về các sự kiện LSDT.
Số liệu dùng trong dạy học LSDT phải đảm bảo tính chính xác, có chọn lọc, phù hợp với từng đối tượng, có tính tiêu biểu và gợi cảm. Có như vậy, mới góp phần tạo được biểu tượng chân thực trong đầu HS. Số liệu từ tài liệu LSĐP sử dụng để tạo biểu tượng trong dạy học không chỉ giúp các em có biểu tượng về các sự kiện LSDT mà còn có hình ảnh cụ thể về các sự kiện diễn ra trên chính quê hương mình.
Để tạo biểu tượng về sự chung sức cùng nhân dân cả nước giải quyết khó khăn về tài chính của nước ta trong một năm đầu sau thắng lợi Cách mạng tháng Tám 1945, GV đưa ra những số liệu về sự đóng góp của nhân dân Bắc Giang:
Nhân dân xã Song Vân (Yên Thế nay thuộc Tân Yên ) góp 5 đồng cân vàng, 20 cân bạc trắng; Tân Dĩnh (Lạng Giang) góp 4,5 lạng vàng, Hoàng An (Hiệp Hoà) góp một số khuyên vàng, xà tích và một số mâm thau bạc trắng. Ngoài ra nhân dân còn góp hàng tấn đồng gồm nhiều mâm thau, nồi, đỉnh, chuông, tượng đồng đen, v.v.. Ở một số nơi, nhân dân dùng kiệu rước vàng, bạc,…đến trụ sở Uỷ ban nhân dân cách mạng để ủng hộ Chính phủ. Sau khi đưa ra nhưng số liệu đó, GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về sự đóng góp của nhân dân Bắc Giang? Bằng cách đó GV gợi mở để HS suy nghĩ về truyền thống của Bắc Giang nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung, trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Tóm lại, sử dụng tài liệu LSĐP để tạo biểu tượng trong dạy học LSDT, GV cần chú ý từ khâu lựa chọn tài liệu có hình ảnh, mang tính chất văn học. Khi sử dụng, GV có thể yêu cầu HS tự làm việc với tài liệu, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
3.2.2. Các biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa phương giúp học sinh hiểu sâu sắc về lịch sử dân tộc. sâu sắc về lịch sử dân tộc.
38
Có nhiều biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa phương có thể giúp HS hiểu sâu sắc hơn về lịch sử dân tộc, qua kết quả TNSP, chúng tôi có thể khái quát thành những vấn đề sau: