.Giới thiệu một số bài học kinh nghiệm quản lý môi trƣờng bệnh viện tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý, xử lý chất rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa Nam Định và đề xuất mô hình can thiệp (Trang 26)

tại Việt Nam

Tác động tiêu cực của chất thải y tế nói chung và đặc biệt là chất thải y tế nguy hại nói riêng là rất rõ ràng, đặc biệt là nếu những chất thải nguy hại này không đƣợc quản lý và xử lý đúng quy cách. Trong thực tế quản lý và xử lý chất thải y tế ở Việt Nam, cho thấy mặc dầu đã có nhiều tiến bộ, cố gắng nhƣng chƣa đạt đƣợc nhƣ yêu cầu nhất là những năm trƣớc 1999 khi chƣa có Quy chế quản lý chất thải y tế.

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo quốc gia về xử lý chất thải bệnh viện đƣợc tổ chức ngày 17-7-1998, GS Phạm Song nguyên Bộ trƣởng Y tế, phó trƣởng ban thƣờng trực Ban chỉ đạo Quốc gia về cung cấp nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng đã nói: Chất thải bệnh viện đƣợc xếp vào loại chất thải nguy hiểm vì gây ra bệnh tật nếu ô nhiễm vào nguồn nƣớc và không khí. Với phƣơng châm của ngành y từ muôn đời nay là “ PRIMO NO CERA” nghĩa là “đầu tiên là đừng làm hại” và ngôn ngữ này là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vì vậy bệnh viện cứu đƣợc một ngƣời mà do những yếu tố khách quan và chủ quan lại từ các chất thải của bệnh viện làm nguy hại đến trăm ngƣời là việc không thể chấp nhận đƣợc và xếp vào việc “ cần làm ngay”. Là cán bộ trƣởng thành từ ngành y tế, khi quản lý bệnh viện, bản thân tôi đã quyết tâm xây dựng một lò đốt cho bệnh viện mà tôi là giám đốc từ những năm 1982, nhƣng cũng không thực hiện đƣợc kể cả khi tôi đã là cán bộ quản lý ngành Y tế Việt

27

Nam. Vì vậy khi đƣợc giao công tác cung cấp nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng vào quý 3 năm 1994, cho đến khi tôi bắt đầu hiểu và nắm bắt đƣợc công việc thì ngày 15/8/1996, Ban chỉ đạo quốc gia đã đƣa vào kế hoạch hành động VẤN ĐỀ XỬ LÝ CHẤT THẢI BỆNH VIỆN … ”.

Chính GS Phạm Song là tác giả bài đăng trên báo Nhân Dân 6/1998 với tiêu đề “Đừng để bệnh viện cửa trƣớc chữa bệnh, cửa sau lại gây bệnh”. Những báo cáo khoa học tại các hội nghị toàn quốc năm từ 1996 – 2000 (Hội nghị khoa học Việt Nam – Thuỵ Điển, Hà Nội, Quản lý và xử lý rác đô thị, Bộ Xây dựng, Hà Nội 1996, Hội thảo quốc gia về xử lý chất thải bệnh viện, ban chỉ đạo quốc gia CCNS&VSMT, Hanoi 1998, Hội thảo quản lý chất thải bệnh viện, Bộ KHCN&MT, Hanoi 1998…) với sự tham gia của các chuyên gia quản lý bệnh viện, chuyên gia y tế dự phòng, y học môi trƣờng, quản lý môi trƣờng, xây dựng và quản lý đô thị, các đơn vị dịch vụ vệ sinh môi trƣờng, các báo cáo DTM dự án đầu tƣ xây dựng trạm xử lý chất thải y tế của một số bệnh viện tại Hà Nội, TP HCM, đều cho một nhận xét chung là:

Tác động tới sức khoẻ: Hiện tại chất thải y tế ở VN tác động tới sức khoẻ cộng đồng dân cƣ khu vực gần các cơ sở y tế, nhất là các cơ sở y tế chƣa thực hiện tốt quản lý và xử lý chất thải y tế, những cơ sở y tế bố trí quy hoạch gắn liền kề khu dân cƣ.

