a. Quản lý hàng tồn kho
Việc dự trữ hàng tồn kho là nhu cầu thông thường đối với mỗi doanh nghiệp . Đối với công ty cổ phần Xây dựng Điện Biên là một nhu cầu rất cần thiết vì công ty hoạt động trong nghành xây dựng cơ bản. vì thế quản lý hàng tồn kho dự trữ trong doanh nghiệp là rất quan trọng , nó không đơn thuần chỉ vì doanh nghiệp tồn kho dự trữ thường chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp mà quan trọng hơn là có dự trữ hàng tồn kho đúng
mực , hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp không bị gián đoạn trong quá trình sản xuất , là cơ sở để xác định mức độ hoàn thành và đồng thời còn sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả vốn lưu động
Là một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn lưu động của công ty , là lực lượng vốn chủ yếu tham gia vào quá trình kinh doanh và sản xuất . Điều đó được thể hiện phần nào qua bảng cơ cấu hàng tồn kho của công ty được trình bày dưới dây.
Bảng 2.7: Các chỉ tiêu hàng tồn kho
(Đơn vị triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
HTK 19.696 54,3 27.611 55,3 62.522 50,82 7874 40,19 34.911 126,44
Năm 2009 hàng tồn kho là 19.696 chiếm 54,3% vốn lưu động, năm 2010 là 27.611 triệu đồng chiếm 55,03% và đến năm 2011 thì chỉ tiêu này là 62.522 triệu đồng chiếm 50,82% điều đó thể hiện sang năm 2010 công ty đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý và sử dụng hàng lưu kho đưa hệ số phục vụ của hàng lưu kho lên cao hơn năm 2009 tuy nhiên đến năm 2011 việc quản lý hàng tồn kho lại chưa được tốt.
Vốn vật tư hàng hoá là bộ phận chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn lưu động, nên đương nhiên việc nâng cao công tác quản lý và hiệu quả sử dụng vốn vật tư hàng hoá thì sẽ góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng của tổng vốn lưu động. Nếu trong những năm tới công ty tiếp tục phát huy công tác quản lý và sử dụng vốn vật tư hàng hoá thì khả năng đạt được doanh thu và lợi nhuận cao hơn là hoàn toàn có thể
Trong cơ cấu vốn lưu động của mỗi doanh nghiệp luôn có một bộ phận quan trọng nằm trong khâu sản xuất với nhiệm vụ đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, tuỳ từng loại hình doanh nghiệp mà phần vốn lưu động này được biểu hiện dưới các hình thức khác
nhau. Nhưng đối với doanh nghiệp sản xuất đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản thì đây là chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và luôn chiếm một tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn vật tư hàng hoá. Hàng tồn kho tăng chủ yếu là do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng mạnh đặc biệt là năm 2011 khiến cho hàng tồn kho tăng mạnh, tăng thêm 34.911 triệu động tương đương với 126,44%
Tại công ty, điều này được thể hiện trong năm 2009, tỷ trọng của chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm 85,28% trên tổng hàng tồn kho và năm 2010 là 84,49% .Năm 2011 chỉ tiêu này là 91,62%.
