4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ T ÀI
2.3.2. Phương pháp tổng hợp, xử lí và phân tích số liệu
Số liệu thu thập được sẽ được xử lý theo từng nội dung nghiên cứu dưới sự hỗ trợ của phần mềm Excel.
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích so sánh - Phương pháp phân tích tổng hợp - Phương pháp chuyên gia
Từ kết quả tổng hợp đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất của các trường học, công tác lập hồ sơ, cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ đó đưa ra những giải pháp cho công tác cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUVÀ THẢO LUẬN
3.1. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH CƠ BẢN THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Thành phố Tuyên Quang là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của tỉnh Tuyên Quang (nằm về phía Nam tỉnh) có tọa độ địa lý từ 21047/ đến 2105/ Vĩ độ Bắc và từ 105011/ đến 105017/ Kinh độ Đông; cách thủ đô Hà Nội về phía Nam 165 km theo Quốc lộ 2; cách thành phố Hà Giang 154 km về phía Bắc theo Quốc lộ 2; cách thành phố Thái Nguyên 60 km về phía Đông theo Quốc lộ 37 và cách thành phố Yên Bái 40 km về phía Tây theo Quốc lộ 37.
Ranh giới hành chính của thành phố như sau:
- Phía Bắc giáp xã Tân Long và xã Tân Tiến (huyện Yên Sơn)
- Phía Nam giáp xã Nhữ Khê, thị trấn Tân Bình (huyện Yên Sơn); xã Cấp Tiến huyện Sơn Dương.
- Phía Đông giáp xã Thái Bình, xã Phú Thịnh (huyện Yên Sơn); xã Tiến Bộ, xã Vĩnh Lợi (huyện Sơn Dương).
- Phía Tây giáp xã Thắng Quân, xã Trung Môn, xã Hoàng Khai, xã Kim Phú và xã Nhữ Hán (huyện Yên Sơn)
Thành phố Tuyên Quang có 11.921,0 ha diện tích tự nhiên với 13 đơn vị hành chính cấp xã (07 phường và 06 xã).
Thành phố có vị trí thuận lợi về giao thông đường thủy và đường bộ nên có điều kiện thuận lợi để giao lưu và phát triển kinh tế - xã hội với các địa phương trong và ngoài tỉnh.
b) Địa hình,địa mạo
Thành phố Tuyên Quang nằm trong vùng địa hình thung lũng thuộc vùng núi phía Bắc có địa hình địa chất phức tạp, bị chia cắt bởi sông Lô chảy qua theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Khu vực nội thị tương đối bằng phẳng, xen lẫn gòđồi thấp, ao hồ, ruộng trũng, cao độ trung bình từ cốt 23 m đến 27 m, các đồi thấp xen kẽ có cốt trung bình từ 30 - 40 m. Ngoại thị là các khu dân cư, đồng ruộng, có những dãyđồi thấp và rải rác có núi cao.
c) Khí hậu
Thành phố nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đặc điểm của khí hậu vùng núi phía Bắc, một năm chia thành hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23,60C. Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng trong năm tương đối cao. Tháng nóng nhất là tháng 6; tháng 7 nhiệt độ trung bình khoảng 28,00C; thấp nhất là từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau, nhiệt độ trung bình khoảng 16,00C.
- Lượng mưa trung bình năm là 1.600 mm, phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Mưa nhiều tập trung vào các tháng 5; 6; 7; 8. Các tháng có lượng mưa ít là 11 và 12.
- Độ ẩm không khí cao, trung bình cả năm là 84%. Độ ẩm cao nhất vào các tháng 7; 8; 9;10, thấp nhất vào các tháng 11 và 12. Nhìn chung độ ẩm không khí trên địa bàn thành phố không có sự chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm.
- Hướng gió chính trên địa bàn thành phố là Tây Bắc – Đông Nam, tốc độ gió trung bình cả năm là 1,4 m/s, tốc độ gió lớn nhất là 36 m/s.