Tác động tới môi trƣờng và cảnh quan đô thị: Do nhiều bệnh viện chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải, thu gom và tiêu huỷ chất thải y tế hoặc ở những nơi đã đƣợc đầu tƣ nhƣng thực hiện công tác này chƣa đúng kỹ thuật, nên là một trong những căn nguyên gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc nhất là nguồn nƣớc bề mặt, ô nhiễm môi trƣờng khuôn viên bệnh viện và cộng đồng liền kề, làm tăng các yếu tố nguy cơ lây nhiễm trong rác sinh hoạt của bệnh viện. Nhiều nơi rác bệnh viện tập kết chung với rác sinh hoạt đƣợc tập trung ngoài đƣờng phố, bể thu gom rác bệnh viện hƣ hỏng, không đúng quy cách làm rác

28

bệnh viện phát tán ra môi trƣờng xung quanh, gây ô nhiễm và ảnh hƣởng đến cảnh quan của chính bệnh viện cũng nhƣ cộng đồng.

Thu gom và xử lý chất thải y tế ở Việt Nam đã có nhiều tiến bộ nhƣng hiện vẫn còn những hạn chế. Diễn biến của thu gom và xử lý chất thải y tế ở Việt Nam có thể đƣợc nhìn nhận qua 3 tình trạng theo thời gian.

Trƣớc năm 1993 khi chƣa có luật môi trƣờng.

Chất thải y tế mới chỉ đƣợc quan tâm ở khối bệnh viện nhất là các bệnh viện lớn tuyến trung ƣơng, tuyến tỉnh. Tuy nhiên thu gom và tiêu huỷ chất thải y tế nằm tản mát trong các hoạt động giữ gìn vệ sinh khuôn viên bệnh viện. Chất thải từ bệnh viện chƣa đƣợc phân loại, nếu có phân loại để xử lý riêng thì chỉ trong các trƣờng hợp thật đặc biệt nhƣ một phần cơ quan lớn của cơ thể bị cắt bỏ do phẫu thuật nhƣ chi trên, chi dƣới, mỏm cụt, vv hoặc khối u quá lớn, thai kovac, vv trong các trƣờng hợp nói ở đây thƣờng đƣợc xử lý bằng chôn tại khuôn viên bệnh viện (đối với bệnh viện địa phƣơng) hoặc xử lý formaldehid và thuê hoả táng theo từng đợt (đối với bệnh viện thành phố lớn).

Nhìn chung toàn bộ chất thải y tế tại các bệnh viện đƣợc thu gom chung, không phân loại phần chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế chung cũng nhƣ chất thải khuôn viên của bệnh viện lá cây, hoa quả rụng, rác vv quá trình thu gom trong bệnh viện do nhân viên y tế, nhân viên tạp vụ tại mỗi cơ sở y tế thực hiện. Lƣợng rác này đƣợc hợp đồng với công ty Urenco để hàng ngày gom và chuyển về nơi xử lý chung của địa phƣơng (đối với các thành phố đô thị). Nhiều bệnh viện địa phƣơng, bệnh viện tuyến huyện nơi không có dịch vụ của Urenco thƣờng phải đào hố chôn rác ngay trong khuôn viên bệnh viện, rác tự tiêu huỷ, khi lƣợng rác nhiều thì đốt một cách tự nhiên để giảm thiểu số lƣợng. Một số ít bệnh viện có lò thiêu kiểu cũ nhƣ lò thiêu ở BV Việt Đức trên đƣờng Phủ Doãn có thể đốt đƣợc một số thành phần rác nguy hại nhƣng do công nghệ cũ, lạc hậu, quá trình đốt cháy thải ra nhiều

29

khói màu và mùi khét do vậy chỉ hoạt động vào đêm khuya và bị nhân dân cũng nhƣ dƣ luận hết sức phàn nàn. Cho tới năm 1993, tại Việt Nam chƣa có một lò đốt rác y tế nào theo công nghệ đốt mới đúng quy cách và hoạt động hiệu quả

Hình 1. Rác y tế (túi cạnh xe) đƣợc thu gom lẫn rác thải chung, lò đốt tiêu huỷ rác kiểu cũ tại cơ sở y tế huyện.

Từ năm 1993 – 1999 trƣớc khi có Quy chế quản lý chất thải y tế:

Sau khi Việt nam có Luật môi trƣờng, các tiêu chuẩn môi trƣờng TCVN 1995 ra đời, theo đó công tác quản lý đô thị đƣợc tăng cƣờng và năng cao chất lƣợng. Các thành phố lớn, đô thị lớn đã nhận thức đƣợc áp lực của chất thải rắn sinh hoạt, đã chú ý tới hệ thông thu gom xử lý rác sinh hoạt. Các công ty Urenco của địa phƣơng đã đƣợc đầu tƣ xây dựng bãi chôn lấp, khu xử lý rác, dây chuyền compost, trang bị nhiều phƣơng tiện thu gom vận chuyển rác sinh hoạt. Đến lúc này một vấn đề đặt ra là trong rác sinh hoạt đô thị có lẫn chất thải rắn nguy hại, do vậy xuất hiện một nhu cầu phải tách chất thải rắn nguy hại, thu gom và xử lý riêng trong đó có rác y tế. Thực tế ngành xây dựng và quản lý đô thị lại là ngƣời đi tiên phong trong thu gom và xử lý rác y tế. Năm 1996, với sự tƣ vấn của các nhà cung cấp dịch vụ thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt Skyffab Thuỵ Điển về công nghệ landfild, Skyfab đã kiến nghị công nghệ này có thể giải quyết rất tốt chất thải rắn đô thị song không

