4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ T ÀI
3.3.1 Quy trình cấp giấy chứng nhận cho trường học tại thành phố Tuyên Quang
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình cấp giấy chứng nhận
Mục 1.Tiếp nhận hồ sơ:
- Tổchức, cá nhân khi có nhu cầu thì phải lập và nộp hồ sơ tại Bộ phận “một cửa”.
- Bộ phận “một cửa” có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của Tổ chức, cá nhân theo đúng quy định tại Quy trình tiếp nhận và trả kết quả.
Mục 2.Kiểm tra hồ sơ:
Căn cứ Quy định các thủ tục hành chính và trình tự giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai theo cơ chế “1 cửa” tại Sở Tài
nguyên và Môi trường, cán bộ tiếp nhận tiến hành kiểm tra hồ sơ, theo quy định tại Quy trình tiếp nhận và trả kết quả.
Mục 3. Thẩm tra hồ sơ:
- Sau khi nhận hồ sơ từ Bộ phận “một cửa”, Lãnh đạo VPĐK xem xét hồ sơ và phân công cho cán bộ thực hiện.
- Cán bộ được phân công cập nhật hồ sơ vào Sổ theo dõi giải quyết hồ sơ
-Căn cứ Luật Đất đai năm 2003,các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn của Bộ, UBND tỉnh ..., cán bộ được phân công tiến hành xem xét, kiểm tra và thẩm định hồ sơ với các nội dungyêu cầu như sau:
- Kiểm tra mức độ đầy đủ, phù hợp của bộ hồ sơ, - Xác định thời điểm sử dụng đất,
- Xác định tình trạng sử dụng đất: phù hợp hay không phù hợp với quy hoạch hiện hành,
- Xác định nguồn gốc sử dụng đất.
- Kết thúc quá trình thẩm định, cán bộ được phân công ghi kết quả thẩm định vào Đơn xin cấp giấy CNQSDĐ, trình Giámđốc VPĐK ký duyệt.
- Đối với các hồ sơ không đạt yêu cầu, cán bộ được phân công dự thảo văn bản trình Lãnh đạo VPĐK soát xét, ký duyệt, gửi bên nộp hồ sơ thông báo rõ lý do không đủ điều kiện cấp Giấy CNQSDĐ.
Mục 4. LậpTờ trình; viết Giấy CNQSDĐ:
-Đối với các hồ sơ sau khi thẩm định đạt yêu cầu, cán bộ được phân công lập Tờ trình và viết Giấy CNQSDĐ, trình LãnhđạoVPĐK soát xét.
Mục 5.Trình Lãnhđạo:
- Cán bộ được phân công có trách nhiệm cập nhật vào Sổ theo dõi giải quyết hồ sơ, sắp xếp, kiểm tra toàn bộ hồ sơ bao gồm:
2) Tờ trình
3) Giấy CNQSDĐ.
4) Biên bản kiểm tra thực địa(nếu có)
- Trường hợp Tờ trình hoặc giấy CNQSDĐ có sửa đổi, bổ sung theo sự chỉ đạo của Lãnhđạo, Cán bộ được phân công có trách nhiệm chỉnh sửa lại.
- Lãnhđạo VPĐK xem xét và ký vào hồ sơ (Tờ trình, Bản đồ, đơn...) - Trình Sở Tài nguyên và Môi trường ký Giấy chứng nhận đối với trường hợp được ủy quyền, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận đối với trường hợp không được ủy quyền
Mục 5.Trình UBND tỉnh ký Giấy CNQSDĐ:
-Sau khi Giám đốc VPĐK ký hồ sơ, chuyển Văn thư vào sổ, đóng dấu và trình UBND tỉnh xem xét ký duyệt.
-Trường hợp giấy CNQSDĐ có sửa đổi, bổ sung theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh thì chuyên viên uỷ ban có trách nhiệm báo cáo Giám đốc VPĐK, lãnhđạo Sở Tài nguyên và Môi trường để chỉnh sửa theo yêu cầu của UBND tỉnh.
Mục 6. Nhận giấy chứng nhận, vào sổ lưu:
Tổ một cửa có trách nhiệm theo dõi tiếp nhận giấy CNQSDĐ đã ký duyệt của UBND tỉnh chuyển đến.
Mục 7.Giao Giấy CNQSDĐ, lưu hồ sơ:
- Sau khi nhận giấy CNQSDĐ được ký duyệt, Bộ phận một cửa có trách nhiệm:
1) Thông báo cho tổ chức/cá nhân được cấp Giấy CNQSDĐ thực hiện nghĩa vụ tài chính;
2) Bàn giao Giấy CNQSDĐ cho tổ chức/cá nhân được cấp. 3) Bàn giao hồ sơ và Giấy CNQSDĐ(bản lưu) cho VPĐK.
Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) được cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành
của tỉnh, thành phố Tuyên Quang quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện. Kể từ khi thành lập văn phòngđăng ký quyền sử dụng đất theo luật đất đai 2003, tỉnh Tuyên Quang đã có Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 26/11/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quangvà đạt được kết quả khá tích cực; từng bước đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai, tạo điều kiện để các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định. Sau khi thực hiện kiểm kê quỹ đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở nguồn số liệu thực hiện kiểm kê, công tác lập hồ sơ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trường học nói riêng trên địa bàn tiếp tục được triển khai và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Thực hiện Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011 của Thủ Tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch số 02/KH-UBND ngày 12/01/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, đến hết tháng 8/2012 kết quả cấp giấy chứng nhận đối với tổ chức đã cấp được 69.138,19 ha/111.401,88 ha đất cần cấp, đạt 62,06%; đối với hộ gia đình, cá nhânđã cấp được 121.517,33 ha/179.659,09 ha đất cần cấp, đạt 67,64%;
Tại văn bản số 2095/UBND-TNMT ngày 06/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang, Để đảm bảo hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhàở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức, hộgia đình, cá nhân trênđịa bàn tỉnh vào năm 2013 theo chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Rà soát các văn bản quy định, hướng dẫn về cấp giấy chứng nhận trên địa bàn để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế của địa phương.
- Tập trung tổ chức thực hiện và đảm bảo hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận cho 100% trường mầm non, các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp, công ty cổ phần chè trên địa bàn trong năm 2012; chỉ đạo thực hiện việc kê khai đăng ký đối với các xãđo đạc, lập hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai tại huyện điểm Sơn Dương theo tiến độ dự án.
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các cơ quan liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh họp kiểm điểm tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Kế hoạch số 02/KH-UBND ngày 12/01/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh; xây dựng kế hoạch, giải pháp tổ chức thực hiện đảm bảo hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận lần đầu cho tất cả các loại đất trong năm 2013.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và đôn đốc, hướng dẫn các huyện, thành phố trong quá trình tổ chức thực hiện; đồng thời giải quyết kịp thời vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
2.Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
- Tăng cường công tác tuyên truyền để mọi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận thức rõ trách nhiệm, quyền lợi và tự giác tham gia đăng ký, cấp giấy chứng nhận.
- Kiện toàn bộ máy Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc theo chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh về hợp đồng cán bộ để tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Tập trung giải quyết dứt điểm toàn bộ hồ sơ cấp giấy chứng nhận còn tồn đọng (quá thời hạn giải quyết nhưng chưa giải quyết), giấy chứng nhận đã ký nhưng chưa trao cho người sử dụng đất; hoàn thành trong năm 2012.
- Khai thác, sử dụng triệt để bản đồ, sơ đồ, trích đo địa chính đã có phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận.
- Rà soát, thống kê các trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận ở từng xã, phường, thị trấn, đồng thời xác định rõ nguyên nhân tồn đọng, ban hành văn bản cụ thể tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2010- 2015 chỉ rõ, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh là một trong bốn khâu đột phá. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020. Nghị quyết chỉ rõ mục tiêu, muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trước tiên phải hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục mầm non. Cụ thể tỉnh ta phấn đấu đến năm 2015: Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đi nhà trẻ đạt 40%; tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đi mẫu giáo đạt 100%. Đến năm 2020, tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đi nhà trẻ đạt 50%; tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đi mẫu giáo đạt 100%.
Hệ thống trường lớp học mầm non được quan tâm phát triển rộng khắp ở các địa phương. Toàn tỉnh hiện có 148 trường mầm non, trong đó có 19 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Toàn tỉnh có 2.526 nhóm, lớp với 52.280 trẻ mầm non, tỷ lệ huy động ra lớp đạt 61%. Trong đó, nhà trẻ 807 nhóm với 10.976 trẻ đạt 25% số trẻ trong độ tuổi được huy động ra lớp; mẫu giáo 1.719 lớp với 41.304 trẻ đạt 99,5% số trẻ trong độ tuổi được huy động ra lớp. Trẻ mầm non học 2 buổi/ngày đạt trên 95% trên tổng số trẻ được huy động ra lớp.
- Thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn.
Căn cứ vào tình hình thực tế, tỉnh ta đã quyết tâm triển khai phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 vào năm 2013. Để thực hiện mục tiêu trên, ngày 17-6-2012 Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 36-NQ/TU về Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và Quyết định số 743/QĐ-CT ngày 10-7-
2012 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012 - 2013. Cấp uỷ, chính quyền địa phương đã chỉ đạo các cấp, các ngành liên quan rà soát lại các cơ sở giáo dục trên địa bàn, đầu tư xây dựng trường lớp khang trang, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học được đầu tư, mua sắm. Để thực hiện được thì công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trường học là khâu đầu tiên để ngành giáo dục thành phố đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, từng bước đạt chuẩn phổcập giáo dục mầm non.