- Lượng nước bốc hơi phụ thuộc vào nhiệt độ không khí và vận tốc gió (trung bìnhđạt 753 mm).
d) Thuỷ văn
Chế độ thuỷ văn của thành phố phụ thuộc chủ yếu vào sông Lô với lưu lượng dòng chảy Qmax= 5.890m3/s, Qmin = 102 m3/s. Thành phố Tuyên Quang nằm ở hạ lưu sông Lô và 4 ngòi lớn là: Ngòi Cơi, Ngòi Là, Ngòi Chả, Ngòi Thục. Một số diễn biến mức ngập, như sau:
- Mức nước lũ năm nào cũng xảy ra ở mức 23 m, tần suất 97%, chỉ ngập các ruộng lúa thấp.
- Mức lũ 30,87 m, tần suất 4%, ngập và thiệt hại hoa màu rất lớn.
- Mức lũ 31,37 m, tần suất 1,0%, thiệt hại rất lớn.
Hiện tại đang xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện đầu nguồn sông Gâm sẽ hạn chế mức nước ngập cho thành phố.
- Nước mặt: Tài nguyên nước mặt của thành phố vào loại trung bình của vùng miền núi phía Bắc, tiềm năng nước mặt dồi dào, gấp 10 lần yêu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Nguồn nước mặt là nguồn nước chính cung cấp cho thành phố trong tương lai.
Khu vực thành phố (tính cả phần mở rộng) có mạng lưới sông ngòi phân bố khá đồng đều. Sông Lô và nhiều sông ngòi nhỏ cùng ao hồ, tạothành mạng lưới thuỷ văn khá dày. Đây là nguồn nước mặt cung cấp nước chủ yếu cho thành phố hiện nay. Tuy nhiên vào mùa mưa, lũ cao nước sông có hàm lượng cặn lơ lửng, độ đục, độ màu vượt quá giới hạn cho phép gây trở ngại cho việc sử dụng nước sông làm nguồn nước cấp sinh hoạt.
- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm dồi dào cóở khắp địa bàn thành phố, có chất lượng tốt đủ tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt. Mực nước ngầm không sâu và tương đối ổn định, thuận lợi cho khai thác, kể cả khai thác đơn giản trong sinh hoạt của nhân dân. Chất lượng nước ngầm trong khu vực nhìn chung là tốt, nước trong, theo nghiên cứu thì nước ngầm không nhiễm cặn,
không nhiễm các hợp chất nitơ và kim loại nặng. Tuy vậy, nước ngầm phân bố không đều theo cấu thành địa chất.
e) Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013, thành phố Tuyên quang có 3.832,66 ha đất lâm nghiệp. Trong đó, đất rừng sản xuất chiếm 81,03%; đất rừng phòng hộ chiếm 18,97%. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, điều tiết nguồn nước và không khí của thành phố. Đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc phát triển các loại hình du lịch sinh thái, bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử.
f) Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn thành phố có một số mỏ đá vôi có chất lượng tốt, tập trung đáp ứng được nhu cầu sản xuất vật liệu xây dựng như mỏ đá vôi Tràng Đà, mỏ than ở phường Minh Xuân, mỏ kẽm ở núi Dùm. Đồng thời có nhiều điểm có khả năng khai thác nguyên liệu sản xuất gạch, ngói và các đồ sứ, kể cả sứ cao cấp.
g) Tài nguyên nhân văn
Trên địa bàn thành phố Tuyên Quang hiện có 25 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa riêng nên đã hình thành nên nền văn hoá đa dạng, nhiều nét độc đáo
Trên địa bàn thành phố có các di tích lịch sử đãđược xếp hạng (xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh) như: Thành Nhà Mạc, Đền Hạ, Đền Thượng, Chùa An Vinh, Đền Mỏ Than, Đền Cấm... Đây là những điểm thu hút được nhiều du khách đến tham quan.
Thành phố là Trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh nên tập trung chủ yếu đội ngũ các nhà khoa học, cán bộ quản lý, đồng thời người dân thành phố cũng có nhiều kinh nghiệm trong lao động, sản xuất... Các lĩnh vực phát triển văn hóa, giáo dục luôn được quan tâm, chú trọng cả về chiều rộng và chiều sâu.