30

thích hợp cho xử lý chất thải rắn y tế nguy hại, do vậy đã đặt vấn đề phải tách chất thải rắn y tế nguy hại ra khỏi chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị để xử lý riêng. Tiếp theo hội thảo này, dự án thí điểm đầu tƣ xây dựng lò đốt chất thải y tế cho viện Lao và bệnh phổi Trung ƣơng tại Hà Nội đƣợc Viện và Công ty VCC Bộ xây dựng lập báo cáo khả thi dự án. Kết quả là 10/1998 dự án đã đƣợc phê duyệt và Viện Lao & Bệnh phổi TW đã đƣợc Công ty Vamed Ltd của Aó hỗ trợ một phần kinh phí mua thiết bị, hỗ trợ đào tạo vận hành thiết bị và là cơ sở y tế đầu tiên ở Việt Nam đã thực hành thu gom, phân loại và tiêu huỷ chất thải rắn bệnh viện theo quy trình tiên tiến, lò đốt rác y tế Hoval MZ-2 của viện Lao đã đi vào hoạt động từ 12/1998. Cũng trong thời gian này, Urenco Hà Nội đã lập Dự án đầu tƣ xây dựng xí nghiệp xử lý rác y tế nguy hại kiểu tập trung cho khu vực Hà Nội, Urenco đã cử cán bộ tham quan và khảo sát các mô hình hoạt động trong lĩnh vực này tại Singapore. Kết quả là dự án đã đƣợc phê duyệt và Urenco Hà Nội là đơn vị đầu tiên có xí nghiệp tiêu huỷ chất thải rắn y tế nguy hại theo hƣớng chuyên môn hoá dịch vụ, lò đốt Del monego 200 có công xuất tiêu huỷ rác liên tục 200 kg/giờ. Bằng các nguồn vốn tự huy động. Đứng trƣớc vấn đề bức xúc của việc quản lý xử lý chất thải y tế, Tổ chức WHO đã hỗ trợ Bộ y tế Việt Nam tăng cƣờng các hoạt động quản lý và xử chất thải y tế. Dự án đã điều tra sơ bộ thực trạng chất thải rắn y tế, tình trạng thu gom và xử lý ở nhiều bệnh viện trong cả nƣớc, trao đổi kinh nghiệm với các nƣớc ASEAN, tìm hiểu mô hình quản lý và xử lý chất thải rắn y tế. Kết quả hoạt động này đã ban hành đƣợc Quy chế Quản lý chất thải bệnh viên có hiệu lực từ 8/1999.

Giai đoạn từ năm 1999

Quy chế quản lý chất thải y tế kèm theo quyết định của Bộ trƣởng Y tế số 2575/1999/QĐ-BYT ngày 27/8/1999 và đƣợc soát xét ban hành lại Quy chế mới năm 2007 kèm theo Quyết định 43 của Bộ trƣởng Bộ Y tế. Quy chế đƣa ra những quy định chung, phân loại và xác định chất thải y tế, quy trình

31

thu gom và lƣu giữ chất thải rắn tại cơ sở y tế, vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại ra ngoài cơ sở y tế, mô hình- công nghệ - phƣơng pháp xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn y tế, xử lý nƣớc thải và chất thải khí, tổ chức thực hiện. Từ khi có quy chế quản lý chất thải y tế, ngành y tế đã có nhiều hoạt động tăng cƣờng công tác thực hành trong quản lý và xử lý chất thải bệnh viện, chất thải từ các cơ sở y tế. Các hoạt động chủ yếu tập trung ở các bệnh viện do bộ y tế quản lý và tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện. Các chƣơng trình hoạt động có tác động phối hợp là việc ban hành quy chế bệnh viện, quy chế thành lập và hoạt động khoa chống nhiễm khuẩn bệnh viện. Phần lớn các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và trung ƣơng đã thành lập khoa chống nhiễm khuẩn bệnh viện trong đó nhiệm vụ và chức năng giúp giám đốc bệnh viện điều hành công tác vệ sinh bệnh viện, quản lý xử lý chất thải và công tác khử khuẩn diệt khuẩn. Thu gom và xử lý chất thải rắn đã đƣợc đƣa vào quy trình hoạt động của bệnh viện, chất thải rắn y tế đƣợc quản lý thu gom phân loại để xử lý liên tục ngay từ nguồn phát sinh cho tới nơi tiêu huỷ.

