Khi xây dựng các công trình, cần phải đánh giá tác dụng ăn mòn của n−ớc đối với vật liệu xây dựng nh− bê tông, sắt, thép. Đối với bê tông, n−ớc có thể gây ra nhiều loại ăn mòn khác nhau nên cần phải đánh giá chúng.
42
- Ăn mòn rửa lũa: Cacbonat canxi trong bê tông có khả năng bị hoà tan ở mức độ nhất định trong n−ớc. Mặc dù độ hoà tan rất bé nh−ng quá trình hoà tan lâu dài cũng có thể làm cho mối liên kết giữa các thành phần của bê tông kém đi, giảm độ bền vững của bê tông. Tác dụng hoà tan này chỉ xảy ra khi n−ớc ch−a bão hoà cacbonat canxi, nghĩa là trong n−ớc không có HCO3- hoặc l−ợng HCO3- rất nhỏ. Tác dụng ăn mòn này đ−ợc gọi là ăn mòn rửa lũa.
- Ăn mòn axít: Khi n−ớc có độ pH thấp thì nó có khả năng hoà tan cacbonat trong bê tông. Tác dụng hòa tan này chính là ăn mòn axít.
- Ăn mòn sunfat: Ion sunfat trong n−ớc có thể tác dụng với thành phần vôi trong bê tông tạo thành thạch cao cùng với n−ớc kết tinh ở trong lỗ hổng bê tông. Kết quả, bê tông có thể bị rạn nứt do tác dụng tăng thể tích của n−ớc.
- Ăn mòn magiê: Tác dụng ăn mòn magiê ch−a đ−ợc giải thích rõ ràng. Có ý kiến cho rằng, ion magiê trong n−ớc phản ứng với thành phần vôi của bê tông nh−ng cũng có ý kiến cho rằng, phản ứng trên không có vai trò quan trọng mà chính sự có mặt của magiê thúc đẩy ăn mòn sunfat. Dù sao thì thực tế cũng cho thấy, n−ớc có nhiều magiê đều có tác dụng ăn mòn bê tông.
- Ăn mòn cacbonic: Tác dụng ăn mòn cacbonic thực chất là quá trình hoà tan thành phần vôi trong bê tông theo phản ứng:
CaCO3 + CO2 + H2O ↔ Ca2+ + 2HCO3-
Quá trình trên xẩy ra theo hai chiều thuận nghịch. Tác dụng ăn mòn cacbonic chỉ xẩy ra khi phản ứng theo chiều thuận, nghĩa là l−ợng cacbonic trong n−ớc v−ợt quá l−ợng cacbonic ở trạng thái cân bằng. L−ợng cacbonic v−ợt quá này đ−ợc gọi là cacbonic ăn mòn.
Để đánh giá các loại ăn mòn bê tông, cần phải xác định hàm l−ợng các ion trên bằng ph−ơng pháp phân tích thành phần hoá học n−ớc và dựa vào các quy định trong tiêu chuẩn xây dựng về giới hạn cho phép của các thành phần gây ăn mòn trong n−ớc.