đồng bằng châu thổ Sông Hồng đã chấm dứt giai đoạn phát triển tự nhiên của mình. Nó gần nhƣ bị cắt đứt liên hệ với chính con sông từng tạo ra và nuôi dƣỡng nó. Dòng nƣớc chứa nhiều phù sa của sông Hồng không còn tràn vào đồng bằng mà bị nhốt giữa hai thân đê. Một phần phù sa thoát ra biển, nhƣng phần lớn chỉ có thể tích đọng trong lòng sông và những bãi bồi phía ngoài đê. Do vậy đáy sông không ngừng bị nâng cao, nhiều doi cát giữa dòng và bãi bồi đƣợc hình thành, đặc biệt trong đoạn từ Sơn Tây đến Nam Định. Từng phần đáy sông và bề mặt các doi cát ở nhiều nơi đã cao hơn mặt ruộng trong đê. Đó là nguyên nhân khiến cho từ đời này qua đời khác các con đê cứ phải đƣợc tôn tạo, đắp cao lên mãi.

2.5.2 Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa

Nhƣ trên đã nói, trong quá trình phát triển, Hà Nội đã mất đi rất nhiều diện tích mặt nƣớc và thay vào đó là các công trình xây dựng. Theo số liệu của JICA: Trong vòng 15 năm Hà Nội có 40 hồ nay còn 19 hồ (đã có 21 hồ mất tích). Tƣơng đƣơng với 850 ha bị thu hẹp xuống còn 547 ha.

So sánh bản đồ Quận Hai Bà Trƣng những năm 1960 và bản đồ vệ tinh chụp sau gần 50 năm cho thấy tốc độ lấp hồ ao để xây dựng nhà cửa đƣờng sá rất nhanh chóng (nhất là từ sau thập kỷ 1990). Ngƣời dân đƣợc phỏng vấn đã chứng kiến khu vực gần khu Tập thể Bộ Thủy sản, đất làng Ngọc Khánh xƣa, đoạn ngõ đi từ đƣờng Kim Mã

từng có những hồ ao nhỏ, nhƣng chúng đã biến mất một cách cực kỳ nhanh chóng, chỉ trong vòng vài ngày, thậm chí có hồ nhỏ biến mất chỉ sau một đêm.

Trƣớc năm 1990, trong các dự án đô thị, yếu tố mặt nƣớc đƣợc chú ý khi quy hoạch các khu: Kim Liên, Giảng Võ, Thành Công... trƣớc đó là các nền ruộng trũng, kênh mƣơng, ao hồ.

Hình 2.6: Những người lao công phá thành, lấp hào, sông hồ đầu tiên ở Hà

Nội (nguồn : HanoiData)

Các kiến trúc sƣ có ý tƣởng, xen vào các khu nhà ở là những hồ nƣớc nhỏ với chức năng là không gian dãn cách, bổ sung cảnh quan cây xanh. Các hồ này cũng đóng vai trò tiêu thoát nƣớc cục bộ khi hệ thống chung chƣa có. Tuy nhiên, những ý tƣởng này đã không đƣợc thực hiện.

10 năm trở lại đây, hàng ngàn héc-ta đất ruộng phía Tây thành phố đã biến thành các khu đô thị mới. Các tòa nhà cao tầng, nhà chia lô thi nhau mọc lên và diện tích mặt nƣớc ngày càng teo tóp. Các ý tƣởng hồ nƣớc xuất hiện một cách mờ nhạt và diện tích thu hẹp dần sau mỗi lần điều chỉnh quy hoạch. Ngay cả kênh mƣơng tiêu thoát cũng bị thu hẹp, ngầm hoá tuỳ hứng. Và Hà Nội ngập sau mỗi cơn mƣa.

Trận ngập úng cuối năm 2008 đã minh chứng, Hà Nội- nơi ranh giới giữa đô thị - nông thôn chƣa hẳn đã rõ rang. Sự ngập úng luôn đe dọa do hệ thống tiêu thoát nƣớc không đáp ứng nổi. Nếu nhƣ có hệ thống hồ nƣớc làm không gian tiếp nối, để sự đổi thay diễn ra theo quy luật tự nhiên thì sẽ tránh đƣợc các tai biến.

