a. Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Hiệu suất sử dụng VCĐ =
Hiệu suất sử dụng vốn cố định cho biết một đồng vốn cố định bỏ vào hoạt động kinh doanh sau một thời kỳ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần.Trong năm 2009-2010 hiệu suất sử dụng vốn cố định có xu hướng tăng và duy trì ở mức khá cao 56,43, một đồng tài quy mô vốn cố định tạo được 56,43 đồng doanh thu thuần.
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu sinh lời của vốn cố định Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Đơn vị DTT 61.412,17 100.723,9 146.505,25 Tr.đồng VCĐđầu kỳ - 3.570 Tr.đồng VCĐ cuối kỳ 1.239,17 3.570 7.532,5 Tr.đồng VCĐ bình quân 1.239,17 1.785 5.551,25 Tr.đồng HS sử dụng VCĐ 49,56 56,43 26,39
Sự giảm của hiệu suất sử dụng vốn cố định trong năm 2011 không hẳn là do nguyên nhân không sử dụng hết công suất của tài sản cố định. Mà do tốc độ tăng về quy mô tài sản cố định lớn nhằm tìm kiếm lợi nhuận trong tương lai vì vậy trong tương lai việc sử dụng tài sản cố định hợp lý sẽ giúp tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định và làm tăng doanh thu của công ty.
Hàm lượng VCĐ = Năm 2009 = 0,0202 Năm 2010 = 0,0177 Năm 2011 = 0,0379
Năm 2009 cứ một đồng doanh thu thì cần có 0,0202 đồng vốn cố định. Năm 2010 thì chỉ cần có 0,0177 đồng vốn cố định. Đến năm 2011 tăng lên mức 0,0379 đồng vốn cố định cho 1 đồng doanh thu thuần.
c. Các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động vốn cố định
• Hệ số hao mòn tài sản cố định
Hệ số hao mòn TSCĐ =
Năm 2009 = x100% = 1,99%
Năm 2010 = x100% = 11,28%
Năm 2011 = x100% = 15,77%
Hệ số hao mòn tài sản cố định phản ánh cứ một đồng vốn bỏ ra trong giá trị tài sản cố định thì số vốn thu hồi trong việc sử dụng tài sản cố định là bao nhiêu. Ta thấy hệ số hao mòn tài sản cố định của doanh nghiệp có chiều hướng tăng lên. Năm 2009 chỉ có 1,99% điều này cũng dễ giải vì công ty mới chính thức đi vào hoạt động năm 2009 nên khấu hao lũy kế chưa nhiều dẫn tới chỉ số hệ số hao mòn thấp. Xu hướng tăng qua các năm do số tiền khấu hao lũy kế tăng với tốc độ lớn hơn tốc độ tăng của nguyên giá tài sản cố định ở thời điểm đánh giá. Chứng tỏ mức độ hao mòn tài sản cố định ngày càng cao nguyên nhân sâu xa có thể là do công ty có mức đầu tư không cân xứng với mức độ hao mòn, ít có sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định.
• Tỷ suất đầu tư vào tài sản cố định
Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ = x 100%
Năm 2009 = x 100% = 3,15%
Năm 2010 = x 100% = 6,49%
Năm 2011 = x 100% = 5,77%
Tỷ suất đầu tư tài sản cố định phản ánh tỷ trọng của tài sản cố định của công ty trong tổng tài sản nói chung. Tỷ suất đầu tư tài sản của công ty có xu hướng tăng giảm không đều tăng mạnh trong năm 2010 nhưng lại giảm nhẹ vào năm 2011 điều này là do sự tốc độ tăng của tổng tài sản lớn hơn tốc độ đầu tư thêm tài sản cố định. Nhưng năm đầu chủ yêu do công ty đi thuê tài sản cố định về để hoạt động nên tỷ trọng tài sản cố định trên tổng tài sản chỉ có 3,15%.
• Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định
Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ =
Năm 2009 = =1,56
Năm 2010 = =1,7
Năm 2011 = =1,17
Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định phản ánh số vốn tự có của doanh nghiệp đã dùng để tài trọng, mua sắm và đổi mới trang thiết bị cho công ty. Trong một
đồng vốn chủ sở hữu có bao nhiêu đồng tài trợ cho tài sản cố định. Năm 2011 tý suất này có xu hướng giảm thậm chí còn thấp hơn cả năm 2009. Sự biến động của vốn chủ sở hữu qua các năm là khá đều trong khi có sự gia tăng độ lớn của tài sản cố định trong năm 2011 dẫn đến chỉ tiêu này bị giảm. Khả năng tài trợ cho tài sản cố định của doanh nghiệp giảm.
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động vốn cố định Năm
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Đơn vị
Hệ số hao mòn TSCĐ 1,99 11,28 15,77 %
Tỷ suất đầu tư TSCĐ 3,15 6,49 5,77 %
Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ 1,56 1,7 1,17 Lần
Qua bảng trên, với sự phát triển còn non trẻ của công ty nhưng sự đầu tư và kế hoạch chiến lược nên năng lực hoạt động của vốn cố định có những dấu hiệu khả quan. Sự tăng lên của tài sản cố định cũng như vốn chủ sở hữu là những biểu hiện tốt cho việc phát triển và nâng cao hơn nữa năng lực kinh doanh của công ty.