Giai đoạn từ năm 2010

Cục Quản lý môi trƣờng y tế Bộ Y tế đƣợc thành lập (Ban hành kèm theo Quyết định số 1278/BYT ngày 20/4/2010 của Bộ trƣởng Bộ Y tế) và chính thức đi vào hoạt động. Đây là cơ quan đƣợc tách từ Cục Y tế dự phòng và môi trƣờng theo nghị dịnh 22/2010 của Chính phủ sửa đổi chức năng, cơ cấu của Bộ Y tế, có nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về vệ sinh môi trƣờng ngành y tế. Đây cũng là lần đầu tiên Bộ Y tế có cơ quan quản lý chuyên trách về môi trƣờng. Chức năngCục Quản lý môi trƣờng y tế là tổ chức thuộc Bộ Y tế có chức năng tham mƣu giúp Bộ trƣởng Bộ Y tế tổ chức, triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Bộ Y tế liên quan đến môi trƣờng bao gồm: bảo vệ môi trƣờng đối với các cơ sở y tế, bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động mai táng; sức khỏe môi trƣờng; vệ sinh và sức khỏe lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp và tai nạn thƣơng tích, phòng chống các yếu tố ảnh hƣởng tới sức khỏe do biến

32

đổi khí hậu; quản lý hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn, diệt côn trùng dùng trong gia dụng và y tế và các nhiệm vụ khác liên quan đến môi trƣờng theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ, quyền hạn

Chủ trì xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trƣờng trong ngành y tế, lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trƣờng vào chiến lƣợc, chƣơng trình, quy hoạch, kế hoạch hoạt động của ngành y tế, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi đƣợc phê duyệt Xây dựng dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động bảo vệ môi trƣờng đối với các cơ sở y tế; xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng y tế, chất lƣợng môi trƣờng y tế và bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động mai táng; vệ sinh nƣớc sử dụng trong ăn uống và sinh hoạt, sức khỏe môi trƣờng, vệ sinh và sức khỏe lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp và tai nạn thƣơng tích, phòng chống các yếu tố ảnh hƣởng tới sức khỏe do biến đổi khí hậu; quản lý hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn, diệt côn trùng dùng trong gia dụng và y tế; kiến nghị các biện pháp áp dụng có hiệu quả các tiêu chuẩn môi trƣờng trong hoạt động của ngành y tế theo quy định của pháp luật.

Tuyên truyền, giáo dục pháp luật và các điều ƣớc quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động của ngành y tế. Tổ chức, hƣớng dẫn, triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

Chỉ đạo, hƣớng dẫn, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ: lập và thẩm định báo cáo đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc; hƣớng dẫn, tổ chức thực hiện quan trắc môi trƣờng y tế.

Tổ chức, đánh giá tác động của các dự án của Bộ Y tế đối với môi trƣờng, cảnh báo môi trƣờng của các hoạt động trong lĩnh vực y tế; quản lý và kiểm soát chất thải y tế; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trƣờng; khắc phục ô

33

nhiễm môi trƣờng y tế, phục hồi môi trƣờng y tế; đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững trong lĩnh vực y tế;

Tổ chức đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, của môi trƣờng và của các chất gây ô nhiễm môi trƣờng, dioxin đối với sức khỏe. Chủ trì, hƣớng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện và nghiệm thu, đánh giá các chƣơng trình, dự án, đề tài, nhiệm vụ khoa học, công nghệ về bảo vệ môi trƣờng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

Chủ trì, hƣớng dẫn tổ chức triển khai thực hiện công tác vệ sin môi trƣờng cộng đồng, giám sát chất lƣợng nƣớc dùng cho ăn uống, sinh hoạt; hƣớng dẫn và giám sát tiêu chuẩn, quy chuẩn thuật về vệ sinh các công trình vệ sinh hộ gia đình; hƣớng dẫn và giám sát công tác bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động mai táng; kiểm tra, giám sát sức khỏe môi trƣờng, vệ sinh và sức

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý, xử lý chất rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa Nam Định và đề xuất mô hình can thiệp (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)