Hình 2.6: Quận Hai Bà Trưng năm 1960 (Nguồn ảnh : HanoiData)

CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ HỒ NƢỚC TẠI CÁC QUẬN NỘI THÀNH HÀ NỘI

3.1 Hiện trạng các hồ nƣớc tại các quận nội thành Hà Nội

Hiện nay, theo thống kê chƣa đầy đủ Hà Nội có 111 hồ, bao gồm cả các hồ ở khu vực ngoại thành, với tổng diện tích mặt nƣớc khoảng 2180 ha [25]. Có 24 hồ lớn trong nội thành với diện tích khoảng 765 ha, trong đó Hồ Tây có diện tích lớn nhất (516ha) và tiếp là hồ Linh Đàm. Độ sâu trung bình của các hồ từ 1,5 đến 3,5m (P.N.Dang and T.H.Hue, 1995). Một số hồ đƣợc liên kết với nhau qua hệ thống kênh, mƣơng hình thành nên cảnh quan đặc biệt của đô thị.

Trong khu vực nội thành có các hồ lớn nhƣ: Hồ Tây, Bảy Mẫu, Trúc Bạch, Hoàn Kiếm, Thiền Quang, Thủ Lệ, Giảng Võ, Ngọc Khánh, Linh Đàm, Vân Trì…

Bảng 3.1: Diện tích một số hồ Hà Nội giai đoạn 1993-2010

STT Quận Tên hồ Giới thiệu khái quát Diện tích (ha)

1993 2001 2010

Tây Hồ

Hồ Tây Trƣớc đây còn có tên gọi khác là Đầm

Xác Cáo, Hồ Kim Ngƣu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ. Là một hồ nƣớc tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, có diện tích khoảng hơn 500 ha và con đƣờng chạy bao quanh hồ dài 18 km. Hồ nằm ở vị trí phía tây bắc trung tâm Hà Nội. 526 516 516 Ba Đình Trúc Bạch

Nguyên là 1 phần của Hồ Tây, nay cách hồ Tây bởi đƣờng Thanh Niên

26 19 18.47

Thủ Lệ Nằm giữa đƣờng Kim Mã, phố Đào

Tấn và phố Nguyễn Văn Ngọc, trong khuôn viên công viên Thủ Lệ

12 9.9 7.38

Ngọc Khánh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nằm giữa phố Nguyễn Chí Thanh, phố Phạm Huy Thông và ngõ 535 Kim Mã.

3.8 - 3.74

Cầu Giấy

Nghĩa Đô

Nằm trong khuôn viên công viên Nghĩa Đô trên đƣờng Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy. Đối diện Viện bảo tang Dân tộc học. 4.7 4.7 4.7 Hoàn Kiếm Hoàn Kiếm

Hồ Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Là vị trí kết nối giữa khu phố cổ nhƣ Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lƣơng Văn

Can, Lò Sũ... với khu phố Tây do ngƣời Pháp quy hoạch thực hiện cách đây hơn một thế kỷ là Bảo Khánh, Nhà Thờ,

Tràng Thi, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng,

Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu... Hai Bà

Trƣng

Bảy Mẫu

Là một hồ nƣớc ngọt nằm trong công viên Thống Nhất ở Hà Nội. Hồ nằm khu vực hơi lệch về phía nam của trung tâm Hà Nội. Phía nam giáp với đƣờng

Đại Cồ Việt, phía đông nam và đông là đƣờng Vân Hồ III chạy ra đƣờng Nguyễn Đình Chiểu. Phía bắc giáp với

công viên Thống Nhất, phía tây đƣợc chắn bởi đƣờng Lê Duẩn. Bên kia đƣờng là hồ Ba Mẫu. Theo bản đồ cổ thời Hồng Đức thì cuối hồ Bảy Mẫu về phía nam có chỗ thông ra sông Kim Ngƣu, gọi là cống Lâm Khang, nay gọi chệch là Nam Khang.

18 18 19.36

Ba Mẫu

Hồ Ba Mẫu là một hồ nằm trong đƣờng Lê Duẩn. Hồ này nằm đối diện với Hồ Bảy Mẫu. Hồ này nằm trong công viên hồ Ba Mẫu tại tuyến đƣờng sắt Yên Viên-Ngọc Hồi tại đƣờng Lê Duẩn.

- 4.5 4.12

Thiền Quang

Hồ Thiền Quang (hay còn gọi là Hồ Ha-le, Hồ Halais theo tên của phố Nguyễn Du (rue Halais) thời Pháp thuộc) là một hồ ở quận Hai Bà Trƣng, Hà Nội. Hồ đƣợc bao quanh bởi 4 con phố/đƣờng đầy cây xanh và bóng mát là Nguyễn Du, Trần Bình Trọng, Trần Nhân Tông và Quang Trung.

5 5.5 4.13

Hai Bà Trưng

Thƣờng gọi là hồ Hai Bà, nằm giữa dốc Thọ Lão, phố Đồng Nhân và phố Lê Gia Định. 1.3 1.1 0.99 Đống Đa Kim Liên

Thuộc địa bàn 2 phƣờng Phƣơng Mai và Kim Liên.

