Thảo luận về kết quả, phương pháp và phần mềm hỗ trợ đánh giá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp. Áp dụng thí điểm cho một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng (FULL TEXT) (Trang 127)

V. Cấu trúc của luận án

3.4.Thảo luận về kết quả, phương pháp và phần mềm hỗ trợ đánh giá

3.4.1. Thảo luận kết quả tính toán chỉ số tình trạng dễ bị tổn thương

Việc tính toán chỉ số tình trạng dễ bị tổn thương cho cấp tỉnh/thành phố và cấp cộng đồng (cấp xã) sử dụng phần mềm hỗ trợ CVASS là tương tự như nhau, tuy nhiên do tại cấp cộng đồng, bên cạnh việc sử dụng phần mềm hỗ trợ CVASS thì việc đánh giá c n thông qua việc thảo luận với nhóm đối tác và người dân vì vậy trong phần thảo luận kết quả tính toán chỉ số tình trạng dễ bị tổn thương sẽ chỉ tập trung tại cấp cộng đồng (cấp xã).

Kết quả đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương cấp cộng đồng thông qua các thảo luận với người dân cho thấy các xã vùng ven biển có mức độ dễ bị tổn thương cao hơn so với các xã vùng nội địa. Do các kết quả đánh giá này chỉ dựa trên các thảo luận với nhóm đối tác và người dân vì vậy kết quả vẫn mang tính định tính. Để kiểm chứng kết quả đánh giá này cần so sánh với kết quả tính toán chỉ số tình trạng dễ bị tổn thương thông qua phần mềm hỗ trợ CVASS.

Tổng hợp kết quả tính toán từ Bảng 3.19: Kết quả tính toán chỉ số mức độ tiếp xúc cấp xã (E), Bảng 3.20: Kết quả tính toán chỉ số độ nhạy cảm cấp xã (S), Bảng 3.21: Kết quả tính toán chỉ số khả năng thích ứng cấp xã (AC) và Bảng 3.22: Kết quả tính toán chỉ số tình trạng dễ bị tổn thương cấp xã (CVI), có được Bảng tổng hợp tính toán chỉ số E, S, AC và CVI trong hiện tại và năm 2030 như sau:

Bảng 3.23: Bảng tổng hợp tính toán chỉ số E, S, AC và CVI cấp xã trong hiện tại

Vùng/địa phương Thời điểm đánh giá Hiện tại

E Mức độ S Mức độ AC Mức độ CVI Mức độ Tân Trào 0,700 1 0,432 5 0,535 6 0,533 1 Giao Lạc 0,322 3 0,754 1 0,627 4 0,483 2 Giao Xuân 0,322 3 0,616 2 0,635 3 0,435 3 Tiền Tiến 0,256 4 0,604 3 0,697 1 0,388 5 Phượng Hoàng 0,256 4 0,583 4 0,684 2 0,385 6 Liên Sơn 0,493 2 0,251 6 0,536 5 0,403 4

Bảng 3.24: Bảng tổng hợp tính toán chỉ số E, S, AC và CVI cấp xã năm 2030

Vùng/địa phương Thời điểm đánh giá năm 2030

E Mức độ S Mức độ AC Mức độ CVI Mức độ Tân Trào 0,697 1 0,389 5 0,410 5 0,558 1 Giao Lạc 0,384 4 0,687 1 0,574 2 0,499 3 Giao Xuân 0,384 4 0,560 4 0,506 3 0,479 5 Tiền Tiến 0,399 3 0,633 2 0,584 1 0,483 4 Phượng Hoàng 0,399 3 0,612 3 0,409 6 0,534 2 Liên Sơn 0,493 2 0,222 6 0,439 4 0,425 6

Từ Bảng 3.23 và Bảng 3.24 ở trên cho thấy giá trị của các chỉ số đảm bảo nguyên tắc: (i) theo khái niệm tình trạng dễ bị tổn thương của IPCC, (ii) Các chỉ số được tính toán cho giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1.

