Quy trình và nội dung của phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương đố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp. Áp dụng thí điểm cho một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng (FULL TEXT) (Trang 64)

V. Cấu trúc của luận án

2.2.Quy trình và nội dung của phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương đố

thương đối với nhu cầu nước phục vụ trồng trọt

2.2.1. Bước 1: Chuẩn bị

2.2.1.1. Th h p i iệ hứ cấp

Các tài liệu thứ cấp cần được thu thập bao gồm:

- Thu thập nền thông tin cơ bản của vùng nghiên cứu về vùng nghiên cứu; - Các tài liệu liên quan đến sản xuất nông nghiệp, quy hoạch nông nghiệp, quy

hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng nghiên cứu và quản lý rủi ro thiên tai; - Các số liệu khí tượng thủy văn và số liệu thống kê về thiên tai và các thiệt

hại;

- Các kịch bản BĐKH và NBD cập nhật;

- Các nghiên cứu liên quan đến biến đổi khí hậu và các tác động tại vùng nghiên cứu;

- Các dự án, chương trình phát triển quan trọng đã/đang/sẽ thực hiện trên địa bàn vùng, đặc biệt là các dự án bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và BĐKH;

- Các tài liệu khác.

2.2.1.2. X c đị h phạm vi đ h gi

Xác định phạm vi đánh giá là điều quan trọng cho một chu trình đánh giá, việc xác định phạm vi đánh giá là xác định số lượng mẫu phục vụ cho việc đánh giá. Do tính chất tác động của biến đổi khí hậu là trải dài trên một phạm vi không gian rộng do đó có thể phân chia phạm vi đánh giá theo 2 vùng: (i) vùng chịu tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng và (ii) vùng chịu tác động của biến đổi khí hậu và không có nước biển dâng. Việc chọn mẫu phải đảm bảo các tiêu chí như sau:

- Tính đại diện: Có đặc trưng về sản xuất nông nghiệp và chịu tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng;

- Tính thích hợp: Mẫu phải theo đúng đối tượng đã định ra;

- Tính thuận tiện: Thuận tiện cho việc đánh giá, kiểm tra thông tin;

- Số lượng mẫu 3 mẫu (Theo yêu cầu về số mẫu tối thiểu trong xác suất thống kê).

Bên cạnh đó các mẫu được chọn nên đảm bảo các tiêu chí vùng bị tổn thương như sau:

- Sự bền vững và khả năng đảo ngược của tác động;

- Khả năng có thể xảy ra (ước tính mức độ không chắc chắn) của các tác động, tình trạng dễ bị tổn thương và mức độ tin cậy (xác suất đúng) của các dự báo; - Khả năng thích ứng;

- Sự phân bố các tác động và mức độ dễ bị tổn thương; - Tầm quan trọng của các hệ thống bị rủi ro.

2.2.1.3. Lựa chọ kịch bả biế đổi khí h v ớc biể dâ g

Các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam đã được xây dựng theo các kịch bản phát thải khí nhà kính khác nhau là: thấp (B1), trung bình (B2) và cao (A2, A1FI). Tuy nhiên, các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng ứng với các kịch bản phát thải khí nhà kính ở cận trên hoặc cận dưới đều có mức độ tin cậy thấp hơn so với kịch bản ở mức trung bình. Do đó, kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng được lựa chọn sử dụng trong phương pháp cũng như được sử dụng cho đánh giá thí điểm là: Kịch bản phát thải trung bình (B2).

2.2.1.4. S g ọc c độ g chí h do biế đổi khí h

Sàng lọc các tác động của biến đổi khí hậu tại vùng nghiên cứu là bước quan trọng nhằm xác định sơ bộ các tác động của biến đổi khí hậu của vùng thí điểm trước khi triển khai đánh giá thực địa. Việc sàng lọc này dựa trên việc nghiên cứu các tài liệu thứ cấp đã thu được cũng như dựa trên việc thảo luận của nhóm đánh giá và sự góp ý của các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan. Các tác động thông qua việc sàng lọc sẽ là cơ sở cho nhóm đi đánh giá dựa vào đó để có các điều tra khảo sát chi tiết, thu thập các thông tin sâu hơn tại thực tế.