Nguồn nhân lực dồi dào, giàu trí tuệ, có trình độ đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố ngày càng phát triển.
3.1.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
a) Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua, bên cạnh nhiều thuận lợi, việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thị xã Tuyên Quang lần thứ XVII cũng gặp không ít khó khăn bởi tác động của khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế toàn cầu; lạm phát, suy giảm kinh tế trong nước, diễn biến phức tạp của thời tiết, dịch bệnh và việc mở rộng địa giới hành chính, hạ tầng đô thị cần được đầu tư nhiều nhưng nguồn lực còn hạn chế. Trong bối cảnh đó, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc thành phố đã tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, đoàn kết, thống nhất, khai thác mọi tiềm năng và nguồn lực, cơ bản hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ Đại hội Đại biểu Đảng bộ thị xã lần thứ XVII đề ra. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.
b) Thực trạng phát triển các ngành kinh tế * Nông - lâm nghiệp- thuỷ sản
Đã triển khai thực hiện Đề án xây dựng các vùng chuyên canh cây trồng và vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; xây dựng quy hoạch vùng chuyên canh cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa giai đoạn 2010 – 2015, định hướng đến năm 2020. Một số mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao như trồng lúa đặc sản, trồng rau an toàn, sản xuất lúa giống, trồng hoa, nuôi trồng thủy sản... được phát triển mở rộng; đã có những mô hình cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn được thực hiện rộng rãi và có hiệu quả hơn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Giá trị sản xuất lương thực và giá trị 1 ha canh tác tăng dần qua các năm.
Phát triển một số mô hình chăn nuôi lợn, gà theo quy mô tập trung, phương pháp nuôi công nghiệp. Do được cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp nên số lượng trâu, bò của thành phố có xu hướng giảm trong những năm gần đây, trong đó: Số lượng trâu năm 2013 có 1.972 con, năm 2012 có 22.126 con, năm 2011 có 2.594 con; Số lượng bò năm 2013 có 676 con, Số lượng lợn và gia cầm có biến động không ổn định: Số lượng lợn năm2013 có 22.948 con, năm 2012 có 22.706 con; Số lượng gia cầm năm 2013 có 220.000 con, năm 2012 có 213.822 con.
Nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển; một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả đãđược chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Sản lượng nuôi trồng thủy sản của thành phố năm 2013 đạt 602 tấn, tăng gấp 1,18 lần so với năm 2010 và tăng gấp 1,43 lần so với năm 2009.
Trồng rừng hàng năm đều đảm bảo kế hoạch; chăm sóc, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có (diện tích rừng năm 2013 đạt139.210 ha); tăng cường kiểm tra các cơ sở chế biến nông lâm sản, ngăn chặn việc khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép trên địa bàn. Tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp của thành phố năm 2013 (theo giá so sánh năm2010) đạt 50.292 triệu đồng, bằng 120% của năm 2010
Một số kết quả đạt được trong sản xuất nông nghiệp của thành phố đến năm 2013 như sau:
- Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 360.376 triệu đồng, tăng gấp 1,61 lần so với năm 2010 và tăng gấp5,8 lần so với năm 2005, trong đó:
Trồng trọt: 50.912 triệu đồng, chiếm 64,70% (tăng gấp 1,22 lần so với năm 2010 và tăng gấp 3,65 lần so với năm 2005);
Chăn nuôi: 24.515 triệu đồng, chiếm 31,15% (tương đương với năm 2010 và tăng gấp 1,22 lần so với năm 2005);
Dịch vụ: 3.268 triệu đồng, chiếm 4,15% (tăng gấp 1,25 lần so với năm 2010 và tăng gấp 1,94 lần so với năm 2005);
- Diện tích cây lương thực có hạt của thành phố có xu hướng ổn định trong những năm gần đây: năm 2013 đạt 3.170 ha, giảm 14 ha so với năm 2012.