3.4.1.1. Kế q ả í h o c c chỉ số h h phầ

Kết quả tính toán chỉ số mức độ tiếp xúc (E) cho thấy mức độ tiếp xúc với các hiện tượng thời tiết cực đoan, các yếu tố khí tượng thủy văn cũng như mực nước biển dâng của các xã nghiên cứu thí điểm thể hiện rõ rệt sự khác biệt về chỉ số mức độ tiếp xúc giữa các xã vùng ven biển và các xã vùng nội địa. Các xã vùng ven biển có chỉ số mức độ tiếp xúc lần lượt như sau: xã Tân Trào (Hải Phòng) là 0,700 tại hiện tại và 0,697 vào năm 2030 và đạt mức độ 1 (mức độ tiếp xúc cao nhất), xã Giao Lạc và Giao Xuân (Nam Định) đều là 0,322 tại hiện tại và 0,384 vào năm 2030 đạt mức độ 3. Các xã vùng nội địa là Tiền Tiến và Phượng Hoàng (Hải Dương) có chỉ số mức độ tiếp xúc là 0,256 tại hiện tại và 0,399 vào năm 2030 và đạt mức độ 4 (mức độ thấp nhất). Đặc biệt có xã Liên Sơn (Hà Nam) tuy nằm trong vùng nội địa những lại có chỉ số mức độ tiếp xúc khá cao với giá trị 0,493 cả trong hiện tại và năm 2030 đạt mức độ 2. Về tổng thể thứ tự về Mức độ tiếp xúc của xã nghiên cứu thí điểm có chỉ số tại hiện tại và tương lai không thay đổi và có xu thế tăng lên trong tương lai, điều này chứng tỏ rằng tác động của biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng cả về cường độ lẫn tần suất của các hiện tượng thời tiết cực đoan trong tương lai.

Kết quả tính toán chỉ số về mức độ nhạy cảm (S) trong hiện tại ở Bảng 3.23 có mức độ cụ thể như sau: xã Giao Lạc và Giao Xuân (Nam Định) là 0,754 và 0,616 đạt mức độ 1 và 2 (Mức độ nhạy cảm cao nhất), xã Tiền Tiến và Phượng Hoàng (Hải Dương) là 0,604 và 0,583 đạt mức độ 3 và 4, xã Tân Trào (Hải Phòng) là 0,432 đạt mức độ 5 và thấp nhất là xã Liên Sơn (Hà Nam) với chỉ số về độ nhạy cảm là 0,0251 đạt mức độ 6 (Mức độ nhạy cảm thấp nhất). Các chỉ số này thể hiện rất rõ sự tác động của từng yếu tố thành phần của độ nhạy cảm đối với mức độ của chỉ số về độ nhạy cảm. Xem xét nguồn số liệu đầu vào để tính toán chỉ số độ nhạy cảm rất dễ dàng nhận thấy có sự khác biệt giữa một số chỉ tiêu yếu tố tố thành phần và điều này dẫn đến mức độ về độ nhạy cảm của các xã. Điển hình về chỉ tiêu diện tích đất sử dụng cho trồng trọt (S11) hiện tại của xã Giao Lạc là 468ha và của xã Liên Sơn chỉ có 153,4ha; chỉ tiêu về tổng số hộ nghèo (S32) hiện tại của xã Giao Lạc là 351 hộ và của xã Liên Sơn là 105 hộ; chỉ tiêu về đất trồng trọt bị ảnh hưởng do bão (S41) và do hạn hán (S42) của xã Giao Lạc là 46,8ha và 51,48ha và của xã Liên Sơn là 15,34ha và 7,7ha tương ứng. Các chỉ tiêu điển hình này cho thấy ví dụ như xã có