Các tác động được sàng lọc cũng như đối tượng/lĩnh vực chịu các tác động này có thể bao gồm như sau:

Bảng 2.1: Sàng lọc các yếu tố tác động chính

Yếu tố tác động chính Đối tượng/Lĩnh vực

- Lượng mưa - Nguồn nước

- Nhiệt độ - Nhu cầu nước

- Bão - Năng suất cây trồng/thủy sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lũ - Đất đai

- Hạn hán - Năng suất lúa

- Ngập lụt - Cơ cấu cây trồng

- Xâm nhập mặn - Sinh kế

- Nước biển dâng - Xã hội – Môi trường

2.2.2. Bước 2: Đánh giá thực địa

Nội dung của Đánh giá thực địa bao gồm: (i) Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương ở cấp cộng đồng; và (ii) Thu thập số liệu để xác định các yếu tố dễ bị tổn thương.

Trong Phần này, Luận án sẽ trình bày chi tiết quy trình đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương ở cấp cộng đồng, trình tự đánh giá cũng như yêu cầu kết quả. Do kết

quả của việc thu thập số liệu nhằm xác định các yếu tố tình trạng dễ bị tổn thương và sẽ là đầu vào cho việc tính toán chỉ số và xây dựng bản đồ tình trạng dễ bị tổn thương nên sẽ được trình bày chi tiết trong phần xây dựng phần mềm hỗ trợ đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương.

2.2.2.1. Giai đoạ ch ẩ bị đ h gi

Để chuẩn bị cho công tác đánh giá, cần thực hiện các công việc sau:

Xây dự g đề c ơ g đ h gi : là việc làm rất cần thiết và quan trọng đối với tất cả các nghiên cứu cũng như đánh giá. Việc xây dựng đề cương có thể được gọi là bản mô tả công việc, kế hoạch, thời gian cũng như kinh phí cho việc đánh giá. Đề cương đánh giá thuộc loại đề cương chi tiết do đó trước khi thực hiện khảo sát đánh giá thực địa, nhóm thực hiện đánh giá phải họp bàn xây dựng được đề cương đánh giá. Đề cương đánh giá phải thể hiện được một cách chi tiết về mục tiêu và nội dung đánh giá, tài liệu cần thu thập, sự phối hợp tại địa phương, thời gian và kinh phí;

Lựa chọn kịch bản biế đổi khí h u: Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho vùng nghiên cứu được trích ra trong kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2011;

X c định phạm vi đ h gi : (i) Xác định phạm vi đánh giá là điều quan trọng trong công tác chuẩn bị. Xác định được phạm vị đánh giá, sẽ xác định được những công việc cần chuẩn bị như bảng biểu số liệu cần thu thập, bản đồ, công tác tổ chức đánh giá.vv. (ii) Xác định không gian địa lý cần đánh giá: Để lập kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu theo không gian thì khi đánh giá nên theo phạm vi hành chính và đơn vị nhỏ nhất là một tỉnh và khi đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương dựa vào cộng đồng thì đơn vị nhỏ nhất là một xã;

Chuẩn bị nội dung, bảng biểu và công cụ thu th p số liệu: Nội dung công việc, tiến độ thực hiện cũng như các Bảng biểu sử dụng cho việc thu thập số liệu phải được chuẩn bị trước khi tiến hành khảo sát điều tra đánh giá;

Chuẩn bị công cụ cho khảo s đ h gi h h p số liệu cấp cộ g đồng: Các công cụ cho việc khảo sát đánh giá thu thập số liệu bao gồm các công cụ đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA) và ứng với từng loại để chuẩn bị công cụ cho phù hợp.

2.2.2.2. T ì h ự đ h gi ở cấp cộ g đồ g

Gồm các hoạt động sau:

Hoạ động 1: Làm việc với địa ph ơ g (Tỉnh, huyện, xã )

Nhiệm vụ của bước này là: (i) Trình bày mục tiêu và nội dung cần tiến hành ở địa phương cho toàn bộ đợt đánh giá; (ii) Phương pháp thực hiện và dự kiến thành lập nhóm đối tác tham gia đánh giá.