Ngoài chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng cao ra thì trong cơ cấu vốn vật tư hàng hoá lượng nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ, cũng là những vật tư, phương tiện góp phần tích cực vào việc duy trì sản xuất kinh doanh thường xuyên liên tục
Khác với nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ là một lượng vật tư hỗ trợ trong thi công, nó không là bộ phận trực tiếp cấu thành nên sản phẩm nhưng lại không thể thiếu trong công tác xây dựng . Xác định được tầm quan trọng của công cụ dụng cụ, trong năm 2010 và năm 2011 công ty đã đầu tư mua sắm thêm một lượng công cụ dụng cụ mới sẵn sàng đáp ứng nhu cầu phục vụ thi công đưa tỷ trọng công cụ dụng cụ trên tổng hàng tồn kho tăng. Năm 2010 tăng 16,5 % so với năm 2009 và năm 2011 tăng 25,65% so với năm 2010. Việc đầu tư thêm trang thiết bị phục vụ thi công là cần thiết và cấp bách. Vì trong điều kiện thi công xây dựng chủ yếu được thực hiện ngoài trời nên khi gặp thuận lợi về thời tiết thì việc thi công phải được tiến hành khẩn trương do đó nếu công cụ dụng cụ không đầy đủ sẽ làm đình trệ việc thi công. Tuy nhiên, việc đầu tư tăng thêm cũng cần phải xác định cân đối với sự gia tăng của doanh thu và lợi nhuận vì nếu công cụ, dụng cụ tồn kho không được sử dụng hoặc để lâu mới sử dụng sẽ làm tăng chi phí bảo quản, giảm giá trị… từ đó làm giảm lợi nhuận của chi nhánh. Đây là vấn đề công ty cần quan tâm, có kế hoạch cung ứng, dự trữ và sử dụng cho phù hợp
Vòng quay HTK =
Năm 2009 = = 2,91
Năm 2010 = = 3,97
Năm 2011 = = 3,07
Năm 2010, vòng quay hàng tồn kho tăng 1,06 vòng chứng tỏ hàng tồn kho luân chuyển nhanh hơn, vốn ít bị ứ đọng. Năm 2011, vòng quay hàng tồn kho giảm 0,9 xuống còn 3,07 vòng, hàng tồn kho luân chuyển chậm và vốn bị ứ đọng nhiều ở hơn, nguyên nhân chủ yếu là do chi phí sản xuất và kinh doanh dở dang của công ty chiếm tỷ trọng lớn và chiều hướng tăng
b.Quản lý khoản phải thu
Quản lý khoản phải thu từ khách hàng là một vấn đề rất quan trọng và phức tạp trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp vì:
• Khoản phải thu từ khách hàng thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp
• Việc quản lý các khoản phải thu từ khách hàng liên quan chặt chẽ đến công tác tiêu thụ sản phẩm , từ đó tác động không nhỏ đến doanh thu bán hàng và lợi nhuận của doanh nghiệp
• Quản lý các khoản phải thu liên quan đến việc tổ chức và bảo toàn vốn lưu động của doanh nghiệp
Việc tăng khoản phải thu kéo theo việc gia tăng các khoản chi phí quản lý nợ , chi phí trả lãi tiền vay để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động do vốn của doang nghiệp bị khách hàng chiếm dụng
Tại công ty cổ phần Xây dựng Điện Biên khoản phải thu chủ yếu là khoản phải thu của khách hàng
Năm 2011 tuy tỷ trọng phải thu khách hàng giảm (còn 14,2%)nhưng so với năm 2009 và năm 2010 , xét về số tuyệt đối thì phải thu khách hàng vẫn tăng lên. Nguyên nhân tăng lên này , qua tìm hiểu được biết là do công ty nới lỏng chính sách tín dụng đối với bạn hàng , nhằm mở rộng khách hàng , tăng thêm uy tín . Tuy Đây là điều gây nhiều bất lợi cho hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty nói riêng. Bởi vậy công ty cần tăng cường đẩy mạnh các biện pháp thu hồi công nợ, phân loại nợ , tránh tình trạng nợ xấu gây ứ đọng vốn ,để đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn lưu động góp phần sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả hơn.
• Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu =
Kỳ thu tiền trung bình =
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu khoản phải thu Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 DTT (tr đồng) 61.412,17 100.485,25 146.106,33 KPT bình quân 7.470,84 8.905,63 14.439,02 Vòng quay các KPT 8,22 11,28 10,12 Kỳ thu tiền TB 44 32 36
Vòng quay các khoản phải thu năm 2010 tăng mạnh lên tới 11,28 vòng (tăng thêm 3,06 vòng) Nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng mạnh và có tốc độ lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của các khoản phải thu. Kỳ thu tiền có xu hướng giảm trong năm 2010 và tăng nhẹ năm 2011 và tương đối nhỏ qua các năm chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản nợ của công ty tương đối nhanh vốn ít bị ứ đọng ở khâu thanh toán.