diện tích sử dụng đất cho trồng trọt càng lớn nghĩa là nhu cầu sử dụng nước càng lớn và làm tăng tính nhạy cảm khi xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan cũng như nhạy cảm với sự thay đổi các biến thời tiết; hay xã có số hộ nghèo càng lớn thì càng làm gia tăng yếu tố nhạy cảm do hộ nghèo là những hộ không có khả năng và nguồn lực ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, chỉ số độ nhạy cảm trong tương lai ở Bảng 3.24 lại có sự thay đổi về thứ tự mức độ đặc biệt là xã Giao Xuân, mức độ nhạy cảm hiện tại của xã đạt mức độ 2, tuy nhiên vào năm 2030 lại đạt mức độ 4, tức là đang từ mức độ nhạy cảm với thiên tai và biến đổi khí hậu rất cao trong hiện tại và giảm xuống trong tương lai. Điều này được thể hiện qua các chỉ tiêu thành phần đặc trưng như diện tích đất trồng trọt được tưới, số hộ nghèo, tỷ lệ dân số làm nông nghiệp... Theo quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2030 của xã Giao Xuân, đất sử dụng cho trồng trọt sẽ giảm 20%, số hộ nghèo sẽ giảm từ 338 hộ xuống còn 233 hộ và tỷ lệ số hộ làm nông nghiệp giảm từ 70% xuống còn 50%. Các chỉ tiêu này giảm đáng kể trong tương lai dẫn đến mức độ về chỉ số độ nhạy cảm của xã Giao Xuân cũng giảm đáng kể.

Kết quả tính toán chỉ số khả năng thích ứng (AC) cho thấy mức độ thích ứng cũng có sự thay đổi trong hiện tại và vào năm 2030 đối với các số xã nghiên cứu thí điểm. Mức độ của khả năng thích ứng hiện tại ở Bảng 3.23 cụ thể đối với các xã từ cao xuống thấp như sau, xã Tiền Tiến là 0,697, Phượng Hoàng là 0,684, Giao Xuân là 0,635, Giao Lạc là 0,627, Liên Sơn là 0,536 và Tân Trào là 0,535. Theo tính toán, về tổng thể tất cả các xã nghiên cứu thí điểm có chỉ số khả năng thích ứng trong tương lai đều thấp hơn so với hiện tại, tuy nhiên vào năm 2030, thứ tự mức độ khả năng thích ứng ở Bảng 3.24 có sự thay đổi tại hầu hết các xã ngoại trừ xã Tiền Tiến vẫn có giá trị về khả năng thích ứng là cao nhất. Thứ tự về mức độ khả năng thích vào năm 2030 thay đổi cụ thể từ cao xuống thấp như sau: xã Tiền Tiến là 0,584, Giao Lạc là 0,574, Giao Xuân là 0,506, Liên Sơn là 0,439, Tân Trào là 0,410 và Phượng Hoàng là 0,409. Sự thay đổi này được thể hiện qua sự thay đổi của các chỉ tiêu thành phần của khả năng thích ứng trong tương lai, điển hình như chỉ tiêu Hệ thống tưới tiêu được cứng hóa (AC11) của xã Tân Trào năm 2030 là 50% trong khi của các xã Giao Lạc, Phượng Hoàng, Liên Sơn là 85%, 55% và 54% tương ứng; hay chỉ tiêu đường giao thông nội đồng được cứng hóa (AC12) của xã Tân Trào năm 2030 là 20% trong khi của xã Giao Lạc, Phượng Hoàng, Liên Sơn là 79,3%, 55% và 42,77% tương ứng.

