Địa hình nguồn gốc hỗn hợp sông hồ đầm lầy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành, phát triển và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý một số hồ nước tại các quận nội thành Hà Nội (Trang 43)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.2Địa hình nguồn gốc hỗn hợp sông hồ đầm lầy

Là một hồ sót đƣợc hình thành do sự dịch chuyển của lòng sông Hồng về phía Đông Bắc, hồ Tây là điển hình của một dạng địa hình đƣợc hình thành có tính kế thừa liên tiếp từ hoạt động của dòng chảy, hồ nƣớc và đầm lầy. Về hình thái, hồ Tây đƣợc ví nhƣ hình móng ngựa, hoặc dạng càng cua có một đầu chĩa ra Nhật Tân (vốn là cửa vào của khúc Nhị Hà xƣa) và đầu kia chĩa ra phía Nghi Tàm Yên Phụ (cửa ra của khúc sông đó), hoặc ví nhƣ hình cái tai ngƣời với vành tai đỉnh ở phía Nhật Tân, dái tai ở phía Nghi Tàm Yên Phụ và gò nổi là bán đảo Quảng An, Quảng Bá.

Độ sâu của hồ Tây biến đổi từ 0,6 đến 2,8m. Khu vực nông nhất (0,5m) tập trung ở Đông nam hồ. Độ sâu hiện tại của hồ ở khu vực Quảng Bá lớn hơn, mực nƣớc đo đƣợc năm 1991 chỗ sâu nhất đạt đến 15.8m. Hồ Trúc Bạch có độ sâu mực nƣớc khoảng 1.5m đến 2.0m.

Nói tới địa hình hồ Tây cũng không thể không nói tới các dải đất thấp ven hồ, đó là các khu vực đáy hồ bị bồi lấp (tự nhiên hoặc nhân sinh), bị đầm lầy hóa và hiện tại, các công trình nhân sinh hầu nhƣ đã xóa nhòa dấu vết của địa hình tự nhiên. Các dải đất giới hạn từ đƣờng Hoàng Hoa Thám đổ lên phía Bắc và từ đƣờng Yên Phụ đổ về phía Nam đều là dạng địa hình tích tụ bãi bồi mới. Nơi đây có địa hình thấp và thoải dần về phía hồ.

Phần bán đảo ở Đông Bắc hồ chính là bãi bồi phía bờ lồi của khúc uốn lòng sông cổ. Địa hình của khu bán đảo nghiêng thoải về phía Nam xuống hồ nƣớc. Đây là vùng đất đã đƣợc định cƣ khá sớm và quá trình đô thị hóa nhanh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành, phát triển và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý một số hồ nước tại các quận nội thành Hà Nội (Trang 43)