Hoạ động 2: Thành l p hóm đối tác và t p huấ cho hóm đối tác

Yêu cầu nhóm đối tác cần:

- Có đại diện của các ban ngành đoàn thể cũng như cán bộ địa phương, vấn đề giới cũng cần được quan tâm trong thành phần nhóm đối tác. Thành phần sản xuất nông nghiệp cần được tập trung và đại diện cho những vùng khác nhau trong xã;

- Thành viên của nhóm đối tác cần am hiểu điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán, trình độ dân trí của địa phương, nắm vững tình hình sản xuất nông nghiệp của địa phương, có uy tín và kinh nghiệm về quản lý tại địa phương, nhiệt tình trong công việc và có khả năng trình bày.

Nội dung tập huấn cho nhóm đối tác:

- Cung cấp các kiến thức, khái niệm cơ bản về biến đổi khí hậu, tác động của biến đổi khí hậu (Trình bày bằng Power Point);

- Trình bày những tác động chính của biến đổi khí hậu sẽ xảy ra tại địa phương theo kịch bản đã công bố và các lĩnh vực chịu tác động;

- Thảo luận phương pháp thu thập số liệu để thu thập thông tin, số liệu cần thiết;

- Nhóm đối tác cùng tham gia thảo luận với các hộ gia đình, hoặc nhóm nông dân.

Hoạ động 3: Thu th p tài liệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc thu thập tài liệu của bước này phục vụ cho đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương ở cấp cộng đồng (cấp xã) và đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương cho một huyện, tỉnh hoặc một vùng đã được xác định trong đề cương đánh giá.

Các tài liệu cần được thu thập tương tự như ở bước 1 nhưng cụ thể hơn và chi tiết cho vùng nghiên cứu đánh giá điển hình, bao gồm:

- Thu thập thông tin cơ bản của vùng nghiên cứu cũng như các tài liệu liên quan đến nông nghiệp, quản lý tài nguyên nước và quản lý rủi ro thiên tai; - Các số liệu khí tượng thủy văn và số liệu thống kê về thiên tai và các thiệt

hại;

- Các nghiên cứu, kế hoạch, chương trình hành động liên quan đến biến đổi khí hậu và các tác động tại vùng nghiên cứu;

- Các dự án, chương trình phát triển quan trọng đã/đang/sẽ thực hiện trên địa bàn vùng, đặc biệt là các dự án bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu;

- Quy hoạch về sử dụng đất, phát triển kinh tế xã hội; Áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất; Kế hoạch đào tạo về khoa học công nghệ; Ngân sách khôi phục nông nghiệp sau thiên tai; Bảo hiểm khí hậu cho nông nghiệp; Đào tạo năng lực...

Hoạ động 4: Thảo lu cù g hóm đối tác và g ời dân

Nội dung thảo luận các chủ đề sau:

Thảo lu n 1: Xây dự g sơ đồ của địa ph ơ g

Kết quả cần đạt:

- Có được một sơ đồ của xã (Bảng A0-1);

Thảo lu n 2: Thực trạ g hiê ai gâ a o g 1 ăm gầ đâ

Kết quả cần đạt:

- Có được bảng kết quả về thực trạng thiên tai gây ra trong 10 năm gần đây (Bảng A0-2);

- Bản đồ đánh dấu khu vực bị ảnh hưởng.

Thảo lu n 3: Các biện pháp phòng chố g hiê ai đ ợc áp dụng trong những ăm q a

Kết quả cần đạt:

- Bảng kết quả về các biện pháp phòng chống thiên tai (Bảng A0-3)

Thảo lu 4: T c động của biế đổi khí h o g ơ g ai

Trước khi thảo luận, trưởng nhóm trình bày biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu dự đoán sẽ xẩy ra trong tỉnh hoặc vùng.

Câu hỏi để thảo luận:

- Sau khi nghe trình bày về biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai, theo các bác sẽ có những loại hình (thiên tai) nào sẽ gây tác động đến địa phương?

- Đối tượng nào, khu vực nào bị ảnh hưởng ( gợi ý thêm sau có các ý kiến phát biểu: Tài nguyên nước và nhu cầu cho nông nhiệp và nước sinh hoạt; Đất đai và phân bố cơ cấu cây trồng, mùa vụ; Năng xuất sản lượng cây trồng và an ninh lương thực; Sinh kế nông thôn.v.v ); Về mặt xã hội có bị ảnh hưởng không? ảnh hưởng như thề nào? Môi trường có bị ảnh hưởng không và ảnh hưởng như thế nào?