3.4.1.2. Kế q ả í h o c c chỉ số ì h ạ g dễ bị ổ h ơ g

Từ kết quả tính toán chỉ số tình trạng dễ bị tổn thương (CVI) ở hiện tại trong Bảng 3.23 cho thấy chỉ số tình trạng dễ bị tổn thương hiện tại của các xã cùng ven biển như sau: xã Tân Trào (Hải Phòng) là 0,533 đạt mức độ 1, tức là dễ bị tổn thương nhất, xã Giao Lạc và Giao Xuân (Nam Định) là 0,483 và 0,435 đạt mức độ 2 và 3. Trong khi đó chỉ số tình trạng dễ bị tổn thương của các xã vùng nội địa như sau: xã Liên Sơn (Hà Nam) và xã Tiền Tiến (Hải Dương) là 0,403 và 0,388 đạt mức độ 4 và 5, và cuối cùng xã có mức độ tổn thương thấp nhấp là Phượng Hoàng với chỉ số tình trạng dễ bị tổn thương là 0,388 đạt mức độ 6. Từ các kết quả tính toán này cho thấy các xã vùng ven biển đạt mức độ tổn thương cao hơn so với các xã trong vùng nội địa. Các kết quả này phù hợp với kết quả đánh giá thông qua thảo luận với nhóm đối tác và người dân. Tuy nhiên, từ Bảng 3.24 cho thấy chỉ số tình trạng dễ bị tổn thương trong tương lai (năm 2030) có sự thay đổi mức độ tổn thương giữa các xã, cụ thể trong tương lai xã Phượng Hoàng là xã vùng nội địa lại có chỉ số tình trạng dễ bị tổn thương là 0,3402 đạt mức độ tổn thương thứ 2 chỉ sau xã Tân Trào (Hải Phòng) và chỉ số tình trạng dễ bị tổn thương của xã Giao Xuân là xã vùng ven biển là 0,479 đạt mức độ 5 là mức độ dễ bị tổn thương gần như là thấp nhất chỉ sau xã Liên Sơn (Hà Nam). Điều này đã chứng minh được rằng chỉ số tình trạng dễ bị tổn thương phụ thuộc chặt chẽ vào các chỉ số phụ mức độ tiếp xúc (E), độ nhạy cảm (S) và khả năng thích ứng (AC). Một xã có mức độ tiếp xúc thấp và khả năng thích ứng cao thì khả năng dễ bị tổn thương là thấp và ngược lại nếu rủi ro cao và năng lực thích ứng là thấp thì khả năng dễ bị tổn thương sẽ cao, ví dụ như kết quả tính toán ở trên, mặc dù là xã thuộc vùng nội địa tuy nhiên do mức độ tiếp xúc với biến đổi khí hậu và các hiện thời tiết cực đoan cao cùng với khả năng thích ứng thấp vì vậy xã Phượng Hoàng (Hải Dương) vẫn có chỉ số tình trạng dễ bị tổn thương rất cao, mức độ 2, hoặc ngược lại xã Giao Lạc là xã thuộc vùng ven biển có chỉ số về mức độ nhạy cảm khá cao tuy nhiên lại có khả năng thích ứng cao vì vậy mức độ tổn thương của xã Giao Lạc tương đối thấp, đạt mức độ 3 trong số 6 xã nghiên cứu thí điểm.

Theo như kết quả tính toán, giá trị của các chỉ số tình trạng dễ bị tổn thương cấp tỉnh cũng như cấp xã đều nằm trong khoảng từ 0-1 và có độ dao động khá rõ rệt, và trong module hiển thị của phần mềm hỗ trợ đánh giá CVASS dựa trên các giá trị này và kết quả được thể hiện rất rõ nét trên bản đồ, biểu đồ tình trạng dễ bị tổn thương, ví dụ như ở chỉ số tình trạng dễ bị tổn thương cấp tỉnh thì tỉnh Nam Định có chỉ số CVI hiện tại cao nhất là 0,555 và tỉnh có chỉ số CVI thấp nhất là tỉnh Hải

Dương là 0,377, tương tự như vậy tại cấp xã thì xã có chỉ số CVI hiện tại cao nhất là xã Tân Trào (0,533) và xã có chỉ số CVI thấp nhất là xã Phượng Hoàng (0,385).

Do chỉ số CVI dao động trong khoảng từ 0-1 nên có thể phân loại mức độ tổn thương theo 4 mức như sau:

- 0 < CVI < 0,3 : Tổn thương nhẹ; - 0,3 < CVI < 0,5 : Tổn thương;

- 0,5 < CVI < 0,7 : Tổn thương nặng; và - 0,7 < CVI < 1 : Tổn thương nghiêm trọng.

