Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn toàn bộ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần thiết bị điện Hòa Năng (Trang 46)

• Tăng cường công tác quản quản trị

Hiện nay ở công ty , việc quản lý và sử dụng vốn lưu động chủ yếu được thực hiện ở các phòng , vì phần lớn các công trình, hạng mục công trình đều được giao khoán trực tiếp cho các phòng tự chịu trách nhiệm cung ứng, thi công. Đối với các nhà quản trị việc đánh giá và phân tích công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động còn chưa được coi trọng, để quản lý chặt chẽ hơn nữa, hàng năm công ty nên tiến hành phân tích đánh giá công tác quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Việc phân tích đánh giá nên được phân tích thông qua các khoản mục cấu thành nên vốn lưu động qua đó sẽ biết được tỷ trọng của từng loại, mức đóng góp của từng loại vào doanh thu, vào lợi nhuận… từ đó xác định được nguyên nhân của sự biến động và đưa ra được các quyết định quản lý để phát huy hoặc hạn chế những ảnh hưởng của từng nhân tố nhằm đạt được lợi ích tốt nhất cho chi nhánh trong kỳ tiếp theo.

Hơn nữa, thực hiện tốt các chức năng này, các nhà quản trị doanh nghiệp có thể chủ động đưa ra các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung. Góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững trên thị trường.

• Coi trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao trình độ quản lý và sử dụng vốn.

Doanh nghiệp cần tăng cường việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên (kể cả đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ nhân viên kỹ thuật). Qua đó nâng cao trình độ quản lý, sử dụng vốn, máy móc thiết bị cũng như củng cố chất lượng thi công, thiết kế khảo sát công trình xây dựng theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001 đó đặt ra và nâng cao khả năng cạnh tranh trong những lĩnh vực mà doanh nghiệp đảm nhận với các doanh nghiệp trong nước và các nước khu vực.

- Với đội ngũ chuyên viên kỹ thuật: những người trực tiếp sử dụng thiết bị chuyên dụng, máy múc khảo sát đo đạt, thiết bị văn phòng yêu cầu mở rộng kinh doanh trong những năm tới, doanh nghiệp cần tuyển dụng có thể cử đi học thêm ở các trường kiến trúc, xây dựng để học sáng tạo ra những mẫu thiết kế, nâng cao khả năng cạnh tranh đấu thầu của doanh nghiệp. Bên cạnh tạo điều kiện khuyến khích cán bộ công nhân tự học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nhất là trình độ quản lý sử dụng vốn, tài sản máy móc thiết bị, doanh nghiệp nên có chính sách tăng lương cho cán bộ, nhân viên chịu khó học hỏi nâng cao trình độ cũng như khen thưởng xứng đáng với những người có ý thức trong việc bảo quản và có sáng kiến tiết kiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, làm lợi cho tập thể. Đồng thời xử phạt nghiêm minh người nào thiếu ý thức trách nghiệm trong công việc.

• Kế hoạch hóa nguồn vốn

Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường, do đó việc chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động là biện pháp cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở doanh nghiệp.

Thực tế công tác quản lý, tổ chức huy động và sử dụng vốn lưu động ở công ty cho thấy còn nhiều tồn tại, hạn chế như đã nêu ở chương 2, do đó ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty . Vậy để đảm bảo cho việc sử dụng vốn lưu động đạt hiệu quả cao thì khi lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động công ty cần quan tâm, chú ý một số vấn đề sau:

Một là: công ty cần xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết tối thiểu, từ đó có biện pháp phù hợp huy động vốn đáp ứng cho nhu cầu này, tránh tình trạng thừa vốn gây lãng phí hoặc thiếu vốn ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty , đồng thời đảm bảo vốn huy động được quyền kiểm soát.

Hai là: Sau khi xác định nhu cầu vốn lưu động , công ty cần xác đinh số vốn lưu động thực có của mình, số vốn thừa (thiếu) từ đó có biện pháp huy động đủ số vốn thiếu hoặc đầu tư số vốn thừa hợp lý từ đó giảm thấp nhất chi phí sử dụng vốn lưu động, mặt khác có thể đưa số vồn thừa vào sử dụng, từ đó nâng cao

hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Ba là: Mỗi khoản vốn cần có định hướng sử dụng hợp lý:

Đối với các khoản vốn chiếm dụng là nguồn vốn chủ yếu của công ty. Đây là một con số rất lớn, một mặt thoả mãn nhu cầu sử dụng vốn của công ty, mặt khác đòi hỏi công ty phải có kế hoạch quản lý, sử dụng, hoàn trả theo thời gian cụ thể nhất quán, khả thi, nhằm phát huy tính linh hoạt của nguồn vốn này, tránh tình trạng bị động trong hoàn trả vốn sẽ gây phát sinh nhiều chi phí cho công ty.

Đối với khoản vốn vay ngắn hạn, tại thời điểm 31/12/2010 nguồn vốn này chiếm 8,86% trên tổng vốn lưu động tương ứng với số tiền 10.898 triệu đồng. Nguồn vốn vay tương đối thoả mãn nhu cầu sử dụng trong năm. Tuy nhiên, công ty cần lập kế hoạch huy động và sử dụng theo từng kỳ khác nhau, có kế hoạch vay trả theo từng thời điểm.

Bốn là: Căn cứ vào kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động cần điều chỉnh cho phù hợp với thực tế của công ty . Trong thực tế,công ty có thể phát sinh những nghiệp vụ gây thừa vốn hoặc thiếu vốn, do đó công ty cần phải chủ động cung ứng kịp thời, sử dụng vốn thừa hợp lý để đảm bảo sản xuất kinh doanh được liên tục, hiệu quả.

Việc lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn nhất thiết phải dựa vào phân tích chỉ tiêu kinh tế tài chính của kỳ trước kết hợp với dự tính tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tăng trưởng trong kỳ tới và những dự đoán về nhu cầu của thị trường.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần thiết bị điện Hòa Năng (Trang 46)