Quản lý vốn bằng tiền đảm bảo cho doanh nghiệp có đầy đủ lượng vốn tiền mặt cần thiết để đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu thanh toán đồng thời giảm thiểu tối đa các rủi ro về lãi suất , tỷ giá hối đoái và tối đa việc đi vay ngắn hạn và đầu tư sinh lời . Mỗi doanh nghiệp đều phải có một lượng vốn bằng tiền nhất định , vốn bằng tiền của công ty gồm có : tiền mặt , tiền gửi ngân hàng , tiền đang chuyển
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu tiền
(Đơn vị triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010 Chênh lệch 2011 Số
tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1.Tiền 2637,5 100 3.963,28 100 27212,7 100 1325,78 50,27 24.575,2 586,62 TM 61,1 2,32 53,46 1,35 7,94 0,03 -7,64 -12,50 -53,16 -85,15 TGNH 2576,4 97,6 8 3.909,82 98,65 27.204,76 99,97 1.333,42 51,76 24.628,3 6 595,80
Năm 2010 và năm 2011 với sự mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã làm tăng lượng vốn tiền mặt công ty .Vốn bằng tiền của công ty năm 2010 là 3.963,29 triệu đồng , tăng 1.325,79 triệu đồng , mức tăng 50,27% so với năm 2009 ; năm 2011 chỉ tiêu này là 27.212,7 triệu đồng, mức tăng 586,62% so với năm 2010
Điều đáng nói ở đây là lượng tiền mặt tăng nhưng giữ lại quỹ rất ít, quy mô thường được duy trì ở mức dưới 100 triệu đồng và có xu hướng giảm dần qua các năm . tiền mặt tại quỹ năm 2010 giảm 7,64 triệu đồng , mức giảm 12,5% ; năm 2011 giảm 53,16 triệu đồng , mức giảm 85,15% . Trong khi đó , tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn bằng tiền . Năm 2009 , tiền gửi ngân hàng chiếm 97,68 % ; năm 2010 chiếm 98,65% và năm 2011 chiếm 99,97 % . Điều này cho thấy công ty đã dùng số tiền mặt dư thừa gửi vào ngân hàng , mang lại cho doanh nghiệp một khoản thu nhập tài chính tương đối do được hưởng lãi suất tiền gửi. Đây là một tính toán hợp lý, vừa đảm bảo ổn định hoạt
động ngân quỹ vừa đem lại lợi nhuận cho công ty .Tuy nhiên , việc giảm tiền mặt có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhanh , trả những khoản nợ đến hạn của công ty . Ngoài ra công ty hiện nay vẫn gặp phải một hạn chế , đó là chưa thực hiện việc kế hoạch ngân sách tiền mặt cụ thể . Chính vì vậy doanh nghiệp chưa có cơ sở để thực hiện các khoản đầu tư khác có tỷ suất lợi nhuận cao hơn là lãi suất tiền gửi ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhàn rỗi của mình . Trong thời gian tới . công ty cần chú trọng hơn trong việc lập kế hoạch thu chi tiền mặt nhằm năng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động .
• Vòng quay tiền mặt
Vòng quay tiền mặt =
Năm 2009 = Năm 2010 =
Năm 2011 =
Vòng quay vốn bằng tiền giảm mạnh vào năm 2011 đây là một chiều hướng không tốt, hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền đã giảm đi. Nguyên nhân do lượng tiền mặt năm 2011 tăng mạnh lên tới 586,62% tương đương với 23294,41 triệu đồng.
Trên đây là toàn bộ thực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần thiết bị điện Hòa Năng. Cần phải đánh giá về tình hình hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty về những mặt tốt và chưa tốt, tìm ra nguyên nhân để có biện pháp khắc phục.