Biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để liên hệ thực tế

Một phần của tài liệu skkn sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dậy học lịch sử việt nam giai đoạn 1919-1975 ở các trường trung học phổ thông bắc giang (Trang 42 - 45)

Tài liệu LSĐP sử dụng trong việc liên hệ với thực tiễn là biện pháp quan trọng để gắn việc học đi đôi với hành, gắn dạy học lịch sử với đời sống. Thực hiện tốt điều này có tác dụng rất lớn trong việc phát triển nhận thức, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm và rèn luyện năng lực hành động, tư duy sáng tạo cho HS.

Thực tế dạy học lịch sử ở THPT, GV có chú trọng việc liên hệ quá khứ với hiện tại. Tuy nhiên, do chưa nắm vững được mục đích, nội dung của công việc, chưa nắm vững phương pháp luận chỉ đạo, tiến hành nên đôi khi phản tác dụng. Để tiến hành tốt việc liên hệ giữa kiến thức đang học với thực tế, đòi hỏi HS phải nắm vững kiến thức cơ bản trong SGK, phát hiện một cách sâu sắc, đầy đủ

42

nội dung những sự kiện quan trọng đối với thực tiễn đất nước và địa phương trong giai đoạn hiện tại. Mặt khác, đòi hỏi GV phải cung cấp cho HS nguồn tài liệu LSĐP phong phú, chính xác.

3.2.4. Biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. giá kết quả học tập của HS.

Sử dụng tài liệu LSĐP trong kiểm tra - đánh giá kết quả học tập LSDT, vì thế, có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là biện pháp giúp các em tái hiện tri thức, hoàn thiện những tri thức LSDT đã được tiếp nhận, góp phần phát triển năng lực nhận thức, nhất là các thao tác tư duy, như phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, biết vận dụng kiến thức đã học để tiếp thu bài mới và hiểu thực tiễn. Sử dụng tài liệu LSĐP trong kiểm tra - đánh giá về kiến thức lịch sử dân tộc, có thể tiến hành bằng 2 hình thức:

- Kiểm tra miệng: GV có thể tiến hành vào đầu giờ, trong hoặc cuối giờ học nhằm kiểm tra kết quả thu nhận kiến thức từ phía HS.

- Kiểm tra viết: trong dạy học được tiến hành trong bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết, kiểm tra học kỳ...

3.2.5. Các biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong các hoạt động ngoại khóa động ngoại khóa

Nội dung các hoạt động ngoại khoá trước hết do nhiệm vụ chung được quy định trong chương trình phổ thông. Hoạt động ngoại khoá ở THPT không phải là việc làm bắt buộc, nhưng, nếu GV tổ chức tốt vẫn góp phần nâng hiệu quả của việc dạy học lịch sử. Sử dụng tài liệu LSĐP trong các hoạt động ngoại khoá, GV cần lưu ý một số vấn đề:

Thứ nhất, sử dụng tài liệu LSĐP trong hoạt động ngoại khoá phải góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo chung của nhà trường phổ thông, góp phần thực hiện nhiệm vụ dạy học bộ môn.

Thứ hai, nội dung tài liệu LSĐP được lựa chọn phải phản ánh được những sự kiện LSĐP có liên quan đến LSDT nhằm hoàn thiện kiến thức mà các em đã

43

tiếp thu ở trên lớp, như: những sự kiện lớn tiêu biểu của LSDT, tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của các nhân vật LSĐP và LSDT, những thành tựu lớn trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế ...qua các thời kỳ của địa phương...qua đó góp phần củng cố niềm tin và chỉ dẫn hoạt động thực tế cho HS.

Thứ ba, sử dụng tài liệu LSĐP trong hoạt động ngoại khoá, GV cần chú ý đến tác dụng giáo dục, nhất là bồi dưỡng tình yêu quê hương, ý thức giữ gìn truyền thống và cao hơn là tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.

Thứ tư, GV cần chú ý việc phát triển tư duy, khả năng làm việc độc lập , sáng tạo từ phía HS.

Để có hoạt động ngoại khoá thực sự đem lại hiệu quả, đòi hỏi GV phải chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu lập chương trình kế hoạch, lựa chọn nội dung, phương pháp tiến hành phù hợp với từng hình thức, đối tượng HS, chuẩn bị chu đáo, dự kiến tất cả các khả năng có thể xảy ra và đặc biệt cần khéo léo tổ chức để lôi cuốn HS vào các hoạt động ngoại khoá. GV có thể tham khảo một số hình thức ngoại khóa như:

- Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để tổ chức các trò chơi lịch sử - Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để tổ chức dạ hội lịch sử

- Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong tổ chức tham quan di tích lịch sử, văn hoá.

- Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để kể chuyện lịch sử. - Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để nói chuyện lịch sử.

- Đọc sách về lịch sử địa phương là hình thức ngoại khóa phổ biến.

- Tổ chức cho HS sưu tầm, nghiên cứu lịch sử địa phương phục vụ cho dạy học các bài nội khoá và các tiết lịch sử địa phương theo quy định chương trình.

* * *

Như vậy, dựa trên cơ sở lý luận và nguồn tài liệu lịch sử địa phương đã xác định, ở chương này, chúng tôi trình bày một số nguyên tắc khi sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam. Qua việc dạy thực

44

nghiệm, chúng tôi nhận thấy, các biện pháp sư phạm mà đề tài đề xuất có tính khả thi, có thể sử dụng rộng rãi trong tỉnh Bắc Giang. Trên cơ sở đó, chúng tôi khái quát và rút ra những biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam. Đây là những gợi ý tốt cho GV dạy môn lịch sử bậc THPT ở Bắc Giang có thể tham khảo và áp dụng hiệu quả trong dạy học lịch sử dân tộc ở trường THPT.

Một phần của tài liệu skkn sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dậy học lịch sử việt nam giai đoạn 1919-1975 ở các trường trung học phổ thông bắc giang (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)