7. Cấu trúc luận văn
2.2.1 Nhóm địa hình dòng chảy
Với lƣu lƣợng nƣớc lớn, lƣợng phù sa cao, địa hình dốc lại giảm nhanh khi về tới đồng bằng, sông Hồng và các chi lƣu của nó đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự hình thành các tầng vật chất và địa hình của vùng Hà Nội.
Trong phạm vi khu vực nghiên cứu, thuộc nhóm địa hình do dòng chảy phổ biến hơn cả là hệ thống bãi bồi với nhiều dạng địa hình khác nhau. Do ảnh hƣởng bởi các hoạt động nhân sinh, đặc biệt là việc xây dựng hệ thống đê điều từ gần một nghìn năm nay, không gian tác động của sông bị giới hạn và xuất hiện hai dạng địa hình phổ biến dọc sông Hồng là bãi bồi trong đê và bãi bồi ngoài đê.
a. Bãi bồi trong đê
Bãi bồi trong đê là dạng địa hình có diện tích lớn nhất, nó thể hiện quá trình hoạt động mạnh mẽ của hệ thống sông Hồng trong thời kỳ Holocen muộn. Bãi bồi đƣợc cấu tạo bởi các thành tạo của hệ tầng Thái Bình (Q23 tb), phân bố rộng rãi trên đồng bằng. Cơ chế hình thành của dạng đồng bằng này là hoạt động xâm thực và bồi tụ trực tiếp của động lực dòng chảy hệ thống sông với các quá trình bồi đắp và đổi dòng trong lịch sử thành tạo của chúng. Hình thái đồng bằng này biểu hiện khá rõ quá trình hình thành và hoạt động của hệ thống Hồng đƣợc thể hiện trong trật tự đan xen giữa các bề mặt nổi cao, các ô trũng và lòng sông cổ, cũng nhƣ vị trí của chúng so với hệ thống dòng chảy hiện đại. Đƣợc giới hạn với sông Hồng bởi hệ thống đê, các bãi bồi trong đê không chịu ảnh hƣởng bởi lũ lụt, không đƣợc bồi tụ tiếp và chúng là dạng địa hình chính phát triển làng mạc, khu dân cƣ, đô thị.
Theo vị trí với lòng sông và đặc điểm hình thái, các bãi bồi trong đê đƣợc phân chia thành các bề mặt gờ cao ven lòng và bề mặt bãi bồi trung tâm.
- Bề mặt dạng gờ cao ven lòng đƣợc hình thành khi lũ tràn bờ, dòng chảy giảm tốc độ và lắng đọng ngay các vật liệu hạt thô trƣớc khi chuyển nƣớc tiếp về phần trung tâm bãi bồi. Địa hình của các gờ cao ven lòng nổi cao từ 1-3m và nghiêng thoải về phía bãi bồi trung tâm. Dạng địa hình này gặp khá phổ biến tại vùng Tây Hồ, đó là các dải đất cao trên 8m ven lòng sông Hồng hiện tại ở phía Bắc phƣờng Phú Thƣợng, phía Đông Nam phƣờng Yên Phụ,... Thuộc dạng địa hình này cũng phải nhắc tới dải đất cao ven lòng sông cổ kéo dài trên 4km theo hƣớng Nam –
Đông Nam từ Đông Ngạc tới Nghĩa Đô, là nơi định cƣ khá sớm của ngƣời dân Cổ Nhuế.
- Bề mặt bãi bồi trung tâm là các không gian chính của bãi bồi, phân bố ở xa hệ thống dòng chảy hiện tại và thƣờng đƣợc bao bọc bởi dạng địa hình gờ cao ven lòng. Dạng địa hình này thành tạo chủ yếu bởi quá trình chảy tràn trong thời gian ngập lụt. Chính cơ chế này tạo nên đặc trƣng hình thái của dạng đồng bằng này là thấp, trũng và rất bằng phẳng.
Cũng cần lƣu ý rằng do quan niệm về cơ chế thành tạo nêu trên nên hiện nay nhiều tác giả xếp các không gian bị nƣớc tràn qua, tạo lớp bồi tích chỉ dày 1-2m trên cả các bề mặt tích tụ biển, sông biển tuổi Holocen giữa và cổ hơn vào thành tạo bãi bồi. Nhằm làm rõ đặc trƣng nguồn gốc và thành phần vật chất cấu tạo địa hình - yếu tố hết sức quan trọng đối với việc khai thác sử dụng lãnh thổ, trong công trình này chúng tôi chỉ xếp các bề mặt đƣợc hình thành trong phạm vi đai uốn khúc của dòng sông trong thời kỳ biển thoái Holocen muộn vào địa hình bãi bồi.
b. Bãi bồi ngoài đê
Bãi bồi ngoài đê là địa hình nằm dọc lòng sông hiện đại, đƣợc giới hạn trong hệ thống đê chống lũ dọc hai bên bờ sông Hồng. Đây là dạng địa hình đƣợc thành tạo bởi dòng chảy sông liên tục từ Holocen muộn đến nay. Cần phải nói thêm rằng hệ thống đê sông đã làm cho hoạt động của sông Hồng không còn phát triển một cách tự nhiên (tự do chảy tràn, biến đổi dòng chảy) mà chỉ phát triển bó hẹp trong phạm vi hệ thống đê. Chính vì vậy, tốc độ bồi đắp nâng cao địa hình ngày càng mạnh, làm cho địa hình ngoài đê ngày càng cao hơn địa hình trong đê. Điều đó đồng nghĩa là đồng bằng ngoài đê phát triển không bình thƣờng. Hệ thống bãi bồi ngoài đê phát triển rất nhanh chóng cùng với sự phân dị độ cao giữa bãi bồi cao và bãi bồi thấp thể hiện rất rõ rệt ở đây. Sự phát triển của địa hình ngoài đê thể hiện rõ là các khu vực phía Đông Bắc của phƣờng Nhật Tân và phƣờng Tứ Liên. Về độ cao địa hình, do đƣợc bồi hàng năm nên hầu hết các bãi bồi ngoài đê đều có độ cao trên 10m, cao hơn hẳn 3-4m so với vùng đất trong đê. Đây cũng chính là nét đặc biệt của địa hình bãi bồi sông Hồng.
c. Bãi bồi dọc lòng sông cổ
Đây là dạng địa hình có tên gọi mới so với các bản đồ địa mạo hiện có. Khác với hai dạng địa hình bãi bồi ở trên, các bãi bồi dọc lòng sông cổ không có mối liên hệ trực tiếp với lòng sông Hồng hiện tại. Về mặt nguồn gốc và thời gian thành tạo, chúng gần giống với kiểu bãi bồi trung tâm, song nét khác biệt cơ bản là diện phân bố các bãi bồi này đƣợc định hƣớng dạng tuyến rõ ràng. Việc xác định chúng phải đƣợc thực hiện trên cơ sở các nghiên cứu đồng bộ về địa chất, địa mạo, địa vật lý với sự hỗ trợ của công nghệ viễn thám. Các lòng cổ của sông Hồng sẽ đƣợc trình bày ở một công trình khác, ở đây chỉ nhắc tới sự tồn tại của một dạng địa hình thấp, còn nhiều dấu vết của lòng sông cổ dƣới dạng hồ sót, cấu tạo bởi vật liệu gồm cả aluvi tƣớng lòng sông và
aluvi tƣớng bãi bồi. Đó là các bãi bồi kéo dài phƣơng Tây Bắc - Đông Nam từ Thụy Phƣơng qua Cổ Nhuế đến Nghĩa Tân.
d. Lòng sông và bãi cát ven lòng
Thuộc phạm vi khu vực nghiên cứu, sông Hồng bắt đầu đổi hƣớng từ á vĩ tuyến ở phía Tây sang hƣớng Nam - Đông Nam và chảy về Hƣng Yên. Trong phạm vi của đoạn xoay hƣớng này, đai uốn khúc lòng sông đƣợc mở rộng từ 2-4km, tạo nên nhiều dải bãi bồi ven lòng và hệ thống đảo trôi giữa sông. Đây là khu vực có địa hình khá phức tạp, bị biến đổi đáng kể bởi quá trình xói lở, bồi tụ, đặc biệt là trong mùa mƣa lũ.
Về hình thái, hầu hết các bãi bồi, bãi cát ven lòng và đảo trôi đều có dạng uốn cong hình trăng khuyết, phù hợp với độ cong của trục dòng chảy. Xen giữa các dải đất cao là các dải trũng, ngập nƣớc vào mùa mƣa và trở thành dòng chảy chính thức vào mùa lũ.
Nằm trong đới uốn khúc hiện tại của sông Hồng - một con sông có động lực mạnh, hình thành trên một cấu trúc địa chất không ổn định, hiện tƣợng xói lở bờ sông, ngập lụt vào mùa mƣa lũ là hoạt động bình thƣờng của sông. Việc quy hoạch và phát triển đô thị ở đây cần phải đƣợc nghiên cứu một cách đầy đủ và nghiêm túc.