Tính chất vật lý của n−ớc d−ới đất

Một phần của tài liệu Giáo trình địa chất công trình của TS Tô Xuân Vu (Trang 38)

Các tính chất vật lý quan trọng của n−ớc d−ới đất là tỷ trọng, nhiệt độ, độ trong, màu, mùi, vị, tính dẫn điện và tính phóng xạ.

1- Tỷ trọng: Tỷ trọng là tỷ lệ giữa khối l−ợng riêng của n−ớc d−ới đất và n−ớc tinh khiết. Tỷ trọng của n−ớc d−ới đất phụ thuộc vào hàm l−ợng các chất hoà tan (độ khoáng hoá). Độ khoáng hoá càng cao, tỷ trọng càng lớn và ng−ợc lại. Đối với n−ớc nhạt, độ khoáng hoá nhỏ.

2- Nhiệt độ: Nhiệt độ của n−ớc d−ới đất phụ thuộc vào vị trí địa lý (ảnh h−ởng của điều kiện khí hậu) và độ sâu tồn tại (ảnh h−ởng của nhiệt độ trong Trái đất) của n−ớc. Nhiệt độ của n−ớc d−ới đất ở phía trên đới th−ờng ôn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu của vùng, thông th−ờng dao động quanh nhiệt độ trung bình của không khí trên mặt đất nh−ng biên độ dao động nhỏ hơn biên độ dao động của không khí rất nhiều. ở phía d−ới đới th−ờng ôn, nhiệt độ của n−ớc d−ới đất tăng theo độ sâu. Để đo nhiệt độ của n−ớc d−ới đất có thể dùng nhiệt kế th−ờng hay nhiệt kế chậm.

3- Độ trong: Độ trong của n−ớc d−ới đất phản ánh hàm l−ợng các chất lơ lửng cơ học, các chất keo và các chất hữu cơ trong n−ớc. Phần lớn n−ớc d−ới đất đều trong nên đ−ợc sử dụng nhiều trong ăn uống sinh hoạt. Để xác định độ trong của n−ớc, ng−ời ta dùng một ống thuỷ tinh hình trụ, d−ới đáy có khắc chữ in mầu đen tiêu chuẩn. Rót n−ớc vào ống cho tới khi nhìn từ trên xuống không thấy rõ chữ in nữa. Cột n−ớc trong ống biểu thị độ trong của n−ớc.

4- Màu: Màu của n−ớc d−ới đất thể hiện thành phần hoá học, chất lơ lửng hay chất keo có màu ở trong n−ớc. Phần lớn n−ớc d−ới đất đều không màu. Tr−ờng hợp n−ớc chứa nhiều ion sắt 2 n−ớc có màu lam, nhiều keo ôxyt sắt 3 n−ớc có màu nâu vàng, nhiều chất hữu cơ n−ớc có màu vàng bẩn, nhiều khí sunfua hyđrô do bi ôxy hoá thành l−u huỳnh tự do nên n−ớc có màu lục biếc. Màu của n−ớc đ−ợc xác định bằng cách so sánh với thang màu tiêu chuẩn.

39

5- Mùi: Phần lớn n−ớc d−ới đất đều không có mùi. Mùi của n−ớc d−ới đất phụ thuộc vào thành phần các chất khí và chất hữu cơ trong n−ớc. Nếu n−ớc có khí sunfua hyđrô thì có mùi trứng thối, chứa nhiều chất hữu cơ mục nát thì n−ớc có mùi gỗ mục, …. Để xác định mùi, ng−ời ta th−ờng hâm n−ớc lên khoảng 40- 500 và ngửi trực tiếp. Mùi đ−ợc chia theo thang 5 cấp.

6- Vị: Vị của n−ớc d−ới đất đặc tr−ng cho thành phần muối hoà tan và chất khí trong n−ớc. Nếu chứa nhiều clorua natri thì n−ớc có vị mặn, nhiều sunfat magiê, n−ớc có vị đắng, nhiều muối sắt 2, n−ớc có vị của mực viết, nhiều muối sắt 3, n−ớc có vị chát rỉ sắt, nhiều chất hữu cơ, n−ớc có vị ngọt, nhiều khí C02, n−ớc có vị ngon. Vị của n−ớc thể hiện rõ nhất ở nhiệt độ 20- 300.

7- Tính dẫn điện: Tính dẫn điện của n−ớc d−ới đất phụ thuộc vào hàm l−ợng các ion trong n−ớc và hoá trị của chúng. N−ớc chứa càng nhiều ion và ion có hoá trị càng cao thì độ dẫn điện của n−ớc càng lớn. Trong n−ớc d−ới đất ít nhiều đều có chứa các ion nên đều có tính dẫn điện. Ngoài ra, tính dẫn điện của n−ớc còn chịu ảnh h−ởng bởi nhiệt độ n−ớc. Nhiệt độ n−ớc càng cao thì tính dẫn điện càng lớn. Do phần lớn các chất khoáng trong n−ớc d−ới đất tồn tại d−ới dạng ion nên có thể căn cứ vào độ dẫn điện để xác định gần đúng độ khoáng hoá của n−ớc.

8- Tính phóng xạ: Tính phóng xạ của n−ớc đ−ợc hình thành do có mặt các chất phóng xạ trong đất đá. Phần lớn n−ớc d−ới đất có độ phóng xạ rất nhỏ. N−ớc d−ới đất trong vùng phân bố các đá macma axit th−ờng có độ phóng xạ cao hơn vùng phân bố các loại đá khác. Đặc biệt là ở vùng phân bố các mỏ chất phóng xạ, n−ớc d−ới đất th−ờng có độ phóng xạ khá cao.

Một phần của tài liệu Giáo trình địa chất công trình của TS Tô Xuân Vu (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)