Bảng 3.8: Tổng hợp số lượng các trường học trên địa bàn thành phố
Tuyên Quang đãđược cấp GCN QSD đất đến hết năm 2012
STT Đối tượng sử dụng Tổng số trường học Tổng số điểm trường Tổng số điểm đã được cấp GCN Tổng điểm còn lại Tỷ lệ đã cấp(%) 11 Mầm non 18 56 56 0 100,00 22 Tiểu học 13 29 14 15 48,27 33 Trung học cơ sở 13 16 9 7 56,25 44 Phổ thông TH 5 5 3 2 60,00 55 Dạy nghề 4 6 5 1 83,33 Tổng 53 112 87 25 77,67
(Nguồn: Văn phòngđăng ký quyền sử dụng đất tỉn Tuyên Quang)
Đến hết năm 2012 trên địa bàn thành phố Tuyên Quang đã cấp được 87/112 điểm sử dụng đất của 53 trường học của các cấp học, đạt tỷ lệ 77,67 % số điểm trường được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong đó tỷ lệ cấp giấy chứng nhận của bậc mầm non là 100%.
Bảng 3.9: Tổng hợp kết quả cấp GCNQSDĐ cho các trường học theo đơn vị hành chính đến hết năm 2012 STT Đơn vị hành chính Tổng số trường học Số điểm trường đã được cấp Diện tích đã được cấp(m2)
1 Phường Tân Quang 3 3 24.051,0
2 Phường Phan Thiết 4 4 25.758,5
3 Phường Minh Xuân 4 4 31.555,5
4 Phường Hưng Thành 5 7 25.698,5
5 Phường Nông Tiến 1 4 3.872,0
6 Phường Tân Hà 3 5 16.815,0 7 Phường Ỷ La 4 6 119.089,0 8 Xã TràngĐà 4 6 21.292,0 9 Xã An Tường 2 4 7.328,0 10 Xã Lưỡng Vượng 4 7 19.724,0 11 Xã An Khang 3 11 28.421,5 12 Xã Thái Long 2 8 13.804,0 13 XãĐội Cấn 3 18 18.354,2 Tổng 42 87 355.763,20
(Nguồn: Văn phòngđăng ký quyền sử dụng đất tỉn Tuyên Quang)
Đến hết năm 2012, trên địa bàn thành phố đã cấp được 87 điểm sử dụng đất của 42 trường học, ở các phương Tân Quang, Hưng Thành, Ỷ La, Tràng Đà, lưỡng Vượng các điểm trường đãđược cấp GCN là 100%.
Bảng 3.10: Các trường hợp chưa được cấp GCNQSDĐ theo đơn vị hành chính đến hết năm 2012 STT Đơn vị hành chính Tổng số trường học Số điểm trường chưa được cấp Diện tích đã cấp(m2)
1 Phường Tân Quang
2 Phường Phan Thiết 1 1 18.309,0
3 Phường Minh Xuân 3 3 32.398,1
4 Phường Hưng Thành
5 Phường Nông Tiến 2 2 19.880,0
6 Phường Tân Hà 2 2 31.914,0 7 Phường Ỷ La 8 Xã Tràng Đà 9 Xã An Tường 2 5 34.558,8 10 Xã Lưỡng Vượng 11 Xã An Khang 1 4 3.225,3 12 Xã Thái Long 2 3 18.603,4 13 XãĐội Cấn 2 5 34.332,5 Tổng 1 5 25 193.221,1
(Nguồn: Văn phòngđăng ký quyền sử dụng đất tỉn Tuyên Quang)
Các trường hợp chưa được cấp GCN là do thực hiện điều chỉnh quy hoạch, chia tách và sát nhập các trường, ranh giới sử dụng đất chưa thống nhất. Các trường hợp này đã được tháo gỡ và được cấp GCNQSDĐ trong năm 2013.
Bảng 3.11: Kết quả cấp giấy chứng nhận cho các Trường học trênđịa
bàn thành phố qua các giai đoạn
Giai đoạn Trước năm 2008 2008-2012
Bậc giáo dục Số điểm được cấp Diện tích(m2) Số điểm được cấp Diện tích(m2) Mầm non 4 9.269,5 52,0 47.535,7 Tiểu học 6 33.394,0 8,0 30.866,0 Trung học cơ sở 8 58.462,0 1,0 10.528,0 Phổ thông TH 1 20.118,0 2,0 29.963,0 Dạy Nghề 3 14.832,0 2,0 100.795,0 Tổng 22 136.075,5 65,0 219.687,7
(Nguồn: Văn phòngđăng ký quyền sử dụng đất tỉn Tuyên Quang)
Trong năm 2012 đã cấp được 36 giấy chứng nhận, trong đó 34 giấy chứng nhận là các điểm trường mầm non, đây là sự tập trung không chỉ của một ngành mà là cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện Nghị quyết số 36- NQ/TU ngày 17/6/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (Khóa XV) về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Năm 2013 cấp 25 GCN trong đó có 15 GCN cho các điểm trường tiểu học, trong 2 năm đã cấp 61/112 điểm trường đã cấp trên địa bàn thành phố, đây là sự chuyển biến rõ nét, thể hiện quyết tâm của tỉnh trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo.
Bảng 3.12: Kết quả cấpGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các
trường học trên địa bàn Thành phố Tuyên Quang phân theo các năm
STT Năm Số trường học Số GCN QSD đất đã cấp (điểm trường) Diện tích đã cấp(m2) 1 2005 4 6 22.941,50 2 2006 8 8 66.793,50 3 2007 7 8 46.340,50 4 2008 6 13 27.355,00 5 2009 4 12 19.316,00