TRƯỜNG THPT TỈNH BẮC GIANG THỰC NGHIỆM SƯ PHAM VÀ KHÁI QUÁT

Một phần của tài liệu skkn sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dậy học lịch sử việt nam giai đoạn 1919-1975 ở các trường trung học phổ thông bắc giang (Trang 33 - 36)

THỰC NGHIỆM SƯ PHAM VÀ KHÁI QUÁT

Ở chương 1 và chương 2, chúng tôi đã đi sâu tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT, đã xác định được hệ thống tài liệu có thể và cần sử dụng trong dạy học LSVN (1919 - 1975) ở THPT. Ở chương này, chúng tôi đi sâu tìm hiểu các biện pháp sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT (bài học lịch sử nội khoá cũng như các hoạt động ngoại khoá), những kết luận rút ra từ thực nghiệm sư phạm.

3.1. Những nguyên tắc khi xác định và tiến hành các biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1975.

Trong những nguyên tắc sư phạm cần phải tuân thủ khi xác định và tiến hành các biện pháp sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học lịch sử Việt nam, chúng tôi tập trung phân tích một số nguyên tắc chủ yếu:

Thứ nhất, sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam phải góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục bộ môn

Để việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT có hiệu quả, GV phải nỗ lực lao động sư phạm. Trước hết, phải làm rõ mục đích yêu cầu giáo dục bộ môn qua từng bài học, trên cơ sở mục đích đã xác định, GV tiến hành lựa chọn những nội dung cơ bản, lựa chọn biện pháp sư phạm thích hợp cho từng nội dung, từng bài cụ thể. Trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, HS được xác định ở vị trí trung tâm của quá trình dạy học, GV đóng vai trò là người dẫn dắt, hướng dẫn cho HS từng bước chiếm lĩnh tri thức. Sự sáng tạo trong tư duy HS thể hiện qua năng lực tự làm việc, tự giải quyết vấn đề. Muốn vậy, GV

33

phải đa dạng hoá về phương pháp sử dụng tài liệu, đồ dùng trực quan, tổ chức trao đổi trên lớp; làm được điều đó sẽ góp phần khắc phục được lối dạy học nhồi nhét, thầy đọc trò chép. Từ chỗ hiểu sử các em sẽ dần dần yêu thích lịch sử, góp phần thực hiện mục đích bài học.

Thứ hai, sử dụng tài liệu lịch sử địa phương góp phần làm rõ các sự kiện cơ bản củalịch sử dân tộc được phản ánh trong sách giáo khoa

Trong dạy học, GV không thể liệt kê tài liệu sự kiện LSĐP có liên quan đến LSDT. Nó vừa không đảm bảo về mặt thời gian, vừa làm cho giờ học thêm nặng nề, làm loãng trọng tâm bài học. Do đó, khi đã lựa chọn được kiến thức cơ bản cho một mục, một bài cụ thể, GV chọn tài liệu LSĐP nào làm rõ đơn vị kiến thức đang học. Điều này thể hiện tính mục đích, tránh trình bày dàn trải, mà hướng dẫn cho HS làm việc với các nguồn tài liệu, rút ra những hiểu biết cần thiết.

Thứ ba, sử dụng tài liệu lịch sử địa phương phải đảm bảo tính trực quan sinh động. Tài liệu tham khảo, trong đó có nguồn tài liệu LSĐP là một trong những phương tiện có thể giúp HS trực quan được lịch sử quá khứ, nhưng phải trình bày bằng ngôn ngữ sinh động, súc tích, đầy biểu cảm, có hình ảnh thì mới giúp HS có hình dung được sự kiện quá khứ và tác động không nhỏ đến tư duy. Tài liệu LSĐP được kết hợp với các đồ dùng trực quan phù hợp sẽ phát triển được óc quan sát, trí tưởng tượng, phát triển khả năng ngôn ngữ và tư duy.

