Các hình thức vận động của n−ớc d−ới đất

Một phần của tài liệu Giáo trình địa chất công trình của TS Tô Xuân Vu (Trang 42)

N−ớc d−ới đất vận động d−ới hai hình thức cơ bản: vận động trọng lực và phi trọng lực. Dạng thứ nhất xẩy ra d−ới tác dụng của trọng lực. Dạng thứ hai đặc tr−ng cho n−ớc liên kết vật lý, n−ớc mao dẫn và n−ớc ở thể hơi nh− đã biết.

Có thể chia vận động trọng lực ra vận động ngấm (n−ớc vận động trong đới thông khí) và vận động thấm (n−ớc vận động trong đới bão hoà).

Trong vận động thấm lại có thể chia ra vận động ổn định và không ổn định. Khi n−ớc vận động ổn định, các thông số của dòng chảy nh− chiều dày tầng chứa n−ớc, građien thuỷ lực, tốc độ và l−u l−ợng tại bất kỳ tiết diện nào cũng không thay đổi theo thời gian. Còn tr−ờng hợp vận động không ổn định thì ng−ợc lại.

Trong thực tế, vận động của n−ớc d−ới đất luôn là vận động không ổn định. Tuy nhiên, khi nghiên cứu vận động của n−ớc trong một khoảng thời gian t−ơng đối ngắn mà các thông số của dòng chảy không thay đổi đáng kể thì có thể xem gần đúng nh− là vận động ổn định. Điều này làm cho việc giải quyết nhiều bài toán địa chất thuỷ văn trở nên đơn giản hơn.

Ng−ời ta còn phân biệt vận động đều và vận động không đều. Vận động đều khi tốc độ của n−ớc d−ới đất tại tất cả các tiết diện đều nh− nhau, còn vận động không đều khi tốc độ của n−ớc d−ới đất thay đổi theo đ−ờng đi của dòng chảy.

43

Theo đặc tính của vận động, có thể chia ra chảy tầng, chảy rối và chảy hỗn l−u. Vận động chảy tầng xảy ra khi tốc độ dòng chảy nhỏ, các chất điểm của n−ớc vận động một cách trật tự với tốc độ thay đổi từ từ, các tia n−ớc chảy song song với nhau. Vận động chảy rối xảy ra khi tốc độ dòng chảy lớn, tạo xoáy, các tia n−ớc trộn lẫn với nhau. Vận động chảy hỗn l−u và loại vận động trung gian giữa hai loại chảy tầng và chảy rối. Phần lớn n−ớc d−ới đất vận động trong môi tr−ờng đất đá có tốc độ rất nhỏ nên thuộc loại chảy tầng. Trong những tr−ờng hợp n−ớc vận động theo các khe nứt, hang hốc cactơ... thì có thể chảy rối hay chảy hỗn l−u.

Một phần của tài liệu Giáo trình địa chất công trình của TS Tô Xuân Vu (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)