Chương 5: Các phương pháp nghiên cứu địa chất công trình
5.8. Chỉnh lý tài liệu trong phòng
Sau khi đã hoàn thành công tác thực địa, cần phải tiến hành chỉnh lý tài liệu ở trong phòng để làm cơ sở cho lập báo cáo địa chất công trình. Nội dung và khối l−ợng của công việc này phụ thuộc vào mục đích, nhiệm vụ khảo sát, khối l−ợng công tác
141
khảo sát thực địa, ý nghĩa thực tế của tài liệu nghiên cứu. Nhìn chung, công tác chỉnh lý tài liệu trong phòng cần phải hoàn thành những nội dung cơ bản nh− d−ới đây.
1- Hệ thống hoá và hoàn chỉnh các tài liệu thực địa: Đối với tài liệu đo vẽ địa chất công trình, trước hết cần phải thống nhất nội dung mô tả, phân tích đánh giá trong nhật ký đo vẽ của các nhóm thực địa, lập bản đồ tài liệu thực tế. Trên cơ sở đó xác định ranh giới phân bố các loại đất đá, các đơn nguyên địa mạo, đ−a lên bản đồ các tài liệu
đo vẽ địa chất, địa chất thuỷ văn, các yếu tố cấu tạo, kiến tạo, vị trí phân bố, cường độ phát triển các hiện t−ợng địa chất động lực, ....
Đối với các tài liệu khoan đào thăm dò, cần thống nhất và chính xác lại tài liệu mô tả đất đá, sơ bộ phân chia địa tầng hố khoan đào, lập các hình trụ hố khoan, hình khai triển hố đào theo biểu mẫu quy định.
Từ kết quả thu đ−ợc của các thí nghiệm ngoài trời, quan trắc dài hạn địa chất công trình, tính toán các thông số địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, lập các đồ thị, biểu
đồ đặc tr−ng cho động thái của các yếu tố địa chất công trình.
2- Xử lý thống kê toán học các số liệu thí nghiệm: Từ kết quả thí nghiệm trong phòng và ngoài trời, trên cơ sở các lớp đất đá đã đ−ợc phân chia sơ bộ theo tài liệu đo vẽ, khoan đào thăm dò tại hiện trường, tiến hành xác định giá trị tiêu chuẩn, giá trị tính toán và các đặc tr−ng thống kê theo quy định của tiêu chuẩn xây dựng. Từ đó xác định chính xác ranh giới phân chia đất đá theo mặt bằng và chiều sâu.
3- Lập bản đồ, mặt cắt địa chất công trình và các tài liệu phụ trợ khác: Bản đồ
địa chất công trình đ−ợc thành lập từ tài liệu đo vẽ địa chất công trình, khoan đào, thí nghiệm, quan trắc, .... Trước khi vẽ bản đồ địa chất công trình, cần phải thành lập chú giải địa chất công trình để thể hiện nguyên tắc phân chia và phương pháp thể hiện trên bản đồ địa chất công trình.
Mặt cắt địa chất công trình phải đ−ợc lập theo những tuyến sao cho phản ánh đầy
đủ nhất đặc điểm địa chất công trình của diện tích nghiên cứu. Trên mặt cắt thể hiện các yếu tố của điều kiện địa chất công trình, trong đó đất đá đ−ợc phân chia chi tiết trên cơ sở tài liệu hiện trường và kết quả thí nghiệm trong phòng xác định các chỉ tiêu cơ lý của đất đá nh− đã nêu ở trên.
Trong những trường hợp cần thiết, thành lập các bản đồ phụ trợ như bản đồ phân vùng địa chất công trình, bản đồ phân bố cactơ, bản đồ phân bố bề mặt đá gốc, bản đồ phân bố tr−ợt, bản đồ phân bố đất yếu, ... và các biểu đồ, đồ thị khác.
4- Phân tích tài liệu để lập báo cáo, đ−a ra nhận xét, kết luận, kiến nghị: Tuỳ theo mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ nghiên cứu mà có những nhận xét, kết luận, kiến nghị cho phự hợp với thực tế. Cỏc nhận xột, đỏnh giỏ phải đ−ợc luận chứng rừ ràng dựa trên những phân tích cụ thể từ kết quả nghiên cứu.
5- Lập báo cáo địa chất công trình: Báo cáo địa chất công trình gồm bản thuyết minh và các phụ lục tính toán, bản vẽ kèm theo để minh hoạ, khẳng định và chứng minh cho các nhận xét, kết luận trong bản thuyết minh.
Thuyết minh báo cáo địa chất công trình phải thể hiện đ−ợc tất cả các kết quả
nghiên cứu địa chất công trình đã thực hiện. Nội dung của bản thuyết minh phải đáp ứng yêu cầu của công tác quy hoạch hay thiết kế xây dựng công trình. Tuỳ theo nhiệm vụ khảo sát, đặc điểm, quy mô của công trình xây dựng mà nội dung thuyết minh báo cáo địa chất công trình có thể đ−ợc bố cục khác nhau.
142
∗ Khi khảo sát địa chất công trình cho các đối t−ợng xây dựng có quy mô lớn, liên quan đến không gian nghiên cứu rộng hoặc khi nghiên cứu địa chất công trình phục vụ cho mục đích quy hoạch, khai thác kinh tế lãnh thổ nói chung thì nội dung báo cáo gồm 2 phần lớn: chung và chuyên môn.
Nội dung phần chung thể hiện các đặc điểm chung của khu vực nh− điều kiện địa lý tự nhiên, địa hình, địa mạo, cấu trúc địa chất, địa chất thuỷ văn, các hiện t−ợng địa chất, .... Những đặc điểm này cần đ−ợc trình bày ngắn gọn, xúc tích. Mức độ chi tiết của chúng phụ thuộc vào đặc điểm, quy mô của công trình xây dựng.
Phần chuyên môn chủ yếu đánh giá điều kiện địa chất công trình của diện tích nghiên cứu, tính toán và dự báo về khả năng phát sinh các vấn đề địa chất công trình.
Nội dung mụ tả đi sõu làm rừ cỏc yếu tố của điều kiện địa chất cụng trỡnh. Tuỳ thuộc vào giai đoạn khảo sát, thiết kế, đặc điểm công trình xây dựng mà nhấn mạnh đến các yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với mục đích nghiên cứu.
∗ Khi khảo sát địa chất công trình cho các công trình có quy mô nhỏ và công trình riêng lẻ, xây dựng trong vùng có điều kiện tự nhiên, địa chất ddaxdd]ơcj nghiên cứu nhiều, nội dung thuyết minh báo cáo địa chất công trình chủ yếu thể hiện đánh giá điều kiện địa chất công trình và các vấn đề địa chất công trình của diện tích nghiên cứu.