4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ T ÀI
3.5.5.1. Giải pháp về chính sách pháp luật đất đai
- Hoàn thiện vàổn định hệ thống các chính sách quản lý của Nhà nước về đất đai.
- Rà soát để sửa đổi, bổ sung các quy định, quy phạp pháp luật phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Các cấp Uỷ đảng, chính quyền lãnh, chỉ đạo quyết liệt công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng kế hoạch cụ thể và tập trung triển khai thực hiện; thường xuyên nắm tình hình, kết quả thực hiện, kịp thời chỉ đạo giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh.
3.5.5.2. Giảipháp về nguồn nhân lực, kinh phí thực hiện
- Thực hiện rà soát lại lực lượng cán bộ, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, củng cố, tăng cường và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý đất đai.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình sử dụng đất của các trường học, đồng bộ các văn bản về quyền sử dụng đất.
Việc đầu tư kinh phí cần tập trung để thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính gắn với cấp Giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Bố trí đủ kinh phí công tác đo đạc, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính thường xuyên.
- Ban hành hướng dẫn chi tiết, quy trình, thủ tục, thời gian thực hiện kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các chủ sử dụng đất .
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tại các cơ quan quản lý Nhà nước, tại chính quyền địa phương trong công tác quản lý đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Xây dựng các quy chế phối hợp giữa các ngành, đơn vị liên quan, giảm thiểu tối đa các thủ tục hành chính; đảm bảo đúng quy định của pháp luật, thuận tiện cho quản lý và đưa cải cách hành chính thực sự đi vào chiều sâu nhằm rút ngắn thời gian, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