a. Tốc độ chu chuyển vốn lưu động * số vòng quay vốn lưu động
L =
* Số ngày một vòng quay vốn lưu động (kỳ luân chuyển vốn) K=
Bảng 2.5 Tốc độ chu chuyến vốn lưu động Năm
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Đơn vị
DTT 61.412,17 100.485,25 146.106,33 Tr.đồng
Vòng quay VLĐ 1,69 2,33 1,69 Vòng
Số ngày một vòng quay VLĐ 213 155 213 Ngày
Việc tiết kiệm số vốn lưu động hợp lý và nâng cao tổng mức luân chuyển vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Qua bảng trên ta thấy :
Số vòng quay vốn lưu động có sự biến đổi không đều. Năm 2009 là 1,69 vòng, năm 2010 tăng lên hẳn 2,33 vòng và đến năm 2011 giảm xuống bằng với năm 2009 là 2009. Việc tăng vòng quay vốn lưu động năm 2009 đã giảm số ngày của vòng quay vốn từ 213 ngày (năm 2009) xuống còn 155 ngày. Đến năm 2011 số vòng quay vốn lưu động giảm làm tăng tăng số ngày của một vòng quay lên 213 ngày (như năm 2009). Năm 2011 số vòng quay vốn lưu động giảm là không tốt. Vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng do hai nguyên nhân chính:
Thứ nhất trong khâu sản xuất dưới hình thức chi phí sản xuất dở dang. Tỷ trọng bộ phận này chiếm phần lớn trong hàng tồn kho của công ty.
Thứ hai là vốn bị ứ đọng trong khâu tiêu thụ, các khoản phải thu của công ty qua các năm đều chiếm tỷ trọng cao giữ ở mức 19%
b.Số vốn tiết kiệm do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động VLĐtk =
Năm 2010 = = -16.189,29
Năm 2011 = = 23.539,35
Năm 2010 đã tiết kiệm được 16.189,29 triệu đồng, nhưng đến năm 2011 do vốn lưu động giảm và số ngày một vòng quay vốn lưu động tăng, công ty phải vay ngắn hạn để bù đắp nhu cầu vốn tăng lên.
a. Hàm lượng vốn lưu động Hàm lượng VLĐ =
Năm 2009= = 0,59
Năm 2010= = 0,43
Năm 2011= = 0,59
Hàm lượng vốn lưu động đóng góp một đồng doanh thu thuần có xu hướng tăng lên. Năm 2009 hàm lượng vốn lưu động là 0,59, năm 2010 giảm còn 0,43 và đến năm 2011 trở lại mốc 0,59. Chứng tỏ công ty phải mất nhiều hàm lượng vốn lưu động để tạo ra một đồng doanh thu thu thuần.
b. Nhóm chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn
Nhóm chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn nhiều người quan tâm như: Các ngân hàng, nhà đầu tư, người cung cấp… nhằm để xem xét mức độ rủi ro khả năng thanh khoản của Công ty ở mức độ nào. Để từ đó đưa ra quyết định có cho vay hay cùng hợp tác đầu tư với doanh nghiệp.
• Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Hệ số KNTT nợ ngắn hạn =
Năm 2009 = = 1,03
Năm 2010 = = 1,04
• Khả năng thanh toán nhanh tương đối
=
Năm 2009 = = 0,29
Năm 2010 = = 0,3
Năm 2011 = = 0,39
• Hệ số khả năng thanh toán nhanh tức thì
Hệ số KNTT nhanh tức thì =
Năm 2009 = = 0,075
Năm 2010 = = 0,082
Năm 2011 = = 0,233
Bảng 2.6: Chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán
Năm
Chỉ tiêu 2009 2010 2010
Hệ số KNTT nợ ngắn hạn 1,03 1,04 1,05
Hệ số KNTT nhanh tương đối 0,29 0,3 0,39
Hệ số KNTT nhanh tức thì 0,075 0,082 0,233
(Nguồn: tính toán dựa trên số liệu bảng 2.1)
2011 là thấp, tuy vậy qua các năm vẫn có xu hướng tăng. Năm 2009 công ty cần giải phóng 35179/36253 = 97,09% tài sản ngắn hạn hiện có của mình thì mới đủ trang trải toàn bộ số nợ ngắn hạn. Năm 2010 hệ số này tăng lên không nhiều là 1,04 và với hệ số này tức công ty phải giải phóng 96,15% tài sản ngắn hạn hiện có thì đủ trang trải số nợ ngắn hạn. Năm 2011 hệ số KNTT nợ ngắn hạn tiếp tục tăng lên 1,05 nên tỷ lệ này giảm xuống còn 95,24% tài sản ngắn hạn hiện có. Như vậy khả năng thanh toán của công ty đã tốt hơn. Điều này do quy mô tài sản ngắn hạn tăng nhưng tốc độ tăng lại lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn qua các năm 2010. 2011.
Khả năng thanh toán nhanh tương đối ở cả ba năm đều nhỏ hơn 1(do hệ số này không tính đến sự chuyển hóa của hàng tồn kho thành tiền, mà hàng tồn kho lại chiếm tỷ trọng lớn trên 47% năm 2011 trong tổng tài sản ngắn hạn). Chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tiền mặt và các khoản phải thu là chưa tốt. Khi đến hạn thanh toán,công ty sẽ thường phải chịu sức ép từ phía Ngân hàng và nhà cung cấp.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh tức thì ở cả ba năm đều nhỏ hơn 0,5 chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tiền mặt là rất yếu, nếu có bất kỳ một khoản nợ ngắn hạn nào đến hạn thanh toán thì nguy cơ mất khả năng thanh toán của công ty là rất cao. Hoặc nếu phát sinh nhu cầu về tiền mặt để thanh toán các khoản nợ, công ty thường sẽ phải đi vay ngắn hạn với lãi suất cao dẫn đến chi phí sử dụng vốn tăng. Tuy nhiên thì năm 2011 thì hệ số này tăng lên khá nhiều so với năm trước chứng tó khả năng thanh toán đã có dấu hiệu khả quan. Công ty vẫn cần phải xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý nhằm đưa công ty thoát khỏi tình trạng khó khăn trên.