Như vậy, căn cứ theo các mức độ trên, mức độ tình trạng dễ bị tổn thương của các tỉnh/xã nghiên cứu thí điểm được thể hiện như trong bảng sau:

Bảng 3.25: Bảng tổng hợp mức độ tổn thương cấp tỉnh/TP

Vùng/địa phương

Thời điểm đánh giá

Hiện tại Năm 2030

CVI Mức độ CVI Mức độ

Nam Định 0,555 Tổn thương nặng 0,517 Tổn thương nặng Hải Phòng 0,516 Tổn thương nặng 0,554 Tổn thương nặng Hà Nam 0,411 Tổn thương 0,424 Tổn thương Hải Dương 0,377 Tổn thương 0,466 Tổn thương

Bảng 3.26: Bảng tổng hợp mức độ tổn thương cấp xã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vùng/địa phương

Thời điểm đánh giá

Hiện tại Năm 2030

CVI Mức độ CVI Mức độ

Tân Trào 0,533 Tổn thương nặng 0,558 Tổn thương nặng Giao Lạc 0,483 Tổn thương 0,499 Tổn thương Giao Xuân 0,435 Tổn thương 0,479 Tổn thương Tiền Tiến 0,388 Tổn thương 0,483 Tổn thương Phượng Hoàng 0,385 Tổn thương 0,534 Tổn thương nặng Liên Sơn 0,403 Tổn thương 0,425 Tổn thương

3.4.2. Thảo luận kết quả xây dựng bản đồ, biểu đồ tình trạng dễ bị tổn thương

Kết quả xây dựng bản đồ và biểu đồ tình trạng dễ bị tổn thương thể hiện rất rõ điều kiện thực tế biến đổi khí hậu tại địa phương, ví dụ như từ bản đồ và biểu đồ được xây dựng có thể nhận thấy rõ ràng các tỉnh ven biển (Nam Định và Hải Phòng) sẽ chịu tác động của biến đổi khí hậu nặng nề hơn so với các tỉnh trong nội địa (Hà Nam và Hải Dương).

Kết quả xây dựng các bản đồ và biểu đồ thành phần của tình trạng dễ bị tổn thương cho thấy kết quả xây dựng chỉ số dễ bị tổn thương đã đảm bảo tuân theo khái niệm của IPCC tức là tình trạng dễ bị tổn thương phụ thuộc vào cả 3 yếu tố là mức độ tiếp xúc, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng. Từ đó có thể nhận thấy rằng có thể một tỉnh ven biển chịu tác động/độ nhạy cảm của biến đổi khí hậu lớn nhưng khả năng thích ứng cao thì tình trạng dễ bị tổn thương của tỉnh đó sẽ thấp hơn so với một tỉnh nội địa có tác động/độ nhạy cảm thấp và khả năng thích ứng thấp.

Kết quả mang tính trực quan cao và là cơ sở so sánh mức độ tổn thương giữa các tỉnh thành phố hoặc giữa các xã được đánh giá. Từ đó có thể xác định được tỉnh/thành phố nào, xã nào dễ bị tổn thương nhất do thiên tai và biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó từ các bản đồ thành phần cũng có thể xác định được tỉnh/thành phố nào hay xã nào có mức độ tiếp xúc với các hiện tượng thời tiết cực đoan cao nhất hay có mức khả năng thích ứng thấp nhất để có được các biện pháp ứng phó phù hợp nhất.

Căn cứ vào đó bản đồ, biểu đồ tình trạng dễ bị tổn thương, các nhà hoạch định chính sách có thể đề xuất các biện pháp thích ứng và giảm thiểu cũng như lập kế hoạch, chiến lược, định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp cũng như kinh tế - xã hội nhằm giảm thiểu tác động cũng như mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu.

3.4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng phương pháp đề xuất và phần mềm CVASS

Phương pháp và phần mềm hỗ trợ đánh giá sau khi được xây dựng đã được áp dụng vào thực tế để tính toán và đánh giá thí điểm cho một số tỉnh/xã vùng đồng bằng sông Hồng. Đối tượng sử dụng thí điểm bao gồm: (i) Nhóm nghiên cứu và nhóm đối tác cùng cộng đồng địa phương là đối tượng trực tiếp được sử dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp. Áp dụng thí điểm cho một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng (FULL TEXT) (Trang 127)