3.5 - 0.77

với Văn Miếu. Thành Công Nằm giữa phố Thành Công, Láng Hạ, đƣờng Huỳnh Thúc Kháng và phố Nguyên Hồng 6.8 6.1 4.53 Đống Đa

Nằm trong khu Hoàng Cầu 14 14 13.2

Linh Quang

Nằm giữa ngõ Linh Quang, ngõ Văn Chƣơng và ngõ Lƣơng Sử 2.8 1.8 - Hoàng Mai Giáp Bát Nằm gần đƣờng Kim Đồng 2.4 2.4 2.4 Định Công

Nằm giữa Định Công Hạ, Định Công Thƣợng và sông Lừ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

21.5 20.3 17.3

Linh Đàm

bao quanh khu đô thị Linh Đàm (bán đảo Linh Đàm)

59.6 52.5 -

Yên Sở Còn gọi là hồ điều hòa Yên Sở, đƣợc xây lên với mục đích điều hòa khí hậu thủy văn cho khu Yên Sở

43 43 -

(Nguồn: Sở Giao thông công chính Hà Nội; Số liệu được chiết xuất từ ảnh viễn thám Spot năm 2010 [25], học viên sắp xếp lại theo Quận và bổ sung thông tin)

Th ự c h iệ n : Đỗ Th ị Ng ân GVHD: PGS.TS Đặng Văn Bào

Hình 3.1: Bản đồ phân bố các hồ nước tại các Quận nội thành Hà Nội

3.2 Quá trình hình thành vùng đất Hà Nội

Hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất là đồng bằng Bắc Bộ đƣợc hình thành trên một trũng dạng địa hào (graben), đƣợc sụt lún mạnh trong Neogen và còn kéo dài cả tới Đệ Tứ. Tuy nhiên, khác với khu vực vịnh Bắc Bộ, tại vùng đồng bằng Hà Nội, do nguồn vật liệu cung cấp từ các hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình và các sông suối khác khá lớn nên về cơ bản các khối sụt tân kiến tạo này đƣợc lấp đầy bởi trầm tích với bề dày khác nhau, thuộc các hệ tầng Phong Châu (N11pc), hệ tầng Phủ Cừ (N12pc) và hệ tầng Tiên Lãng (N13tl). Đến Pliocen, cách ngày nay khoảng 5,0 đến 1,6 triệu năm, về cơ bản trũng địa hào Sông Hồng đã đƣợc lấp đầy và san phẳng bởi các trầm tích nằm ở trên cùng của Neogen là hệ tầng Vĩnh Bảo (N2vb) với thành phần hạt

nhỏ tƣớng tiền châu thổ xen biển nông vũng vịnh gồm cát kết xen với các lớp bột kết, sét kết và cát sạn kết (Trần Nghi, 2000).

Tuy nhiên, để tạo thành dáng vẻ nhƣ hiện nay cho toàn đồng bằng Bắc Bộ trong đó có vùng Tây Hồ - Hà Nội, quá trình tích tụ trong Đệ Tứ không diễn ra êm đềm suôn sẻ mà phải trải qua quá trình biến đổi lâu dài. Địa hình hiện tại cho tới độ sâu khoảng 90m của vùng đất Hà Nội chủ yếu đƣợc hình thành trong giai đoạn Đệ Tứ, liên quan với các đợt “biển tiến - biển lùi” của các kỳ băng hà, đã đƣợc nhiều nhà địa mạo, địa chất mô tả.

Hiện tại, các nghiên cứu trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam khá thống nhất cho rằng trong Đệ Tứ đã có ít nhất 4 đợt băng hà lớn theo thứ tự từ cổ đến trẻ là Gunz (đầu Pleistocen sớm), Mindel (đầu Pleistocen giữa), Riss (cuối Pleistocen giữa) và Wurm (gồm hai băng kỳ nhỏ là Wurm 1 và Wurm 2, xảy ra trong Pleistocen muộn), giữa chúng là các đợt gian băng. Băng hà lần cuối cùng là Wurm 2 xảy ra cách đây khoảng 40.000 năm và lần biển tiến sau băng hà lần cuối cùng là Flandrian (cách đây khoảng 18.000 năm). Vào các thời kỳ băng hà, mực nƣớc ở đại dƣơng thế giới bị hạ thấp, nghĩa là hạ thấp mực cơ sở xâm thực của các con sông đổ ra biển, gây ra sự tăng cƣờng của hoạt động xâm thực, đào lòng của các dòng sông. Vào các thời kỳ gian băng, các khối băng tan làm cho mực nƣớc đại dƣơng tăng lên, mực cơ sở xâm thực của các con sông đƣợc dâng cao, dẫn đến các vùng đất thấp ven biển bị tràn ngập, cửa sông bị đẩy lùi sâu vào lục địa, hiện tƣợng xâm thực ngang và bồi tụ ở vùng đồng bằng thống trị.