- Tổng sản lượng lương thực năm 2013 đạt 16.423 tấn, đạt 103,1% kế hoạch, tăng gấp 1,07 lần so với năm 2010 và tăng gấp 1,06 lần so với năm 2009. Bình quân lương thực đầu người năm 2013 đạt 176 kg/người/năm (bằng 41,52% mức bình quân chung của cả tỉnh), tăng gấp 1,06 lần so với năm 2010 và tăng gấp 1,10 lần so với năm 2009.
- Diện tích cây công nghiệp lâu năm của thành phố có xu hướng ổn định trong những năm gần đây (năm 2013là 474 ha; năm 2012 là 475 ha).
(Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2013) * . Công nghiệp- xây dựng cơ bản
Đã quy hoạch, triển khai điểm sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp dịch vụ tại tổ 17, phường Nông Tiến. Có nhiều cố gắng trong đào tạo nghề cho lao động công nghiệp, thủ công nghiệp; thực hiện nhiều giải pháp, tích cực thu hút đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp và những ngành nghề sử dụng nguồn nguyên liệu, lao động có sẵn tại địa phương (năm 2013 trên địa bàn thành phố có 49 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp – thủ công nghiệp, 163 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng; có 1.441 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng).
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp được khuyến khích, tạo điều kiện để xây dựng các dự án, vay vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mua thiết bị máy móc, chủ động liên doanh, liên kết mở rộng sản xuất, thị trường... tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho doanh nghiệp và người lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 19,5% giai đoạn 2005 – 2010 (mục tiêu Nghị quyết Đại hội trên 15%). Một số ngành phát triển khá như: Khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, xây dựng, chế biến lâm sản.
(Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2013)
* Thương mại- dịch vụ, du lịch
Các chợ Tam Cờ, Phan Thiết, Trường Tiến, Ỷ La và chợ Ruộc (xã An Khang) được nâng cấp; các điểm chợ, buôn bán, kinh doanh ở các xã tiếp tục được quy hoạch, xây dựng. Phối hợp, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại Phan Thiết, Trung tâm thương mại Tuyên Quang, chợ đêm Tam Cờ, một số siêu thị và khu ẩm thực Xuân Hòa... Đến năm 20130 đã có 198 doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại, dịch vụ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 20,6%/năm. Tăng cường quảng bá, tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống, mở rộng các hoạt động dịch vụ phục vụ du khách đến tham quan tại các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn. Tổng lượng khách du lịch trên địa bàntăng, năm 2010 đạt 250.000 lượt người.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2013 đạt 8.094,6 tỷ đồng (chiếm tới 58,56% của toàn tỉnh), tăng gấp 1,22 lần so với năm 2010 và tăng gấp 1,63 lần so với năm 2009. Doanh thu từ các cơ sở kinh doanh dịch vụ, phục vụ du lịch lưu trú năm 2013 đạt 31 tỷ đồng, đạt 123% kế hoạch (tăng 23% so với năm 2010).
Trên địa bàn thành phố có các di tích lịch sử đã được Nhà nước, tỉnh công nhận, xếp hạng và nhiều điểm di tích danh thắng khác như: thành Nhà Mạc, Đền Hạ, Đền Thượng, chùa An Vinh, Đền Mỏ Than, Đền Cấm, suối Đát, Núi Dùm, Chùa Hang… là những điểm thu hút khách du lịch, tham quan, lễ hội mỗi khi đến Tuyên Quang;
Những năm gần đây thành phố Tuyên Quang được du khách trong và ngoài nước biết đến qua lễ hội đường phố của thành phố Tuyên Quang là một hoạt động văn hóa đặc sắc của nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang, lễ hội mới được hình thành và phát triển, đây là hoạt động văn hóa hoàn toàn xuất phát từ đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Lễ
hội diễn ra vào trung thu, với các hoạt động: làm đèn, hình thu các con vật, các địa danh như Thành nhà Mạc, núi Thổ sơn, Lán Là Nừa...để rước trên các hè phố, bên cạnh đó là hoạt động múa dân gian như đám cưới chuột, múa Lân,... và cả nhảy, múa hiện đại. Hiện nay, đây là hoạt động văn hóa được