Thứ tư, lựa chọn các biện pháp thích hợp khi sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc

Hoạt động ngoại khoá trong dạy học lịch sử rất đa dạng về hình thức. Tổ chức một đêm dạ hội nhân ngày kỷ niệm lịch sử không chỉ là việc đưa các em đến nơi quy định, cho các em nghe đôi nét về sự kiện mà phải biết sử dụng tài liệu LSĐP để xây dựng bài diễn văn liên quan đến sự kiện, tổ chức các trò chơi lịch sử, trưng bày tranh ảnh, hiện vật liên quan đến sự kiện, thậm chí cho các em diễn kịch, tổ chức liên hoan văn nghệ.

34

Thứ năm, sử dụng tài liệu lịch sử địa phương xuất phát từ việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo,

phát triển tư duy cho HS

Dạy học là quá trình nhận thức của thầy và trò, tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi người. Tuy nhiên, sự nhận thức này phải tuân thủ quy luật nhận thức nói chung và một loạt các hành động tích cực tự nhiên.

Vấn đề đặt ra là với nguồn tài liệu LSĐP đã xác định, khi dạy học cần sử dụng bằng biện pháp sư phạm nào nhằm có thể phát huy tính tích cực nhận thức cho HS? Để làm được điều đó, qua TNSP, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng hệ thống câu hỏi phát vấn, việc tổ chức cho các em trao đổi, thảo luận, việc đề ra câu hỏi bài tập nhận thức, việc chuẩn bị bài trước khi lên lớp, hoàn thành các bài thu hoạch sau các hoạt động ngoại khoá... là những biện pháp có ưu thế nhất trong việc sử dụng tài liệu LSĐP để dạy học nêu vấn đề.

Thứ sáu, sử dụng tài liệu lịch sử địa phương phù hợp với thực tiễn giảng dạy, đối tượng học tập, thời lượng tiết học, điều kiện dạy học và đặc trưng vùng miền.

Khi sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy hoc LSDT, dù dưới hình thức, biện pháp nào đòi hỏi GV phải chú ý đến thời lượng, phải có kế hoạch sư phạm, năng lực tổ chức giờ học sao cho hiệu quả cho từng đối tượng (HS giỏi, khá, trung bình. … ), phù hợp với đặc điểm từng vùng (cùng một giáo án nhưng nếu dạy cho HS miền núi, vùng sâu vùng xa phải khác với dạy HS thành phố), phải tính đến khả năng của từng HS để có những câu hỏi phát vấn vừa sức, huy động được tất cả HS vào quá trình tiến hành bài học. GV cần tránh trường hợp đổ lỗi cho hoàn cảnh, phải khắc phục khó khăn về nguồn tài liệu LSĐP, điều kiện dạy học để giúp cho HS có hiểu biết cụ thể về mảnh đất và con người nơi các em đang sống, học tập.

Thứ bảy, đảm bảo nguyên tắc liên môn khi sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để dạy học lịch sử dân tộc

Đảm bảo nguyên tắc liên môn khi khai thác và sử dụng tài liệu LSĐP chính là việc tìm hiểu và sử dụng những kiến thức về địa lý, văn học, chính trị,

35

xã hội của địa phương vào giảng dạy LSDT, giúp các em có cách nhìn toàn diện hơn, phong phú hơn về lịch sử của từng địa phương và dân tộc.

3.2. Các biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT. lịch sử Việt Nam ở trường THPT.

Từ cơ sở lý luân về việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT, nguyên tắc xác định các biện pháp sư phạm, về TNSP, chúng tôi khái quát thành một số biện pháp mang tính định hướng cho dạy học lịch sử ở trường phổ thông nói chung. Điều này thể hiện tính khả thi, tính phổ biến của những biện pháp mà chúng tôi đã rút ra qua nghiên cứu lý luận và TNSP.

3.2.1. Các biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để tạo biểu tượng về các sự kiện cơ bản của lịch sử dân tộc diễn ra trên quê hương mình. tượng về các sự kiện cơ bản của lịch sử dân tộc diễn ra trên quê hương mình.

Có nhiều biện pháp để tạo biểu tượng cho HS, sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để dạy học lịch sử dân tộc, GV có thể sử dụng một số biện pháp cụ thể sau:

Một phần của tài liệu skkn sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dậy học lịch sử việt nam giai đoạn 1919-1975 ở các trường trung học phổ thông bắc giang (Trang 33 - 36)