Bằng sự liên hệ với sự dao động mực nƣớc có tính toàn cầu và các nguồn tài liệu thực tế, có thể chia lịch sử tiến hóa địa chất - địa mạo trong Đệ Tứ vùng đất Hà Nội và lân cận thành 2 thời kỳ: thời kỳ thứ nhất xảy ra trƣớc Holocen và thời kỳ thứ hai từ sát trƣớc Holocen đến nay (theo Địa chí Tây Hồ, Nguyễn Vinh Phúc, Đặng Văn Bào)

3.2.1 Thời kỳ trước Holocen

Vào đầu Đệ Tứ (1,6 đến 1,3 triệu năm trƣớc), do ảnh hƣởng của băng hà Guns, biển thoái đã làm cho gốc xâm thực hạ thấp. Phần phía đông Việt Nam khi đó là miền đồng bằng rộng lớn với các trầm tích lục địa, Hà Nội chỉ là vùng nằm ở rìa ven núi của đồng bằng này. Các dòng chảy trong phạm vi đồng bằng Bắc Bộ có trắc diện dốc, tích tụ các vật liệu hạt thô nằm ở phần đáy của hệ tầng Lệ Chi phủ trực tiếp lên trầm tích Neogen thuộc hệ tầng Vĩnh Bảo (N2 vb) trƣớc đó. Biển tiến giữa Pleistocen sớm (Q11b) (Nguyễn Địch Dỹ, 1996) tác động tới phần rìa phía Đông đồng bằng Bắc Bộ, tuy không vào tới khu vực Tây Hồ - Hà Nội, song chúng tạo điều kiện cho sự hình thành tƣớng bãi bồi của sông đồng bằng thuộc các tập 2 và 3 của hệ tầng Lệ Chi (aQ11lc).

Vào đầu Pleistocen giữa, liên quan với thời kỳ băng hà Mindel, đƣờng bờ biển lùi khá xa khỏi khu vực đồng bằng Bắc Bộ, và thậm chí vào đầu Pleistocen giữa, trong thời kỳ gian băng Mindel – Riss, trên khu vực này vẫn chƣa tìm thấy dấu ấn của biển.

Nhận xét trên đƣợc đƣa ra bởi sự vắng mặt các thành tạo trầm tích có tuổi đầu Pleistocen giữa của khu vực Hà Nội trong các văn liệu địa chất.

Băng hà Riss xảy ra vào cuối Pleistocen giữa đƣợc ghi nhận khá ấn tƣợng trong đồng bằng Bắc Bộ, nơi không ảnh hƣởng trực tiếp bởi băng hà mà chỉ ảnh hƣởng bởi sự hạ thấp của mực nƣớc biển. Đây là thời kỳ tạo tầng trầm tích hạt thô của hệ tầng Hà Nội. Bằng phân tích thành phần trầm tích ở phần dƣới của hệ tầng Hà Nội có thể thấy rằng trong hầu hết thời gian của Pleistocen giữa, khu vực Hà Nội có chế độ lục địa với địa hình khá dốc. Trầm tích hệ tầng Hà Nội (apQ12-3

hn) có tƣớng lũ tích kiểu nón phóng vật, sông-lũ với vật liệu tích tụ chủ yếu là tảng, cuội lớn, cuội vừa, sỏi, sạn, cát thô (kích thƣớc từ 5-8 cm hoặc hơn đến 1-2 mm), bùn cát, sét, phân bố lộn xộn, chứng tỏ rằng chúng đƣợc hình thành bởi những trận “lũ quái” khủng khiếp hàng năm hoặc cách một số năm. Nếu so sánh vật liệu do lũ mà ta quen gọi là “lũ lịch sử” (kiểu nhƣ lũ 1971) mang đến trên đáy sông Hồng vùng Hà Nội gồm chỉ là cát thô, cát vừa thì mới thấy lũ thời kỳ tạo tầng Hà Nội thật khủng khiếp nhƣ thế nào (Đỗ Tuyết, 2010).

Trong thời kỳ gian băng Riss – Wurm 1, biển tiến đầu Pleistocen muộn (biển

Bỉm Sơn”, theo Nguyễn Đức Tâm), đã ảnh hƣởng khá lớn tới sự hình thành các đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành, phát triển và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý một số hồ nước tại các quận nội thành Hà Nội (Trang 50)