- Dự đoán mức độ ảnh hưởng? Kết quả cần đạt:

- Có được bảng kết quả về tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai (Bảng A0-4);

- Bản đồ đánh dấu khu vực bị tác động của biến đổi khí hậu.

Thảo lu n 5: Tìm vùng, vấ đề xã hội môi ờng dễ bị ả h h ởng nhất do biến đổi khí h u

Kết quả cần đạt:

- Có được Bảng kết quả về tính dễ bị ảnh hưởng (Bảng A0-5); - Bản đồ đánh dấu khu vực bị tác động của BĐKH. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thảo lu 6: Nă g ực ứng phó

Kết quả cần đạt:

- Có được bảng về năng lực ứng phó (Bảng A0-6); - Bản đồ đánh dấu khu vực bị tác động của BĐKH.

2.2.3. Bước 3: Xác định các yếu tố của tình trạng dễ bị tổn thương

Nội dung của bước 3 là xác định các yếu tố của tình trạng dễ bị tổn thương theo khái niệm của IPCC (2001) tức là xác định mức độ tiếp xúc (E), mức độ nhạy cảm (S) và khả năng thích ứng (AC) phục vụ cho việc xây dựng chỉ số tình trạng dễ bị tổn thương của bước 4.

Chỉ số dễ bị tổn thương được xây dựng dựa trên khái niệm của IPCC bao gồm ba biến chỉ số chính: mức độ tiếp xúc (E), độ nhạy cảm (S) và khả năng thích ứng (AC). Đối với từng biến chỉ số chính E, S và AC thì có các biến chỉ số phụ E1 ÷ En, S1 ÷ Sn, AC1 ÷ ACn. Đối với từng biến chỉ số phụ lại có thể có các biến thành

phần con tương ứng E11 ÷ E1n, En1 ÷ Enn, S11 ÷ S1n, , Sn1 ÷ Snn, và AC11 ÷ AC1n, ACn1 ÷ ACnn. Vấn đề cần lưu ý là xác định được tối đa số lượng các biến thành phần

cũng như các biến phụ để cuối cùng xác định biến chính.

Do việc xác định các yếu tố dễ bị tổn thương phục vụ cho việc tính toán chỉ số tình trạng dễ bị tổn thương và cũng là cung cấp đầu vào cho phần mềm hỗ trợ đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu (CVASS) do đó việc lựa

chọn các chỉ số phụ và chỉ số thành phần con cũng như bảng thu thập số liệu cho các yếu tố này sẽ được chi tiết trong phần cơ sở khoa học và thuật toán xây dựng

phần mềm hỗ trợ đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương ở bên dưới.

Kết quả của bước 3 là các bảng kết quả thu thập số liệu cho chỉ số phụ và chỉ số thành phần con tương ứng.

2.2.4. Bước 4: Xây dựng chỉ số tình trạng dễ bị tổn thương

2.2.4.1. X c đị h chỉ số ì h ạ g dễ bị ổ h ơ g

Chi tiết việc xác định chỉ số tình trạng dễ bị tổn thương sẽ được đề cập tại phần cơ sở khoa học và thuật toán xây dựng phần mềm hỗ trợ đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương.

2.2.4.2. Xâ dự g bả đồ dễ bị ổ h ơ g

Sau khi có kết quả tính toán các biến chính cũng như chỉ số tình trạng dễ bị tổn thương, sử dụng phần mềm hỗ trợ đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương (CVASS) để xây dựng bản đồ tình trạng dễ bị tổn thương (Chi tiết việc xây dựng phần mềm sẽ đ ợc đề c p ở phần sau). Các kết quả này sẽ là cơ sở hỗ trợ cho việc đánh giá cũng như đề xuất các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và tình trạng dễ bị tổn thương ở bước 5.

2.2.5. Bước 5: Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương

Nhiệm vụ của đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương ở đây là phải xác định xem tỉnh nào trong vùng, huyện nào trong tỉnh và xã nào trong huyện có tình trạng dễ bị tổn thương là cao nhất, từ đó đề xuất được kế hoạch ứng phó thích hợp.

Đ h gi ì h ạng dễ bị tổ h ơ g cho một vùng, gồm:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp. Áp dụng thí điểm cho một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng (FULL TEXT) (Trang 64)